Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Dung Nguyễn
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/01/2023

Tiểu buốt sau sinh, nguyên nhân do đâu?

Tiểu buốt sau sinh, nguyên nhân do đâu?
Tiểu buốt sau sinh mổ hoặc sinh thường là hiện tượng vô cùng phổ biến. Tiểu buốt, tiểu gắt sau sinh có thể đi kèm với tình trạng bí tiểu, són tiểu, khiến mẹ cảm thấy đau đớn khó chịu và trở nên tự ti hơn. 

Sau khi vượt cạn thành công, mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề khác hậu thai sản như cơ thể mệt mỏi đau đớn, sưng phù, sản dịch, chảy máu âm đạo, gặp khó khăn trong vấn đề đi vệ sinh,… Trong đó, tiểu buốt sau sinh mổ hoặc sinh thường là hiện tượng vô cùng phổ biến.

Nó có thể đi kèm với tình trạng bí tiểu, són tiểu, khiến mẹ cảm thấy đau đớn khó chịu và trở nên tự ti hơn.

Các nguyên nhân gây tiểu buốt sau sinh

Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến phụ nữ sau sinh bị đi tiểu buốt:

1. Tiểu buốt sau sinh do kích ứng niệu đạo

Trong quá trình sinh con, đặc biệt là sinh mổ, mẹ bầu thường được đặt ống thông tiểu. Điều này nhằm giúp bàng quang không bị đầy trong quá trình phẫu thuật và hỗ trợ mẹ bầu không cần ngồi dậy để đi vệ sinh sau khi sinh con.

Ống thông tiểu sẽ được lấy ra khi thuốc gây tê đã hết tác dụng hoàn toàn. Sau khi lấy ống thông ra, niệu đạo bị kích ứng nhẹ khi bạn đi tiểu. Do đó, bạn sẽ có cảm giác nóng ran, châm chích và tiểu buốt sau sinh mổ hoặc sinh thường.

2. Sau sinh đi tiểu buốt do co thắt bàng quang

Co thắt bàng quang xảy ra khi cơ bàng quang bỗng nhiên bị co bóp khiến mẹ cảm thấy cần phải đi tiểu ngay. Điều này có thể gây đau khi đi tiểu do bàng quang đã bị ảnh hưởng bởi quá trình phẫu thuật và sinh nở.

Nếu cơn đau không thuyên giảm mà chuyển biến nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám.

3. Viêm nhiễm đường tiết niệu sau sinh

Có đến 16% chị em lần đầu làm mẹ sẽ phải trải nghiệm cảm giác khó chịu này, đặc biệt là khi sinh mổ. Nguyên nhân gây ra là do đường tiết niệu có dấu hiệu bị nhiễm trùng kèm theo các dấu hiệu như khó chịu, nước tiểu có màu sẫm. Tình trạng này có thể được điều trị bằng kháng sinh.

Tiểu buốt sau sinh
Sau sinh, tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu sẽ dẫn đến tiểu buốt

4. Sau sinh đi tiểu buốt do sa bàng quang

Sinh con có thể khiến bàng quang bị sa, đặc biệt là nếu mẹ bầu chọn phương pháp sinh mổ. Điều này là do sự thay đổi ở các cơ có chức năng giữ các cơ quan vùng chậu. Vào cuối giai đoạn mang thai, hormone làm giãn các cơ này để khung chậu sẵn sàng cho việc sinh nở. Sau khi sinh, các cơ đó vẫn giãn ra và gây sa bàng quang.

Các triệu chứng khác của tình trạng sa bàng quang bao gồm són tiểu khi hắt hơi, đau khi đi tiểu. Bệnh thường sẽ tự hết nhưng nếu nghiêm trọng, mẹ cần nhờ sự can thiệp của bác sĩ để tiến hành phẫu thuật.

5. Sau sinh đi tiểu buốt do tổn thương bàng quang

Sau khi sinh con bằng phương pháp phẫu thuật, niệu đạo có thể xuất hiện một lỗ rò nhỏ khiến mẹ cảm thấy đau đớn khi đi vệ sinh, đi tiểu không kiểm soát hoặc thậm chí nhiễm trùng. Hiện tượng này dù không phổ biến nhưng lại cần phẫu thuật để chữa trị.

6. Dính bàng quang gây tiểu buốt sau sinh

Sau bất kỳ loại phẫu thuật ở bụng, tình trạng dính có thể xảy ra trong khung chậu. Tại vị trí phẫu thuật hình thành mô sẹo có thể khiến các mô dính chặt với nhau. Sự dính này có thể hình thành ở bàng quang, niệu đạo hoặc tử cung, gây đau khi đi tiểu.

