Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/09/2020

Giải đáp thắc mắc mẹ sau sinh mổ có được uống sữa đậu nành

Giải đáp thắc mắc mẹ sau sinh mổ có được uống sữa đậu nành
Mẹ sau sinh mổ cần một chế độ ăn nóng để cơ thể nhanh chóng hồi phục và có sữa cho con bú. Vậy sinh mổ có được uống sữa đậu nành hàng ngày không? MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Để biết sau sinh mổ có được uống sữa đậu nành, bạn hãy đọc những lợi ích của sữa đậu nành trước nhé!

Lợi ích của sữa đậu nành đối với mẹ sau sinh

Giải đáp thắc mắc mẹ sau sinh mổ có được uống sữa đậu nành
Uống sữa đậu nành liệu có tốt cho mẹ?

Tốt cho tim mạch: Đậu nành giúp tăng cường hàm lượng cholesterol tốt cho cơ thể và ngăn ngừa các rối loạn tim mạch. Sữa đậu nành giàu vitamin, khoáng chất và chất béo không bão hòa đa cũng như protein thực vật tốt cho sức khỏe tim. Protein còn giúp tái tạo mô, giúp vết thương do sinh mổ mau lành.

Chữa các vấn đề về da: Mẹ sau sinh nổi mụn do thức khuya chăm con, do rối loạn hormone thì sữa đậu nành có tác dụng giảm tình trạng tăng sắc tố. Tình trạng này vốn dĩ khiến da tối màu. Các hợp chất trong sữa đậu nành còn có tác dụng chống lão hóa. Hợp chất isoflavone có tác dụng gần giống estrogen, giúp chị em có làn da mịn màng và giảm khô hạn sau sinh.

Giúp mọc tóc: Sữa đậu nành kết hợp với một chế độ ăn giàu protein sẽ cải thiện tình trạng rụng tóc ở mẹ sau sinh, kích thích tóc mọc xanh mướt, không còn gãy rụng.

Giúp răng, xương chắc khỏe: Sữa đậu nành giàu canxi, giúp gia cố liên kết xương, ngăn ngừa tình trạng gãy xương, bổ sung lượng canxi thất thoát do mang thai và sinh con.

Nhanh hồi phục sau khi tập thể dục: Một số mẹ thường tranh thủ thời gian tập thể dục để nhanh lại dáng sau sinh. Để tránh mỏi mệt quá độ, bạn hãy bổ sung sữa đậu nành. Trong sữa có hợp chất riboflavin giúp bù đắp năng lượng hao hụt.

Chống trầm cảm: Sữa đậu nành có thể cải thiện tâm trạng của mẹ sau sinh. Nó chứa vitamin B6 và các vitamin nhóm B tốt cho thần kinh. Magie trong sữa đậu nành cũng hỗ trợ giải phóng hormone serotonin, giúp mẹ vui vẻ và hăng hái hơn.

Mẹ sau sinh mổ có được uống sữa đậu nành?

Sữa đậu nành
Sữa đậu nành chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Khi cho con bú, mẹ cần nạp vào cơ thể thêm 300-500 calo cùng 71g protein mỗi ngày. Lượng calo và protein tăng thêm giúp trẻ bú mẹ phát triển. Protein cũng rất cần thiết để mẹ tiếp nhận amino axit cần thiết cho sự phát triển của bé và mẹ không bị mất amino axit từ cơ bắp của chính mình.

Sữa đậu nành là nguồn cung protein rất tốt, nhưng một số trẻ sơ sinh có thể dị ứng với đậu nành. Nếu bị dị ứng, trẻ sẽ quấy khóc sau khi bú mẹ hoặc nổi mẩn ngứa, tiêu chảy hoặc nôn ói. Ngoài lý do này ra thì không có lý do gì mà mẹ lại không thể uống sữa đậu nành sau sinh mổ cả.

Những điều mẹ cần lưu ý khi uống sữa đậu nành

Sữa đậu nành tốt cho cả mẹ lẫn con
Sữa đậu nành tốt cho cả mẹ lẫn con
  • Đậu nành thiên về tính hàn nên mỗi ngày mẹ chỉ nên uống 500ml chia làm 2 bữa để tránh bị lạnh bụng. Đồng thời nên uống sữa lúc nóng. Bổ sung thêm sữa bò, sữa đặc để có đủ nguồn dinh dưỡng cho con bú.
  • Không uống sữa khi bụng đói, vì protein trong sữa sẽ bị tiêu hao thành nhiệt lượng, không còn tác dụng bồi bổ cơ thể.
  • Không nên uống sữa đậu nành với trứng vì trypsin trong sữa khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ bị mất giá trị dinh dưỡng.

Mẹ sau sinh mổ nên ăn gì để có sữa cho con?

Chế độ ăn đầy đủ và hợp lý sẽ giúp vết mổ ở bụng và trong tử cung mau hồi phục, đồng thời mẹ sẽ có nhiều sữa cho con bú dù phải thức khuya dậy sớm. Chế độ ăn này cần 5 nguồn dưỡng chất thiết yếu là protein, khoáng chất, canxi, chất xơ và sắt.

