Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thực hư chuyện này ra sao? Mẹ cần lưu ý điều gì khi kiểm soát cơn đau bằng thuốc giảm đau sau sinh mổ? Mẹ có nên tiêm thuốc giảm đau sau khi sinh mổ không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Khoảng 60% mẹ bỉm bị đau 6 tháng sau khi sinh mổ. Bên cạnh cơn đau từ vết mổ, người mẹ còn phải đối mặt với cơn đau lưng và đau vùng đáy chậu. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn cho con bú, vì thế, mẹ cần lưu ý dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ đảm bảo tiêu chí sau để an toàn cho cả mẹ lẫn con:
Sau đây là những loại thuốc giảm đau sau sinh mổ mà mẹ có thể được bác sĩ chỉ định dùng, cụ thể như sau:
Mẹ có thể dùng Codeine bằng đường uống. Liều dùng là 60mg 4-6 giờ/ lần, không được dùng quá 240mg và dùng trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, mẹ lưu ý có thể bị buồn nôn do tác dụng phụ của thuốc.
Oxycodone có thể dùng bằng đường uống. Mẹ có thể uống 50mg mỗi 4 giờ/ lần. Mẹ nhớ dùng trong 24 giờ và dùng tối đa 30mg.
Morphine sẽ được tiêm vào trục thần kinh. Đây là loại thuốc giảm đau sau sinh mổ giúp gây tê chọn lọc cột sống. Morphine sẽ có tác dụng sau 15 phút tiêm, nếu tiêm ngoài màng cứng thì sau 30 phút sẽ thấy hiệu quả.
Đây là một opioid dùng để điều trị cơn đau mức độ từ vừa đến nặng. Thuốc giảm đau sau sinh mổ Hydromorphone có tác dụng ngắn hơn so với morphine sulfate.
Levorphanol hỗ trợ hấp thu tốt khi dùng bằng đường uống và có tác dụng dài hơn so với morphine sulfate.
Thuốc Methadone có thể khiến tình trạng mất ngủ triền miên ở mẹ do thời gian bán thải của thuốc chậm.
Meperidine là một loại thuốc giảm đau hấp thụ kém khi uống, hơn nữa, chất normeperidine còn chuyển hóa, gây độc cho mẹ.
Mẹ hẳn sẽ thắc mắc có nên tiêm thuốc giảm đau sau khi sinh mổ không? Câu trả lời là có. Mẹ có thể dùng Fentanyl bằng đường tiêm hoặc dán. Loại thuốc giảm đau sau sinh mổ này sẽ có hiệu quả sau 1-2 giờ sử dụng.
Đây là một loại thuốc giảm đau opioid dùng để điều trị cơn đau vừa đến nặng vừa. Nếu dung bằng đường uống, hiệu quả giảm đau thường sẽ bắt đầu trong vòng 1 giờ. Tác dụng phụ của thuốc giảm đau sau sinh mổ của loại thuốc này? Nếu mẹ dùng cách tiêm, thuốc sẽ giúp giảm đau mạnh và hiếm khi xuất hiện tác dụng phụ là ức chế hô hấp.
>>Mẹ có thể quan tâm: Đau xương mu sau sinh: Mách mẹ cách khắc phục cơn đau cực dễ
Thuốc này thuộc nhóm thuốc chống viêm non-steroid, được bào chế dưới dạng viên tan trong ruột. Thuốc giảm đau sau sinh này giúp giảm đau, hạ sốt, chống viêm.
Thuốc này có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Còn tác dụng phụ của thuốc giảm đau sau sinh mổ này thì sao? Thuốc không hoặc có ít tính kháng viêm và ít gây tác dụng phụ. Liều dùng tối đa 4g/ ngày.
Thuốc này được uống với liều 400mg trong 72 giờ đầu tiên sau khi mổ, uống 4 – 6 giờ/lần. Mẹ chú ý uống đúng và đủ liều vì nếu không đảm bảo mẹ sẽ thấy đau hơn. Ngoài ra, mẹ không được uống loại thuốc này khi bụng đói vì dễ gây khó chịu cho dạ dày.
Naproxen là thuốc chống viêm không steroid được sử dụng để điều trị đau và được dùng bằng đường uống. Mẹ lưu ý thuốc có thời gian dài hiệu quả lâu hơn do thời gian bán thải của thuốc chậm.
Đây là một loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng để điều trị đau vừa đến đau nặng. Thời gian điều trị được đề nghị là ít hơn 6 ngày. Thuốc này dùng bằng đường tiêm (tiêm bắp).
Thuốc giảm đau sau sinh mổ này có ít tác dụng trên hệ tiêu hóa và tiểu cầu hơn so với aspirin.
Đây là thuốc chống viêm non-steroid thường dùng để hạ sốt, giảm đau và chống viêm theo cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin. Ngoài ra, loại thuốc này có tác dụng trên hệ tiêu hóa.
