Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hầu hết các vết thương sau sinh mổ đều lành và chỉ để lại một đường sẹo mờ, không lồi ở phía trên “vùng kín”. Tuy nhiên, cũng có trường hợp vết mổ sau sinh bị cứng; vết mổ sau sinh bị mưng mủ, chảy dịch, tấy đỏ khá nguy hiểm.
Khi sinh mổ, cơ thể bạn sẽ chịu 2 vết rạch. Một đường rạch trong tử cung và một đường rạch ở bụng dưới. Mẹ có thể cảm thấy vết thương sau sinh bị đỏ, hơi đau, thậm chí có dịch trong suốt chảy ra. Điều này là bình thường ở 1-2 tuần đầu tiên.
Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này có phần nặng nề hơn về mức độ, vết mổ sau sinh bị mưng mủ, cứng sưng, thì đó là dấu hiệu viêm nhiễm.
Một cuộc khảo sát cho thấy có từ 2-15% các ca sinh mổ bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Nguyên nhân do vết thương tiếp xúc với vi khuẩn và các vi trùng trong môi trường. Các nguyên nhân khác nhau sẽ dẫn đến nhiễm trùng vết mổ sau sinh khác nhau, chẳng hạn viêm mô tế bào hay nhiễm trùng đường tiết niệu.
Vi khuẩn Staphylococcus aureus là “thủ phạm” phổ biến gây nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Ngoài ra còn có vi khuẩn Enterococcus và Escherichia coli (E.coli). Nhiễm trùng có thể cục bộ, hoặc lan rộng sang các mô và tấn công một cơ quan nào đó, chẳng hạn bàng quang hay đường tiết niệu.
Tuổi tác, tình trạng thừa cân, tiểu đường, cao huyết áp, mang thai đôi cũng có thể gia tăng nguy cơ vết mổ sau sinh bị mưng mủ. Những chị em phải kiểm tra âm đạo quá nhiều lần, quá trình sinh nở và ca mổ diễn ra quá lâu, sử dụng gây mê ngoài màng cứng hoặc phụ nữ thường xuyên sảy thai thì cũng dễ bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh, hoặc vết mổ sau sinh bị đỏ, sưng cứng, mưng mủ.
Việc sử dụng kháng sinh dự phòng (uống một đợt kháng sinh ngắn ngay trước khi phẫu thuật và kết thúc trong vòng 24 giờ) cũng có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm.
Vết mổ đẻ bị mưng mủ làm thế nào? Làm sao để tránh tình trạng này xảy ra? Bạn hãy tìm hiểu dấu hiệu và nguyên nhân khiến vết mổ bị nhiễm trùng.
♦ Tụ máu: Máu có thể bị tích tụ ở các mô xung quanh vết mổ, hình thành một cục u và dần dần vùng da xung quanh đó sẽ đổi màu giống như bị bầm. Khoảng 2 tuần sau sinh mổ thì tình trạng này sẽ biến mất, máu sẽ tan và rỉ ra giữa kẽ vết thương.
♦ Mô sẹo: Việc phẫu thuật khiến các mô trong cơ thể bị vỡ, thôi thúc cơ thể sản xuất nhiều collagen hơn để làm lành vết thương. Trong hơn 3 tháng, collagen tích tụ là lượng máu về đây cũng tăng, khiến vết thương (vết sẹo) lồi đỏ lên. Sau đó, collagen ở vết thương sẽ phân giải, lượng máu giảm và vết sẹo sẽ trở nên phẳng mịn, nhạt màu. Sẹo sẽ mờ dần trong 2 năm, sau đó thì không mờ nữa.
♦ Thoát vị rạch: Sau khi mổ, các cơ thành bụng trở nên yếu hơn và một mô nào đó có thể phồng lên sau lớp cơ yếu ở vùng xương chậu. Nếu bị thoát vị rạch, bạn sẽ cảm thấy đặc biệt đau chỗ vết mổ và đau hơn khi di chuyển, ho hoặc nâng vật nặng.
♦ Lạc nội mạc tử cung: Trường hợp này khá hiếm. Nội mạc tử cung sau khi rụng thì không thoát ra ngoài theo đường kinh nguyệt, mà lại trôi ngược vào khoang xương chậu, dính vào sẹo mổ và các cơ quan ở thành bụng. Mỗi tháng nội mạc tử cung đều rụng, tích tụ hình thành u ở vết mổ. U này đặc biệt đau vào kỳ kinh.
Vết mổ sau sinh bị cứng, vết mổ sau sinh bị mưng mủ là một tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau sinh cần chữa trị bằng thuốc kháng sinh. Thời gian hồi phục còn tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm. Do đó bạn nên phòng ngừa bằng cách không sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, nguồn nước và ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, tránh để nhiễm trùng gây ra biến chứng đáng tiếc khiến việc cho con bú mẹ bị gián đoạn. Ngoài ra, bạn cũng cần đi khám để phát hiện các trường hợp thoát vị rạch hoặc lạc nội mạc tử cung để có phương hướng điều trị kịp thời.
Xuân Thảo
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.