Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vì vậy, tư thế nằm sau khi sinh thường bị cắt tầng sinh môn rất quan trọng. Điều này còn giúp cho vết khâu tầng sinh môn nhanh chóng hồi phục hơn. Bạn hãy cùng tìm hiểu rạch tầng sinh môn là gì, tại sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh và tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn sau khi sinh nhé.
Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật mà bác sĩ sản khoa sẽ rạch một đường nhỏ ở tầng sinh môn (*) trong khi sinh, giúp mở rộng âm đạo để em bé có thể chui qua dễ dàng hơn. Hiện nay để giảm nguy cơ rách phức tạp khi sinh qua ngả âm đạo, các bác sĩ sản phụ khoa đã chủ động rạch tầng sinh môn, trừ một số trường hợp chuyển dạ quá nhanh không kịp cắt trước đó.
(*) Tầng sinh môn chính là toàn bộ mô bao gồm da, cơ, mô liên kết nằm ở giữa bộ phận sinh dục (lỗ âm đạo hoặc bìu) và hậu môn.
>> Bạn có thể xem thêm: Cận cảnh sinh thường rạch tầng sinh môn: Đau đớn chỉ bà đẻ mới hiểu
Mục đích chính của việc rạch tầng sinh môn khi sinh qua ngả âm đạo (hay sinh thường) là nhằm mở rộng ống sinh, giúp thai nhi đi qua ống sinh dễ dàng hơn. Hiện nay, việc rạch tầng sinh môn được thực hiện thường quy ở hầu hết các trường hợp sinh thường.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể có những lý do khác để đề nghị rạch tầng sinh môn cho sản phụ trong quá trình chuyển dạ.
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2020 tại Bệnh viện Safdarjung – Ấn Độ cho thấy; tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn với sản phụ sinh thường là nằm nghiêng bên trái và nằm ngửa (1). Vì những tư thế nằm này sẽ giúp cho sản phụ giảm bớt những cơn đau tầng sinh môn khi ngủ, cho con bú và sinh hoạt thường ngày.
Cơn đau tầng sinh môn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của phụ nữ sau sinh. Do đó, khi bạn chọn đúng tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn thì sẽ có tác động tích cực hơn đối với sức khoẻ tổng thể và việc hồi phục của vết khâu tầng sinh môn.
Bên cạnh lưu ý tư thế nằm sau khi sinh thường bị cắt tầng sinh môn, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì để không ảnh hưởng đến dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn đang lành.
>> Bạn có thể xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành và cách giảm đau hiệu quả
Dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn đang lành là vùng đáy chậu sẽ từ từ giảm sưng đau dần trong vài tuần sau khi rạch tầng sinh môn theo tiến trình lành lại của vết thương.
Để vết khâu phục hồi nhanh hơn, ngoài lưu ý tư thế nằm bạn cũng nên áp dụng thêm mẹo dưới đây:
Như vậy, bạn đã biết tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn là nằm nghiêng bên trái và nằm ngửa. Đây là hai tư thế giúp cho sản phụ giảm bớt cơn đau và nhanh hồi phục vết khâu tầng sinh môn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. The Most Comfortable Posture at First Postnatal Day in Women With Episiotomy for Breastfeeding and Routine Activities
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7983179/
Truy cập ngày 30/01/2024
2. Perineum
https://my.clevelandclinic.org/health/body/24381-perineum
Truy cập ngày 30/01/2024
3. Perineal tears
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/perineal-tears
Truy cập ngày 30/01/2024
4. Perineal tears during childbirth
https://www.rcog.org.uk/for-the-public/perineal-tears-and-episiotomies-in-childbirth/perineal-tears-during-childbirth/
Truy cập ngày 30/01/2024
5. Episiotomy: When it’s needed, when it’s not
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/episiotomy/art-20047282
Truy cập ngày 30/01/2024
6. Episiotomy
https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/episiotomy
Truy cập ngày 30/01/2024