Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 23/08/2023

Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành? Mách mẹ dấu hiệu vết mổ bất thường và cách xử trí

Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành? Mách mẹ dấu hiệu vết mổ bất thường và cách xử trí
Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành là trăn trở của nhiều mẹ khi chọn phương thức sinh mổ. Bên cạnh "vết mổ sau sinh bao lâu thì lành", các lưu ý khi chăm sóc vết mổ, cách xử trí khi vết mổ bên trong cũng là điều được mẹ bỉm quan tâm.

Sinh mổ thường được áp dụng cho mẹ có sức khỏe yếu hoặc thai nhi không thể ra ngoài bằng đường sinh tự nhiên. Vậy sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành? Các dấu hiệu bất thường của vết mổ và chăm sóc như thế nào để mẹ mau hồi phục? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của MarryBaby nhé.

Nguyên nhân khiến vết mổ sau sinh lâu lành

Một số nguyên nhân khiến vết rạch sau sinh của mẹ bị hở, làm vết thương bên trong lâu lành, chẳng hạn như:

  • Chịu nhiều căng thẳng và áp lực

  • Việc tạo nhiều áp lực lên bụng có thể khiến vết khâu bị lỏng hoặc rách. Do đó, mẹ không nên cố gắng leo cầu thang hoặc tập thể dục quá sớm mà chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

    Khả năng chữa lành kém

    Điều này có thể do di truyền hoặc do các bệnh lý tiềm ẩn khiến tiến trình hồi phục của mẹ kéo dài hơn như: bệnh tiểu đường, béo phì…

    • Bị hoại tử

    Trong một số trường hợp, các tế bào da ở rìa vết rạch có thể chết đi do không nhận đủ oxy và dinh dưỡng. Tình trạng này được gọi là hoại tử. Các tế bào da chết không thể phát triển và liên kết với nhau để chữa lành vết thương, dẫn đến vết mổ sinh mổ bị hở. Chưa biết sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành, nhưng nếu bị hoại tử, vết thương bên trong sẽ khó lành hơn.

    • Bị nhiễm trùng

    Chưa biết vết mổ sau sinh bao lâu thì lành, nhưng nếu mẹ để vết mổ bị nhiễm trùng, cơ thể mẹ phải chống lại vi trùng nên việc chữa lành vết thương không thể diễn ra đồng thời được.

    Nguyên nhân khiến vết mổ sau sinh lâu lành

    Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành?

    Nếu mẹ sinh thường, mẹ chỉ cần ở lại viện 1 ngày sau khi sinh. Đối với mẹ sinh mổ, thời gian này sẽ lâu hơn (khoảng 3-4 ngày) để nằm viện, chăm sóc và theo dõi vết mổ sau sinh. Vậy sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành?

    Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành hẳn còn phụ thuộc vào khả năng hồi phục của mỗi mẹ, cách chăm sóc vết mổ, chế độ dinh dưỡng và sinh soạt sau sinh.

    Nhìn chung vết khâu sau mổ sẽ lành lại, kèm một đường hơi gồ và nhô lên sau 7 ngày. Vết mổ sẽ dần hình thành vết sẹo khoảng 2-3 tuần sau đó. Lúc này, khi chạm vào vết mổ, mẹ sẽ thấy đau nhói.

    Khoảng 3 tháng sau ngày sinh mổ, vết thương ở bên ngoài bụng mới có thể được xem như đã liền lại hoàn toàn. Lúc này, mẹ sẽ không còn cảm giác đau hay ngứa quanh miệng vết mổ nữa. Tuy nhiên, mẹ lưu ý trong một số trường hợp, cơn đau vẫn có thể kéo dài dai dẳng từ 6 tháng đến hơn 1 năm.

    Đối với vết mổ bên trong, vì phải trải qua nhiều lớp cắt mới có thể lấy được bào thai khỏi bụng mẹ, nên thời gian lành vết mổ bên trong không thể cho con số chính xác được. Thời gian có thể lên tới 2 năm, thậm chí hơn. Sự phục hồi còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến sự chăm sóc vết mổ của mẹ.

    Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành?

    >>Xem thêm: Vết mổ sau sinh bị đau nhói – Giải mã lí do bất thường của cơn đau nhói!

    Làm gì để vết thương bên trong mau lành?

    Băn khoăn sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành đã rõ. Vậy mẹ nên làm gì để vết thương bên trong mau lành?