♦ Protein, khoáng chất và thực phẩm giàu canxi

Protein giúp hình thành các tế bào mô mới, hỗ trợ quá trình liền nhanh vết mổ và tăng sức khỏe cơ bắp. Canxi giúp xương răng chắc khỏe, cơ bắp mềm dẻo, hỗ trợ đông máu và ngăn ngừa loãng xương. Khi mẹ cho con bú, 250-350mg canxi sẽ được chuyển cho con.

Sữa, sữa chua, phô mai, các loại đậu là nguồn protein và vitamin hoàn hảo. Hạt mè rất giàu chất sắt, đồng, canxi, phốt pho và magie, tốt cho cả mẹ lẫn con.

Ăn cơm nóng với hạt mè giúp mẹ có thêm nhiều sữa cho con. Ảnh minh họa: atmykitchentable

♦ Thực phẩm giàu protein

Thực phẩm giàu protein
Thực phẩm giàu protein

Vitamin giàu các chất chống oxy hóa, đẩy mạnh quá trình hàn gắn mô đồng thời hỗ trợ quá trình sản xuất collagen trong cơ thể, giúp hình thành tế bào da mới.

Các loại rau như bông cải xanh, rau dền là nguồn giàu vitamin A và C, canxi và sắt. Cam, đu đủ, dưa hấu, dâu tây, nho và khoai lang rất giàu vitamin C, giúp chống lại tình trạng viêm nhiễm và củng cố hệ miễn dịch.

♦ Thực phẩm giàu chất xơ

Tình trạng táo bón có thể làm chậm quá trình hồi phục do đặt thêm áp lực lên vết mổ, do đó chất xơ là nguồn dưỡng chất thiết yếu giúp tiêu diệt táo bón, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động hiệu quả.

Trái cây và rau tươi sẽ giúp đẩy lùi táo bón. Đậu lăng và cây họ đậu cũng giàu protein và chất xơ, giúp xoa dịu dạ dày. Ngó sen và thảo linh lăng, nấm và cà rốt cũng là nguồn giàu protein cho mẹ.

♦ Thực phẩm dễ tiêu hóa

Mẹ sau sinh mổ cơ thể sẽ tích tụ nhiều hơi gây khó chịu và táo bón. Do đó bạn nên tránh đồ ăn vặt và đồ uống có ga. Thay vào đó, hãy bổ sung nhiều nước canh, phô mai, sữa chua và thực phẩm dễ tiêu.

♦ Thực phẩm giàu chất sắt

Sắt giúp duy trì hàm lượng huyết sắc tố haemoglobin trong cơ thể, giúp bù đắp lại lượng máu đã hao hụt do sinh nở. Sắt cũng cần thiết cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Các thực phẩm như lòng đỏ trứng, thịt đỏ, hàu, gan bò và trái cây khô là nguồn sắt dồi dào.

♦ Uống nhiều nước và nước canh, nước trái cây, sữa

Bạn hãy uống nhiều nước để cơ thể không bị thiếu nước gây táo bón, đồng thời các loại nước súp, sữa bổ dưỡng sẽ giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú. Đặc biệt nên bổ sung dưỡng chất ngay trước thời điểm cho con bú. Đêm khuya mẹ cũng cần uống sữa ấm để con có sữa bú, không cằn nhằn khó ngủ. Nước dừa, nước ép cam, trà thảo mộc, bơ sữa… đều rất tốt.

Sữa giàu protein, canxi, vitamin B và D. Bạn nên uống ít nhất 500ml sữa bò mỗi ngày.

♦ Các loại gia vị

Thì là, nghệ, gừng, tỏi… đều chứa những thành phần dược liệu giúp kháng khuẩn, kháng nấm, giảm viêm nhiễm rất tốt cho cả mẹ và bé.

Những thực phẩm mẹ sinh mổ nên tránh

Mẹ sinh mổ nên tránh uống cà phê
Mẹ sinh mổ nên tránh uống cà phê

Sau sinh mổ, sức khỏe của mẹ còn yếu, cần được nghỉ ngơi để tránh mệt mỏi. Do đó bạn không nên ăn những thực phẩm quá khó tiêu và ít dưỡng chất:

  • Mẹ cần tránh thức ăn cay vì dễ gây trướng bụng, đồng thời sữa mẹ có thể có vị cay khiến bé sợ bú.
  • Các loại cà phê, nước uống có ga và nước tăng lực có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ, khiến bé khó ngủ, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Không ăn thực phẩm nguội lạnh, đồ ăn đóng gói chế biến sẵn.
  • Ăn nhiều bữa phù hợp với thời điểm cho con bú.
  • Ăn thức ăn nóng hổi, uống nước và sữa ấm nóng để sữa mẹ được đặc thơm.

Nuôi con bằng sữa mẹ là việc không hề dễ dàng. Mẹ không nên kiêng khem sẽ ảnh hưởng đến nguồn dưỡng chất cho bé. Cố gắng ngủ bất kì lúc nào có thể, tránh rề rà xem điện thoại lướt web ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ăn đủ, ngủ ngon để cả hai mẹ con đều khỏe bạn nhé.

Xuân Thảo

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x