Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Người ta vẫn hay nói phụ nữ đi sinh là bước đến “cửa tử” hay “đau như gãy 20 cái xương sườn”. Bởi vậy mà cơ thể sản phụ sau sinh cần thời gian để nghỉ ngơi cũng như hồi phục. Đặc biệt là việc chị em phải kiêng cữ ngay trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vậy vì sao bà đẻ kiêng cầm kim?
Kể cả thai phụ sinh thường hay sinh mổ thì cơ thể đều chịu nhiều tổn thương. Do đó mà sau sinh được coi là “thời điểm vàng” để phục hồi cơ thể. Kiêng cữ sau sinh là một số điều mà mẹ nên tránh để quá trình trên diễn ra nhanh hơn.
Hơn nữa, theo các bác sĩ, việc kiêng cữ tốt giúp mẹ tránh được bệnh hậu sản. Một số di chứng sau sinh phụ nữ hay mắc phải như đau lưng, mệt mỏi, giảm sút trí óc,…
Theo quan niệm người xưa, phụ nữ sau sinh cần ở cữ đủ 3 tháng (100 ngày). Tuy nhiên, mẹ chỉ cần kiêng cữ khoảng 1 tháng mà thôi. Thậm chí, sau khi sinh 3 – 4 ngày mẹ đã có thể tắm chứ không phải kiêng cả tháng như dân gian.
So với trước đây, việc phụ nữ ở cữ đã có phần nhẹ nhàng và thoải mái hơn rất nhiều. Dẫu vậy nhiều mẹ vẫn thắc mắc “Vì sao bà đẻ kiêng cầm kim?”… Thực tế, chưa có bất cứ nghiên cứu nào kiểm chứng độ chính xác của quan niệm trên. Vì thế, các mẹ cũng không cần kiêng khem quá mức.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 14 kiêng cữ sau sinh mẹ cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe
Vì sao bà đẻ kiêng cầm kim luôn là chủ đề hot trên các diễn đàn, thu hút sự chú ý. Bởi lẽ người ta thắc mắc chỉ là cái kim thôi thì có thể gây hại được gì cho sản phụ. Cũng vì điều này mà một số người cho rằng việc bà đẻ kiêng cầm kim là không cần thiết.
Đúng là việc dùng kim không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé nhưng đấy chỉ là ở trong khoảng thời gian ngắn. Nếu thường xuyên sử dụng, bạn có thể bị mỏi mắt, nhức mắt vì điều tiết mắt giảm. Thêm nữa việc tập trung quan sát lâu cũng làm cơ thể mẹ mệt mỏi, gây đau mỏi các cơ. Điều này làm gia tăng căng thẳng và dễ khiến bà đẻ cảm thấy buồn chán, bực tức.
Vậy nên, việc dùng kim chỉ phù hợp với thai phụ có sức khoẻ tốt, ổn định với tần suất ít. Trong trường hợp bắt buộc, bạn cần có máy hỗ trợ để bảo vệ đôi mắt tốt nhất. Sau sinh là giai đoạn nhạy cảm, mắt của mẹ cũng yếu đi nên cần được nâng niu hơn cả.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mới sinh có nên dùng điện thoại? 6 tác hại ảnh hưởng đến con mẹ nên biết
Nếu đã đi tìm được đáp án của việc “Vì sao bà đẻ kiêng cầm kim?”, chắc hẳn bạn cũng tò mò về cách chăm sóc mắt sau sinh. Để bảo vệ mắt, mẹ cần chú ý hạn chế dùng kim trong thời gian dài. Nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn để quá trình tái tạo cơ thể diễn ra trơn tru.
Ngoài ra, sản phụ cần chú ý những điều sau:
Một tip nhỏ dành cho sản phụ là có thể đắp trà túi lọc lên mặt, vừa giúp mắt thư giãn vừa hỗ trợ hệ thần kinh. Nên sử dụng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng đối với các mẹ có thị lực yếu.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh đúng cách như thế nào?
Vì sao bà đẻ kiêng cầm kim? Vì để bảo vệ mắt. Vậy ngoài kiêng cầm kim, bạn còn cần kiêng thêm gì nữa? Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ về chủ đề này.
