Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 25/05/2023

Sau sinh ra chất nhầy màu trắng: Bệnh lý hay hiện tượng sinh lý bình thường?

Sau sinh ra chất nhầy màu trắng: Bệnh lý hay hiện tượng sinh lý bình thường?
Sau sinh ra chất nhầy màu trắng rất thường gặp ở mẹ bỉm. Hiện tượng này có phải bệnh hậu sản nguy hiểm không? Mẹ xem ngay nhé!

Tình trạng tiết chất nhầy màu trắng gây ra nhiều phiền phức trong sinh hoạt hàng ngày của mẹ sau sinh. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Làm sao để hạn chế và phòng ngừa tình trạng này. Mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây của MarryBaby nhé.

Sau sinh ra chất nhầy màu trắng là thế nào?

Sau sinh ra chất nhầy màu trắng là tình trạng ra nhiều huyết trắng. Đây là dịch tiết âm đạo của phụ nữ có màu trắng trong như lòng trắng trứng. Nhiệm vụ của chất nhầy màu trắng là:

Tuy vậy, huyết trắng sau sinh tiết nhiều kèm mùi hôi, màu sắc bất thường có thể là dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín (bệnh huyết trắng).

Sau sinh ra chất nhầy màu trắng là thế nào?

Vì sao sau sinh ra chất nhầy màu trắng?

Sau sinh ra chất nhầy màu trắng thường do các nguyên nhân sau:

1. Sau sinh ra chất nhầy màu trắng do thay đổi nội tiết

  • Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hormone estrogen và progesterone. Tuy nhiên, sau khi sinh em bé, nồng độ estrogen và progesterone bị sụt giảm nghiêm trọng, nồng độ prolactin (kích thích sản xuất sữa)oxytocin (tăng phản xạ tống sữa) tăng nhanh trong thời kỳ hậu sản.
  • Vì sự sụt giảm đột ngột của các hormone trên, nội tiết của mẹ vẫn chưa ổn định. Bên cạnh đó, âm đạo cũng chịu nhiều tổn thương trong quá trình vượt cạn gây ra các hiện tượng khí hư ra nhiều.
  • Ngoài gây tình trạng sau sinh ra chất nhầy màu trắng, thay đổi nội tiết còn khiến tâm lý và cảm xúc của mẹ thay đổi.
  • 2. Sau sinh ra chất nhầy màu trắng do vi khuẩn, nấm xâm nhập

    Trong quá trình sinh nở, đặc biệt là sinh thường, vùng âm đạo của mẹ rất dễ bị tổn thương. Từ đó, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm Candida xâm nhập vào âm đạo, gây viêm nhiễm.

    3. Sau sinh ra chất nhầy màu trắng do vệ sinh vùng kín sai cách

    Bên cạnh đó, việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc thụt rửa âm đạo mạnh, thường xuyên sẽ làm cho âm đạo bị tổn thương, mất cân bằng độ pH, làm huyết trắng ra nhiều.

    Sau sinh ra chất nhầy màu trắng do vệ sinh vùng kín sai cách

    4. Sản dịch

    • Sau sinh ra chất nhầy màu trắng có thể là sản dịch. Sản dịch là dịch của âm đạo đào thải sau sinh gồm có: máu, các mô niêm mạc còn sót lại trong tử cung. Thông thường, mẹ sinh mổ sẽ có ít sản dịch hơn mẹ sinh thường.
    • Ngày đầu sau sinh, sản dịch có màu đỏ tươi. Sau khoảng 4 – 10 ngày, màu sản dịch sẽ sáng dần, có màu hồng hoặc hơi nâu. Sau 10 – 14 ngày, sản dịch sẽ trông giống chất nhầy chảy nước và có màu trắng hoặc vàng. Lúc này, thành phần cơ bản trong sản dịch là bạch cầu và mô niêm mạc của tử cung.

    >>Mẹ có thể quan tâm: Dấu hiệu viêm âm đạo là gì? Cách chữa viêm âm đạo

    Sau sinh ra chất nhầy màu trắng có nguy hiểm không?

    Sau khi biết ra chất nhầy màu trắng là gì rồi, mẹ hẳn sẽ tò mò sau sinh ra chất nhầy màu trắng có nguy hiểm không. Trước tiên, mẹ cần phân biệt được chất nhầy màu trắng (huyết trắng) sinh lý và bệnh lý.