Vì vậy, tình trạng tiểu buốt sau sinh mổ có thể xảy ra. Trong trường hợp này, y tá hoặc bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách để tránh tình trạng này. Nếu tình trạng dính xảy ra, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi để loại bỏ chỗ dính.

tiểu buốt sau sinh
Phụ nữ sinh mổ có nhiều nguy cơ bị tiểu buốt sau sinh

7. Bí tiểu sau sinh

Bí tiểu sau sinh là một hiện tượng tương đối phổ biến. Việc bí tiểu sau sinh có thể xuất phát từ nguyên nhân do hormone progesterone tăng lên và gây áp lực đến bàng quang trong thai kỳ nhưng lại giảm đột ngột khi bé chào đời, dẫn đến hiện tượng mất trương lực bàng quang.

Ngoài ra, tầng sinh môn và niệu đạo bị sưng lên do chấn thương khi sinh qua đường âm đạo dẫn đến tắc nghẽn niệu đạo làm cho việc đi tiểu trở nên khó khăn hơn.

Khi bị bí tiểu sau sinh, mẹ bỉm sẽ dễ bị tiểu són, nước tiểu chảy nhỏ giọt, có cảm giác đau buốt mỗi khi đi tiểu.

Tình trạng tiểu buốt kéo dài bao lâu sau khi sinh con?

Không có thời gian chính xác bao lâu thì tình trạng tiểu buốt sau sinh sẽ được khắc phục mà điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của mẹ cũng như cách mẹ bỉm chăm sóc sức khỏe sau sinh.

Nếu chăm sóc cơ thể tốt, tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, tình trạng tiểu buốt có thể được cải thiện nhanh chóng. Ngược lại, tiểu buốt có thể kèm theo đau đớn, tổn thương vùng kín, để lại biến chứng nếu không chăm sóc tốt.

Bên cạnh đó, tùy theo nguyên nhân mà thời gian phục hồi có thể khác nhau. Nếu mẹ không tìm ra nguyên nhân, nên đến các cơ sở y tế để được trực tiếp thăm khám, tư vấn.

Trong thời gian chăm sóc tại nhà, mẹ có thể nghỉ ngơi nhiều hơn, cố gắng uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ để dễ đi tiểu hơn. Ngoài ra, có thể dùng túi chườm ấm ở vùng đáy chậu, vận động nhẹ, tập một số bài tập cơ sàn chậu đơn giản,…

Tiểu buốt sau sinh
Ăn nhiều rau giúp cải thiện tình trạng tiểu buốt sau sinh

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu:

  • Đau vùng chậu kèm theo buồn nôn và nôn mửa
  • Sốt cao trên 39°C
  • Vùng kín có mùi khó chịu
  • Buồn tiểu nhưng không thể đi
  • Đau đớn kéo dài khi tiểu
  • Nước tiểu có màu sẫm.
  • Vùng kín sưng tấy, ửng đỏ
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Tình trạng tiểu buốt kéo dài không khỏi

Tiểu buốt sau sinh là một tình trạng tương đối phổ biến nên các mẹ không cần phải quá lo lắng nếu gặp hiện tượng này. Hãy tập trung nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể có thể phục hồi nhanh chóng mẹ nhé!

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

What Causes Pain with Urination after c Section?

http://www.newkidscenter.com/pain-when-urinating-after-c-section-1.html

Ngày truy cập: 13/03/2022

Pain during urination after c-section

https://www.whattoexpect.com/forums/july-2015-babies/topic/painful-urination-after-c-section.html

Ngày truy cập: 13/03/2022

YOUR BODY AFTER BABY: THE FIRST 6 WEEKS

https://www.marchofdimes.org/pregnancy/your-body-after-baby-the-first-6-weeks.aspx 

Ngày truy cập: 13/03/2022

After Childbirth: Urination and Bowel Problems

https://www.healthlinkbc.ca/health-topics/tn9824

Ngày truy cập: 13/03/2022

Bladder weakness after birth

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/bladder-weakness-after-birth

Ngày truy cập: 13/03/2022

WARNING SIGNS OF HEALTH PROBLEMS AFTER BIRTH

https://www.marchofdimes.org/pregnancy/warning-signs-of-health-problems-after-birth.aspx

Ngày truy cập: 13/03/2022

x