Nước đóng vai trò thiết yếu trong việc sản sinh sữa mẹ, cũng như ngăn ngừa táo bón. Trung bình mỗi ngày, phụ nữ đang cho con bú cần uống ít nhất 10-12 ly nước. Vào những ngày nắng nóng, mẹ có xu hướng muốn uống nước lạnh hơn là nước ấm. Tuy nhiên nếu chiều theo “cơn thèm”, sữa mẹ có thể bị ảnh hưởng.
Không chỉ nước lạnh, đồ lạnh có thể làm ê buốt răng, làm co thắt mạch máu trong dạ dày, lạnh bụng,… Thời gian kiêng cữ mẹ có thể tham khảo như sau:
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mẹ hãy massage sau sinh để kích sữa, thư giãn tinh thần và nhanh hồi phục sức khỏe nhé!
Mẹ đã biết vì sao bà đẻ kiêng cầm kim rồi phải không. Song như vậy vẫn chưa đủ để bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Mẹ cũng cần nhớ kiêng ăn đồ chua vì trẻ dễ bị tiêu chảy, xì hơi. Đồ chua cũng làm răng thai phụ dễ ê buốt, gây đau nhức răng. Trong một số trường hợp, cơ thể mẹ còn phải ứng lại với đồ chua với các triệu chứng:
Tuy nhiên, mẹ chỉ cần kiêng một số thực phẩm có tính hàn và quá chua như dưa muối, đồ muối chua,… Những trái cây có vị chua tự nhiên như cam, khế, bưởi có thể ăn sau sinh nếu thèm, với lượng nhỏ khoảng 1-2 miếng/ngày.
Đồ chua lên men cần tránh ít nhất 6 tháng, sau đó nên ăn với lượng ít. Mẹ ăn đa dạng thực phẩm, giàu vitamin cũng như hạn chế đồ cay nóng để không bị đau bụng, nóng trong.
Vì sao bà đẻ kiêng cầm kim? Để bảo vệ mắt khỏi nhức mỏi. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế sử dụng điện thoại để tránh nhòe mắt, nhức mắt, chóng mặt.
Thêm nữa, việc tán gẫu với bạn bè hoặc chơi game trên điện thoại hàng giờ cũng làm giảm tình cảm giữa mẹ và con. Nó cũng khiến bạn phân tâm, bỏ lỡ nhiều dấu hiệu bất thường ở em bé như trớ, sặc sữa,…
Thay vì dùng điện thoại, bạn nên dành nhiều thời gian để chăm sóc bản thân, chơi với con, tập thể dục nhẹ nhàng và nghỉ ngơi.
Thị lực sau sinh của mẹ bị ảnh hưởng khá nhiều, vì vậy bạn cũng không nên đọc sách. Chữ nhỏ làm mắt phải điều tiết nhiều hơn, thị lực của thai phụ có thể yếu đi. Do đó, bạn hãy hạn chế sử dụng điện thoại và đọc sách trong những tháng ở cữ.
Như vậy, thông qua bài viết trên bạn đã biết rõ đáp án cho câu hỏi “ Vì sao bà đẻ kiêng cầm kim?”. Ở cữ thật ra không đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ, chỉ cần bạn chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hơn thôi. Hãy coi đó là thời gian để ta vỗ về, yêu thương và ngắm nghía “món quà vô giá” của mẹ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Consequences of excessive use of Amlarasa (sour taste): A case-control study
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4279316/
Ngày truy cập: 15/8/ 2022
Postnatal Diet – Foods You Should Eat and Avoid After Delivery
https://parenting.firstcry.com/articles/postnatal-diet-foods-to-eat-after-delivery/
Ngày truy cập: 15/8/ 2022
Prevention and Management of Postpartum Hemorrhage
https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2007/0315/p875.html
Ngày truy cập: 15/8/ 2022
6 ways your body can change after childbirth
Ngày truy cập: 15/8/ 2022
What Really Helps You Bounce Back After Pregnancy
Ngày truy cập: 15/8/ 2022