Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tử cung mỗi người mỗi khác, không ai giống ai. Tử cung bình thường của một người phụ nữ chỉ khoảng một quả lê. Những người từng mang thai sẽ có kích thước tử cung lớn hơn những phụ nữ chưa từng trải qua thai kỳ. Mang thai là giai đoạn tử cung của phụ nữ phải trải qua nhiều sự đổi thay nhất.
Để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai, tử cung của mẹ sẽ phải trải qua rất nhiều thay đổi, đặc biệt là kích thước. Từ một nắm tay và ẩn sâu trong khung xương chậu, tử cung sẽ phình to và đẩy dần lên vùng rốn. Phần tử cung sát âm đạo, hay còn gọi cổ tử cung cũng sẽ liên tục phát triển cùng với sự lớn dần của em bé trong bụng. Đến cuối thai kỳ, cổ tử cung sẽ giãn rộng hết cỡ chuẩn bị cho sự chào đời của cục cưng.
Ngay sau khi sinh, tử cung của mẹ vẫn chưa thể phục hồi hình dáng và kích thước ban đầu được. Vì vậy, nếu bụng vẫn hơi “phì nhiêu”, mẹ cũng không cần quá lo nhé! Nhanh thôi, kết hợp với ăn uống và tập luyện, vòng 2 khiêm tốn của bạn sẽ quay lại.
Không cần đến 9 tháng như quá trình giãn ra, chỉ 1-2 ngày sau sinh tử cung sẽ co lại, giữ kích thước tương đương với kích thước khi bạn mang thai tuần 18. Tử cung sẽ tiếp tục co lại trong những ngày tiếp theo. Nếu mọi chuyện diễn ra êm đẹp, khoảng 6 tuần sau sinh, tử cung có thể lấy lại kích thước bình thường.
Tử cung co nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Những mẹ sinh thường sẽ hồi phục nhanh hơn các mẹ sinh mổ, do trong quá trình sinh mổ sẽ để lại sẹo. Ngoài ra, tử cung cũng sẽ hồi phục nhanh hơn ở những mẹ lần đầu sinh con.
Trong quá trình tử cung co lại, sản dịch còn sót lại cũng sẽ được tống ra ngoài cơ thể qua những cơn co bóp mạnh. Mức độ co bóp nhiều hay ít còn tùy cơ địa của từng mẹ, cũng như phụ thuộc vào số lần sinh con. So với lần đầu, tử cung sẽ phải co bóp mạnh và nhiều hơn ở những lần sau để đẩy sản dịch ra ngoài.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình co lại của tử cung. Một số trường hợp có thể do nhiễm khuẩn, hoặc sa tử cung. Đối với những bà mẹ có tử cung bị nhiễm khuẩn sau sinh, sự co hồi tử cung sẽ chậm hơn bình thường.
Cách chăm sóc mẹ sau sinh cũng rất quan trọng đối với quá trình co lại của tử cung. Chăm sóc sau sinh đúng cách sẽ giúp tử cung co nhanh và tốt hơn, cũng như giảm thiểu nguy cơ băng huyết hay nhiễm trùng sau sinh.
Mẹ sau sinh có thể đi lại, hoạt động nhẹ nhàng để tránh táo bón, đồng thời giúp các cơ vùng bụng nhanh phục hồi hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh các hoạt động mạnh, nhất là mang vác vật nặng ít nhất 1 tháng sau sinh để tránh sa tử cung.
Ngoài tuổi tác, số lần mang thai, thời gian chuyển dạ hay trọng lượng thai nhi, quá trình chăm sóc mẹ sau sinh là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự co tử cung.
Mỗi khi đi tiểu, hãy thử tự ngắt quãng dòng nước tiểu. Đây là bài tập cơ sàn chậu đơn giản nhất giúp củng cố sàn khung chậu và ngăn ngừa sa tử cung.
Bên cạnh vấn đề sau sinh bao lâu thì tử cung co lại, việc chăm sóc sau sinh đúng cách cũng rất quan trọng. Bởi cách chăm sóc sau sinh là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình co tử cung. Mẹ đừng quên nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.