    • Huyết trắng sau sinh sinh lý sẽ có đặc điểm: không mùi, màu trắng trong, lúc rụng trứng thường có lượng nhiều, trước hành kinh lượng ít hơn, đặc và đục hơn, không gây ngứa gây khó chịu.
    • Huyết trắng sau sinh bệnh lý sẽ có đặc điểm: có mùi hôi, lượng nhiều, màu trắng đặc, vón thành bợn như sữa chua.
    Như vậy, sau sinh ra chất nhầy màu trắng không quá nguy hiểm cho mẹ nếu đó là hiện tượng sinh lý như mô tả. Ngược lại, mẹ nên khám ngay nếu mẹ rơi vào trường hợp sau sinh ra chất nhầy màu trắng, có mùi hôi, lượng nhiều và đặc. Bác sĩ sẽ khám và có thể cho mẹ soi nhuộm huyết trắng. Nguyên nhân của tình trạng nguy hiểm này có thể do viêm lộ tuyến cổ tử cung.

    >>Mẹ có thể quan tâm: Hết sản dịch lại ra máu tươi – Mẹ có cần lo lắng?

    Phòng ngừa và xử lý tình trạng sau sinh ra chất nhầy màu trắng

    Phòng ngừa và xử lý tình trạng sau sinh ra chất nhầy màu trắng

    Sau sinh ra chất nhầy màu trắng tuy là bệnh lý phụ khoa thường gặp và không quá nguy hiểm, nhưng sẽ khiến mẹ bỉm sinh hoạt khó khăn hơn. Bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh và xử lý nếu mẹ thực hiện theo những cách sau:

    Dùng cây thuốc nam trị huyết trắng sau sinh được không?

    Bên cạnh đi khám và uống thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ, không ít mẹ băn khoăn có nên dùng cây thuốc nam để cải thiện tình trạng sau sinh ra chất nhầy màu trắng không. Câu trả lời là hoàn toàn được vì các lá cây đều chiết xuất tự nhiên, lành tính. Mẹ có thể tham khảo các cây thuốc nam trị huyết trắng do bác sĩ khuyến nghị dưới đây:

    Cây trinh nữ hoàng cung

    Cây này chứa chất lycorin, giúp ức chế sự phát triển của virus gây bệnh, qua đó làm ngừng sự phát triển của chúng.

    • Cây lá lốt

    Theo Đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm nồng và tính ấm. Lá lốt thường được dùng để trị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn đầy hơi và bệnh huyết trắng sau sinh.

    Cây lá lốt hỗ trợ chữa chất nhầy ra dịch màu trắng sau sinh

    • Lá trầu không

    Lá trầu không giúp ngăn ngừa mùi hôi, làm khô thoáng vùng kín. Do đó, dùng lá này để điều trị bệnh huyết trắng sau sinh rất phù hợp.

    Ngải cứu

    Cây ngải cứu có tác dụng chống viêm và sát khuẩn rất cao, thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa vùng kín, đặc biệt là bệnh huyết trắng.

    • Lá diếp cá

    Y học hiện đại đã chỉ ra, rau diếp cá có tính kháng khuẩn mạnh mẽ và ức chế nhiều loại vi khuẩn như phế cầu khuẩn, tụ khuẩn vàng, liên cầu khuẩn… Ngoài ra, nó còn có khả năng nó còn diệt ký sinh trùng và nấm nên thường được dùng trong các bài thuốc điều trị bệnh phụ khoa rất tốt và an toàn, đặc biệt là bệnh huyết trắng.

    Mẹ lưu ý khi dùng cây thuốc nam trị huyết trăng sau sinh

    • Cách điều trị này sẽ không có kết quả nhanh chóng nên mẹ hãy kiên nhẫn.
    • Trước khi dùng cây thuốc nam, mẹ phải sơ chế kỹ để loại bỏ vi khuẩn tránh vi khuẩn xâm nhập làm bệnh nặng hơn.
    • Mẹ không nên xông quá lâu hoặc thụt quá sâu bên trong âm đạo vì sẽ khiến bệnh viêm nhiễm trầm trọng hơn.
    • Độ hiệu quả còn tùy vào cơ địa và mức độ bệnh lý của mẹ. Tốt nhất, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn khi điều trị bằng cách này.

    Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về băn khoăn sau sinh ra chất nhầy màu trắng. Hy vọng những thông tin trên đã gỡ rối nỗi lo của mẹ và giúp mẹ chóng hồi phục sau sinh.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Postpartum care: What to expect after a vaginal birth

    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/postpartum-care/art-20047233

    Truy cập ngày 10/11/2022

    2. Pregnancy: Physical changes after delivery

    https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9682-pregnancy-physical-changes-after-delivery

    Truy cập ngày 10/11/2022

    3. Vaginal delivery – discharge

    https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000628.htm

    Truy cập ngày 10/11/2022

    4. Lochia

    https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/22485-lochia

    Truy cập ngày 10/11/2022

    5. Vaginal delivery: how does early hospital discharge affect mother and child outcomes? A systematic literature review

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5588709/

    Truy cập ngày 10/11/2022

    x