>>Mẹ có thể quan tâm: Đau xương cụt sau sinh do đâu? Tiết lộ cách giảm đau hiệu quả cho mẹ
Tùy vào mức độ cơn đau, bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ dùng: co-codamol (codeine phosphate và paracetamol) với ibuprofen khi đau nhiều; co-codamol khi cơn đau mức trung bình; paracetamol khi đau nhẹ.
Mẹ có thể được chỉ định tiêm diamorphine tủy sống (liều 0.3-0.4 mg) hoặc bằng cách gây tê ngoài màng cứng cũng với diamorphine (liều 2.5-5.0 mg). Điều này sẽ giúp làm giảm việc sử dụng bổ sung các loại thuốc giảm đau khác. Tùy vào thể trạng của mẹ, lượng thuốc và loại thuốc đưa vào sẽ khác nhau.
Trường hợp không có chống chỉ định, mẹ có thể dùng các loại thuốc giảm đau kháng viêm NSAID theo hướng dẫn của bác sĩ vì có thể làm giảm lượng opioid.
>>Mẹ có thể quan tâm: “Điểm mặt” 5 loại thuốc bổ cho mẹ sau sinh & đang cho con bú phổ biến hiện nay
– Nếu mẹ gặp các triệu chứng sau đây sau khi dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ, mẹ nên đến ngay bệnh viện:
– Thuốc giảm đau sau sinh mổ cần thời gian để phát huy hiệu quả: Cơn đau sau khi sinh mổ có thể kéo dài khoảng 2 tuần. Vì thế, mẹ nên uống thuốc giảm đau đúng giờ để kiểm soát cơn đau.
– Không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn sức khỏe của bé qua sữa mẹ.
>>Mẹ có thể quan tâm: Chăm sóc vết mổ sau sinh giúp sẹo liền và mờ hiệu quả
Bên cạnh thuốc giảm đau sau sinh mổ, mẹ có thể tham khảo thực hiện các biện pháp khắc phụ cơn đau tại nhà:
Việc giữ cho vết thương khô ráo, sạch sẽ và được sát trùng điều độ sẽ giúp quá trình phục hồi vết thương diễn ra nhanh hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hỏi bác sĩ về cách chăm sóc vết mổ, chẳng hạn như dùng tay hoặc gối đặt nhẹ lên vết mổ mỗi khi ho, hắt hơi hay cười.
Khoảng 2 tháng sau sinh, mẹ nên nằm nghiêng khi ngủ, lúc nằm nghỉ ngơi, mẹ có thể dùng kê thêm gối ở lưng. Ngoài ra, tư thế nằm này cũng giúp mẹ giảm các cơn co thắt tử cung và hạn chế va chạm vết mổ.
Điều này giúp mạch máu được lưu thông, tránh tụ máu và giúp mẹ sớm hồi phục hơn. Mẹ lưu ý không nên vận động quá sức vì các cơ bụng sau khi sinh còn yếu, việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến vết mổ, gây nguy hiểm cho mẹ.
>>Mẹ có thể quan tâm: Bụng phụ nữ sau khi sinh như thế nào? 4 cách đơn giản “tân trang” vùng bụng sau sinh
Sau khi sinh mổ, mẹ nên hạn chế các thực phẩm gây viêm như thịt đỏ, bánh mì trắng và đồ chiên. Thay vào đó, mẹ nên tăng cường thêm các thực phẩm kháng viêm như cải kale, bông cải xanh, các loại hạt.
>>Mẹ có thể quan tâm: Sinh mổ ăn tôm được không? Mẹ sẽ bất ngờ với câu trả lời đấy!
Mẹ chỉ nên quan hệ ít nhất 6 tuần sau khi sinh mổ, vì thế, việc quan hệ vợ chồng sớm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết mổ.
Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về thuốc giảm đau sau sinh mổ cho mẹ bỉm. Hy vọng mẹ đã nắm được thông tin về loại, liều dùng của các loại thuốc giảm đau và cách giảm đau hiệu quả. Chúc mẹ sớm hồi phục nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. C-section recovery: What to expect
Truy cập ngày 25/11/2022
2. Managing Pain after Your Cesarean (C-section)
https://www.mombaby.org/wp-content/uploads/2018/03/Pain-management-after-c-section-3.5.18.pdf
Truy cập ngày 25/11/2022
3. Optimal Pain Management After Cesarean Delivery
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28131114/
Truy cập ngày 25/11/2022
4. Pain relief after cesarean section: Oral methadone vs. intramuscular pethidine
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3525031/
Truy cập ngày 25/11/2022
5. How Doctors Are Treating C-section Pain — Without Opioids
https://health.clevelandclinic.org/how-doctors-are-treating-c-section-pain-without-opioids/
Truy cập ngày 25/11/2022