Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi lựa chọn sinh mổ, điều làm các sản phụ lo lắng nhất chính là sinh mổ bao lâu thì lành. Nếu biết được điều này, các sản phụ có thể chăm sóc vết mổ tốt hơn, từ đó có thể lên kế hoạch phù hợp và sớm hồi phục sau khi sinh.
Trước khi tìm hiểu sinh mổ bao lâu thì lành, mẹ cần hiểu về vết mổ sau sinh. Vết mổ đẻ thường có vết rạch dọc hoặc ngang. Khi thực hiện mổ đẻ, bác sĩ sẽ tạo 2 vết rạch gồm: 1 vết đi qua phần bụng dưới (cách lông mu 2 – 5cm) và 1 vết rạch thông qua tử cung.
Sinh mổ bao lâu vết thương lành có lẽ là câu hỏi mà hầu hết mẹ bỉm đều quan tâm. Tùy thuộc vào vết mổ, cơ địa người phụ nữ và cách chăm sóc mà thời gian lành vết mổ ở mỗi người cũng sẽ khác nhau.
Nếu muốn vết thương mổ lành hẳn có lẽ phải mất khoảng 3 tháng. Vậy sinh mổ bao lâu thì hết đau? Sau khoảng 3 tháng, cảm giác đau và ngứa xung quanh vết mổ sẽ không còn nữa. Mẹ cũng không còn lo lắng về tình trạng căng da và bục vết thương. Tuy nhiên, đối với những sản phụ có cơ địa kém sẽ có giảm giác đau kéo dài đến 6 tháng, thậm chí 1,5 năm.
>>Xem thêm: Sẹo sinh mổ và bí quyết giúp nhanh lành sẹo hiệu quả!
Bên cạnh vết mổ thì việc ra sản dịch sau sinh cũng là điều được rất nhiều mẹ quan tâm. Vậy sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch? Thường thì trong vòng 20 ngày sản dịch sẽ ra hết. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp kéo dài đến 45 ngày.
Việc ra sản dịch trong giai đoạn hậu sản là điều hết sức bình thường đối với sản phụ sau sinh nên các mẹ đùng quá lo lắng. Tùy theo sức khỏe của mỗi người, mức độ ra sản dịch sau sinh cũng sẽ khác nhau. Có người ra nhiều, có người ra ít, có người dài ngày và cũng có người vài ngày là hết.
Sinh mổ bao lâu thì lành đã rõ. Vậy để vết mổ sau sinh mau lành và hết đau, mẹ nên lưu ý những cách sau đây:
Đối với việc vệ sinh vết mổ, mẹ nên nằm nghiêng để tránh những cơn đau do co thắt tử cung. Mẹ nên dùng khăn ấm thấm nước muối loãng nhẹ chườm lên vết mổ để vệ sinh, tránh nhiễm trùng. Tốt nhất, mẹ nên thay băng gạc mỗi ngày để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ.
Sau sinh 2 ngày, mẹ chỉ nên ăn cháo, súp hoặc trái cây. Sau đó, mẹ cần phải ăn uống đủ bữa và đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như protein, vitamin C và chất sắt để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và có sữa cho con bú.
Một trong những thức ăn cần được bổ sung cho câu hỏi sau khi sinh mổ nên ăn gì chính là rau củ cũng như các loại trái cây tươi. Điều này cũng giúp mẹ ngăn ngừa táo bón sau sinh.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian ông bà để lại, mẹ nên kiêng những loại thực phẩm như: rau muống, hải sản, đồ ăn nhiều gia vị cay nồng, đồ nếp…
>>Xem thêm: Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh đang cho con bú
Sau khi rút ống xông, mẹ nên tích cực vận động nhẹ nhàng để cơ thể mau phục hồi. Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý đến cường độ vận động để tránh bị chóng mặt, choáng váng và chảy máu vết mổ. Tốt nhất, mẹ nên hỏi bác sĩ xem khi nào nên vận động để đảm bảo an toàn.
Sinh mổ bao lâu thì lành? Mẹ muốn mau lành cần phải lưu ý điều này. Nếu mắc đi vệ sinh, mẹ nên đi liền chứ không nên nhịn vì điều này có thể gây ảnh hưởng tới vết mổ.
Mẹ nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh cọ xát vào vết mổ. Đồng thời, mẹ cũng không nên gây áp lực lên vết mổ bằng cách đeo đai bụng để giảm vòng eo sau sinh.
Sinh mổ bao lâu thì lành? Mẹ muốn lành nhanh thì cần tránh quan hệ tình dục trong 6 tuần đầu tiên sau mổ hoặc lâu hơn để tránh làm tổn thương vết mổ.
Khi vết mổ đẻ chưa lành, những triệu chứng bất thường như sốt, nhức đầu và buồn nôn rất đáng lưu tâm vì đây là những dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ.
Vết mổ đẻ có thể gây đau đớn cho mẹ, tuy nhiên, mẹ không được tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn cho con bú, thuốc có thể truyền sang con qua sữa mẹ, gây nguy hiểm cho bé.
Những thông tin vừa rồi cũng phần nào giải đáp những thắc mắc của các mẹ bầu như vết sinh mổ bao lâu thì lành, vết mổ sau sinh bao lâu thì hết đau. Hy vọng, mẹ đã yên tâm hơn trong quá trình vượt cạn, chăm sóc thật tốt cho sức khỏe bản thân và bé yêu của mình.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. C-Section Recovery Timeline and Aftercare
https://health.clevelandclinic.org/c-section-recovery/
Truy cập ngày 09/12/2022
2. Bleeding after birth: 10 things you need to know
Truy cập ngày 09/12/2022
3. ACOG Redesigns Postpartum Care
https://www.acog.org/news/news-releases/2018/04/acog-redesigns-postpartum-care
Truy cập ngày 09/12/2022
4. Cesarean Sections (C-Sections)
https://kidshealth.org/en/parents/c-sections.html
Truy cập ngày 09/12/2022
5. Cesarean Birth
https://www.acog.org/womens-health/faqs/cesarean-birth
Truy cập ngày 09/12/2022