    1. Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành? Muốn mau lành, mẹ phải đảm bảo chế độ ăn

    • Để tránh dạ dày hoạt động mạnh, gây áp lực lên bụng, mẹ không nên ăn những thực phẩm khó tiêu hóa như cơm, phở, đồ chiên… mà chỉ nên uống nước, ăn cháo loãng cho đến khi xì hơi được.
    • Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều đạm, canxi, uống đủ nước để có nhiều sữa cho con bú, đồng thời giúp da dẻ căng mịn.
    • Ngoài ra, mẹ nên bổ sung vitamin A, B,C để giảm tình trạng viêm nhiễm vết mổ.
    • Mẹ ăn các thực phẩm giàu vitamin K và các yếu tố vi lượng sẽ giúp tạo máu và nhanh lành vết thương.
    • Mẹ lưu ý tránh các loại thực phẩm gây dị ứng và gây sẹo lồi như rau muống, lòng đỏ trứng, đồ nếp.

    >>Xem thêm: Đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá? Không phải kiêng tới 3 tháng đâu mẹ ơi!

    2. Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành? Muốn lành mẹ phải nghỉ ngơi nhiều hơn

    Mẹ sau sinh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Khi nằm nghỉ, mẹ chú ý nằm nghiêng sang một bên để tránh các cơn đau do co thắt tử cung. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên nằm hoài một chỗ trong thời gian dài mà vẫn nên dậy đi lại nhẹ nhàng để tránh tình trạng bị dính ruột.

    Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành? Muốn lành mẹ phải nghỉ ngơi nhiều hơn

    3. Chăm sóc vết mổ

    Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành? Muốn vết mổ mau lành, khâu chăm sóc vết thương vô cùng quan trọng. Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vết sẹo bằng dung dịch betadine và thay băng mỗi ngày để tránh bị nhiễm trùng. Vết mổ đẻ bên trong bao lâu thì lành? Để vết mổ lành trong thời gian lý tưởng (3-6 tháng), mẹ lưu ý sau 3 ngày kể từ lúc mổ, mẹ có thể để vết mổ đẻ thoáng, giúp vết mổ khô tự nhiên, từ đó, mau lành hơn.

    Khi vệ sinh vết mổ, mẹ chú ý thoa kem hay thuốc bằng cách dùng bông tăm để bôi lên vùng da vết mổ thay vì dùng tay.

    Dấu hiệu vết mổ bên trong bất thường

    Bên cạnh băn khoăn sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành, nhiều mẹ cũng tò mò về dấu hiệu vết mổ bên trong bất thường. Vết mổ có dấu hiệu bất thường khi:

    • Vết mổ đẻ bị đau tức, sưng đỏ, tụ dịch máu, dịch mủ
    • Vết mổ đẻ bị hở, lộ phần thịt bên trong hoặc kèm theo cơn sốt cao 38.5℃ – 40℃
    • Vết đẻ mổ bị sưng tấy, nóng
    • Vùng bụng và vùng xung quanh vết mổ bị cương, gây đau
    • Sản dịch sau sinh có mùi hôi
    • Mủ và dịch tiết từ vết mổ có mùi hôi

    Cần làm gì khi có dấu hiệu bất thường?

    1. Xử lý tại nhà

    • Mẹ hãy dùng băng vô trùng để bảo vệ vết mổ trong 24 – 48 giờ sau phẫu thuật và tránh để băng bị ướt.
    • Mẹ hãy sử dụng gạc ẩm vô trùng để che phủ vết mổ bị hở. Ngoài ra, mẹ phải rửa tay sạch sẽ trước và sau khi thay băng.
    • Không chỉ có mẹ, các thành viên khác trong gia đình cũng cần hiểu về cách chăm sóc vết thương và cách nhận biết dấu hiệu bất thường của vết mổ.
    • Đảm bảo chế độ ăn đủ chất dinh dưỡngsinh hoạt điều độ nêu trên để cơ thể mau hồi phục.

    2. Điều trị y tế

    Nếu gặp những dấu hiệu vết mổ bất thường, nhiễm trùng, mẹ nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa phụ sản ngay để được điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

    Trên đây là giải đáp của MarryBaby cho băn khoăn sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành. Hy vọng mẹ đã nắm được vết mổ đẻ bao lâu thì lành, những dấu hiệu vết mổ bất thường và cách xử trí phù hợp. Chúc mẹ mau hồi phục!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. C-Section Recovery Timeline and Aftercare

    https://health.clevelandclinic.org/c-section-recovery/

    Truy cập ngày 09/12/2022

    2. Bleeding after birth: 10 things you need to know

    https://www.nct.org.uk/life-parent/your-body-after-birth/bleeding-after-birth-10-things-you-need-know

    Truy cập ngày 09/12/2022

    3. ACOG Redesigns Postpartum Care

    https://www.acog.org/news/news-releases/2018/04/acog-redesigns-postpartum-care

    Truy cập ngày 09/12/2022

    4. Cesarean Sections (C-Sections)

    https://kidshealth.org/en/parents/c-sections.html

    Truy cập ngày 09/12/2022

    5. Cesarean Birth

    https://www.acog.org/womens-health/faqs/cesarean-birth

    Truy cập ngày 09/12/2022

    x