Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 10/08/2023

Vết khâu tầng sinh môn bị ngứa do đâu và có nguy hiểm không?

Vết khâu tầng sinh môn bị ngứa do đâu và có nguy hiểm không?
Vết khâu tầng sinh môn là tình trạng các chị em sinh thường có thể gặp phải. Có thể hiểu nôm na rằng, vì khi em bé chào đời, cửa mình của phụ nữ không đủ rộng để em bé đi ra hoặc có những bất thường trong chuyển dạ cần can thiệp nên bác sĩ cần phải rạch tầng sinh môn nhằm ngăn ngừa những tổn thương nghiêm trọng hơn cho cả mẹ và em bé.

Trong quá trình hồi phục sau sinh, vết khâu tầng sinh môn bị ngứa có phải là tình trạng bình thường hay không? Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhé.

Nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn bị ngứa

1. Do quá trình liền sẹo sau sinh

Đối với một số phụ nữ sau khi sinh, vết khâu tầng sinh môn có thể bị ngứa và lồi do quá trình liền sẹo của vết thương. Đây cũng là tình trạng rất bình thường không phải biến chứng đáng lo ngại đâu bạn nhé.

2. Do vết khâu bị nhiễm khuẩn sau sinh

Ngoài ra, vết khâu tầng sinh môn bị ngứa cũng có thể do bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sản phụ qua vết thương ở tầng sinh môn hoặc âm đạo khiến cho vùng này phù nề, sưng to và làm vết khâu tầng sinh môn có mủ.

>> Bạn có thể xem thêm: 14 kiêng cữ sau sinh mẹ cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe

3. Vết khâu tầng sinh môn bị ngứa sau 1 tháng do đâu?

Vết khâu tầng sinh môn bị ngứa sau 1 tháng có thể do sau khi hồi phục. Tuỳ vào cơ địa mỗi người, mà vết sẹo có thể bị lồi hoặc không. Nếu vết sẹo bị lồi hoặc đang lên da non có thể khiến bạn bị ngứa. Tuy nhiên, vết khâu bị ngứa sau 1 tháng cũng có thể do bị viêm nhiễm. Tốt nhất, bạn cần đi đến bệnh viện khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhé.

4. Vết khâu tầng sinh môn lành có bị ngứa không?

Vết khâu tầng sinh môn lành có bị ngứa không? Khi vết sẹo đã liền mặt và ổn định thì bạn sẽ không còn cảm giác ngứa khó chịu nữa. Mọi sinh hoạt bình thường, bạn đều có thể thực hiện được như trước khi sinh em bé nhé.

Vết khâu tầng sinh môn sau sinh bị ngứa phải làm sao?

Mặc quần lót cotton và rộng rãi để tránh bị nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn
Mặc quần lót cotton và rộng rãi để tránh bị nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn

Sau khi bạn đã biết nguyên nhân dẫn đến vết khâu tầng sinh môn bị ngứa và lồi; thì bạn nên cũng nên biết các cách sau sinh bị ngứa phải làm sao để chăm sóc vết khâu tầng sinh môn.

  • Mặc quần lót bằng cotton và quần áo rộng rãi thoáng mát.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bạn có thể sử dụng vòi hoa sen để rửa nhẹ vùng vết thương.
  • Rửa vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh và lau khô vùng kín bằng khăn mềm, sạch, chú ý không lau từ sau ra trước vì dễ mang vi khuẩn từ hậu môn đến vết thương.
  • Cố gắng xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và uống đủ nước để tránh táo bón.
  • Thực hiện các bài tập sàn chậu giúp tăng lưu lượng máu đến âm đạo và hậu môn giúp hồi phục vết thương nhanh.
  • Không sử dụng bất kỳ loại kem, nước thơm hoặc thuốc xịt vùng kín nào có chứa steroid trừ khi có chỉ định y khoa (vì corticoid có thể làm chậm quá trình lành vết thương, các hoá chất hay phụ da có thể gây kích ứng).

>> Bạn có thể xem thêm: Bữa sáng cho bà đẻ nên ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh?

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Nếu bạn đã biết cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị ngứa; thì cũng nên biết vết khâu tầng sinh môn bao thì lành? Đây cũng là điều được rất nhiều thai phụ quan tâm và thắc mắc sau khi sinh con.

Thông thường, bác sĩ sẽ dùng chỉ tự tiêu để khâu vết rạch tầng sinh môn. Vì thế, đối với những trường hợp thông thường không biến chứng, khoảng 3 tuần vết thương sẽ lành và ổn định sau khoảng một tháng, thời gian này có thể sẽ lâu hơn nếu tổn thương tầng sinh môn nghiêm trọng hay nhiễm trùng. Vì vậy, bạn cần lưu ý cẩn thận giữ gìn vết thương để tránh bị nhiễm trùng sau sinh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cần biết thêm hình ảnh vùng kín sau sinh thay đổi thế nào để biết cách chăm sóc “cô bé” được tốt hơn.

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ có nên hơ than vùng kín sau sinh để làm đẹp “cô bé”?

Khi nào cần đến bệnh viện xử lý?

Như vậy bạn đã biết bị ngứa vết khâu tầng sinh môn là một điều bình thường do quá trình liền sẹo. Tuy nhiên, nếu vết khâu bị nhiễm trùng thì cần đến bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời.

Ngoài ra, khi bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường dưới đây thì cũng cần đến bệnh viện ngay nhé:

  • Mũi khâu có mùi hôi
  • Bị sốt do nhiễm trùng
  • Gặp khó khăn khi đi vệ sinh
  • Vết khâu trở nên đau đớn hơn
  • Vết thương đã lâu không lành
  • Như vậy bạn đã biết vết khâu tầng sinh môn bị ngứa là một điều bình thường trong quá trình liền sẹo. Nhưng đôi khi tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu bất thường. Nếu bạn nhận thấy bị ngứa vết khâu tầng sinh môn kèm theo dấu hiệu chảy máu, sưng mủ, đau vết thương hoặc sốt thì hãy nhanh đến bệnh viện ngay nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Episiotomy and perineal tears

    https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/what-happens/episiotomy-and-perineal-tears/

    Truy cập ngày 10/01/2022

    2. Recovering from a perineal tear

    https://www.tommys.org/pregnancy-information/after-birth/recovering-perineal-tear

    Truy cập ngày 10/01/2022

    3. Recovering from Delivery (Postpartum Recovery)

    https://familydoctor.org/recovering-from-delivery/

    Truy cập ngày 10/01/2022

    4. Nhiễm khuẩn sau sinh mà ta thường gọi là nhiễm khuẩn hậu sản là tai biến hay gặp nhất trong 5 tai biến sản khoa.

    http://soytetiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/cho-coi-thuong-nhiem-khuan-sau-sinh/6116052

    Truy cập ngày 10/01/2022

    5. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn mau lành

    https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/cach-cham-soc-vet-khau-tang-sinh-mon-mau-lanh/#:~:text=Ch%E1%BB%89%20c%E1%BA%A7n%20s%E1%BB%AD%20d%E1%BB%A5ng%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc,Sau%20%C4%91%C3%B3%20lau%20kh%C3%B4%20l%E1%BA%A1i.

    Truy cập ngày 10/01/2022

    x