Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 21/07/2024

Viên nhét hậu môn giảm đau sau sinh mổ và những điều cần biết!

Viên nhét hậu môn giảm đau sau sinh mổ và những điều cần biết!
Sau sinh mổ, sản phụ có thể bị cơn đau hành hạ. Một trong những biện pháp giảm đau sau sinh mổ là sử dụng thuốc giảm đau. Song, việc uống thuốc khi đang mang thai hay cho con bú thường không được khuyến cáo.

Vì vậy với thai phụ sinh mổ thường được bác sĩ chỉ định dùng viên nhét hậu môn giảm đau sau sinh mổ. Vậy phương pháp này có an toàn không và cách sử dụng thế nào? Hãy theo dõi bài viết của MarryBaby để được hướng dẫn nhé.

Điều trị giảm đau sau sinh mổ thế nào?

Dưới đây là các cách điều trị giảm đau sau sinh mổ.

  • Lên kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý: Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh thì mẹ chỉ nên nằm nghỉ ngơi; không được vận động để tránh gây ảnh hưởng tới các cơ bụng.
  • Chỉ ăn sau khi đã đánh hơi: Sau khi sinh mổ, nhu động ruột bị ảnh hưởng nếu mẹ ăn ngay thì sẽ khiến cho đường ruột bị ứ nhiều khí. Từ đó dẫn đến khó tiêu, đầy hơi…
  • Vận động sớm: Tập ngồi, đi, đứng nhẹ nhàng có thể giúp máu huyết lưu thông và giảm đau hiệu quả.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau: Những loại thuốc giảm đau sau sinh mổ đều có thành phần lành tính an toàn cho mẹ và em bé.

>> Bạn có thể xem thêm: Thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ ngon, bổ, dễ chế biến chị em cần biết

Có nên sử dụng viên đặt hậu môn giảm đau sau sinh mổ không?

Có nên sử dụng viên đặt hậu môn giảm đau sau sinh mổ không?
Có nên sử dụng viên đặt hậu môn giảm đau sau sinh mổ không?

Viên đặt hậu môn giảm đau sau sinh mổ là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho nhiều phụ nữ bởi chúng hiệu quả nhưng có ít tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc giảm đau khác, như thuốc giảm đau đường uống.

Tác dụng của viên đặt hậu môn: giúp giảm đau do vết mổ, đau do co thắt tử cung và đau do các thủ thuật y tế khác, hoạt động bằng cách giải phóng thuốc giảm đau trực tiếp vào cơ thể qua trực tràng. Tuy vậy, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, như táo bón, tiêu chảy và kích ứng da.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau đây thì không nên sử dụng viên nhét hậu môn giảm đau sau sinh mổ:

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của viên đặt hậu môn.
  • Bị táo bón nặng.
  • Bị trĩ hoặc gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa khác.
Nếu bạn đang cân nhắc sử dụng viên đặt hậu môn giảm đau sau sinh mổ, hãy nhờ bác sĩ tư vấn. Họ có thể giúp bạn xác định xem viên đặt hậu môn có phải là lựa chọn điều trị phù hợp cho bạn hay không.

Lựa chọn thuốc giảm đau sau sinh mổ thế nào?

Việc lựa chọn viên nhét hậu môn giảm đau sau sinh mổ cần dựa trên những yếu tố sau:

  • An toàn cho mẹ và bé.
  • Người mẹ có thể đi lại, vận động nhẹ nhàng và tỉnh táo để có thể chăm sóc con.
  • Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh và mức độ của cơn đau của người mẹ.

Cách sử dụng viên nhét hậu môn giảm đau sau sinh mổ

viên nhét hậu môn giảm đau sau sinh mổ

Theo National Center for Biotechnology Information (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ – NCBI) cho biết; viên nhét hậu môn giảm đau sau sinh mổ an toàn cho sản phụ cũng như em bé. Dưới đây là những hướng dẫn:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước.
  • Mang bao tay khi dùng thuốc.
  • Tháo lớp vỏ thuốc, nếu có.
  • Bôi trơn đầu viên thuốc đạn với một chất bôi trơn tan trong nước như K-Y Jelly. Tuyệt đối không dùng bôi dạng mỡ (vaseline). Nếu không có chất bôi trơn, hãy làm ẩm vùng hậu môn bằng nước mát.
  • Nằm nghiêng sang một bên, chân dưới đặt thẳng ra và chân trên co lên về phía trước bụng.
  • Nhấc phần mông trên để lộ vùng hậu môn.
  • Đưa viên nhét hậu môn giảm đau sau sinh mổ vào. Lưu ý, đưa phần đầu nhọn vào trước bằng ngón tay cho đến khi viên thuốc đặt hậu môn qua cơ vòng của hậu môn. Nếu không đặt qua cơ vòng này, thuốc đạn có thể bật/ trồi ra ngoài.
  • Giữ chặt 2 mông với nhau trong một vài giây.
  • Nằm yên một chỗ trong khoảng 5 phút để thuốc đạn không bị rơi ra ngoài và phát huy tác dụng. Tùy vào mỗi loại thuốc đặt hậu môn, thời gian để thuốc ngấm vào cơ thể là từ 15 tới 60 phút.
  • Bỏ những vật đã sử dụng (bao tay, vỏ thuốc) vào thùng rác kín và rửa tay kỹ.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn sầu riêng được không? Mẹ nào thèm sầu riêng thì xem ngay nhé!

Những lưu ý khi sử dụng viên nhét hậu môn giảm đau sau sinh mổ

viên nhét hậu môn giảm đau sau sinh mổ

Bên cạnh tìm hiểu về thuốc đặt hậu môn, bạn cần phải lưu ý những điều sau:

  • Nếu thuốc đạn bị mềm hãy giữ thuốc trong nước lạnh; hoặc đặt vào trong tủ lạnh trong vài phút để làm thuốc cứng lại trước khi tháo khỏi vỏ thuốc.
  • Nếu có chỉ định sử dụng một nửa viên nhét hậu môn giảm đau sau sinh mổ; hãy cắt viên thuốc theo chiều dọc bằng dao (dao lam) sạch.
  • Hãy xem kỹ hướng dẫn và thời hạn sử dụng của thuốc trước khi dùng.
  • Dùng thuốc giảm đau theo khuyến cáo hoặc kê đơn của bác sĩ.
  • Nếu khi sử dụng thuốc có dấu hiệu gì bất thường, bạn hãy báo ngay cho bác sĩ để kịp thời cứu chữa. Ngoài ra, để an toàn cho vết thương khi cho con bú bạn nên chọn một tư thế nào đó ít gây áp lực lên vết mổ nữa nhé.

Hy vọng bài viết trên đã giúp ích cho các mẹ. Nếu còn thắc mắc gì hãy để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ tham vấn của MarryBaby sẽ giải đáp ngay nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. The use of rectal diclofenac for post-cesarean analgesia

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11533770

Truy cập ngày 30/06/2022

2. The Effects of Diclofenac Suppository and Intravenous Acetaminophen and their Combination on the Severity of Postoperative Pain in Patients Undergoing Spinal Anaesthesia During Cesarean Section

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5020261/

Truy cập ngày 30/06/2022

3. Postpartum Pain Management

https://www.acog.org/womens-health/faqs/postpartum-pain-management

Truy cập ngày 30/06/2022

4. Labor and delivery, postpartum care

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/c-section-recovery/art-20047310

Truy cập ngày 30/06/2022

5. Giảm đau sau sinh và trong thủ thuật sản phụ khoa

https://www.tudu.com.vn/cache/1527313_L%c3%8a-TH%e1%bb%8a-THU-H%c3%80—GI%e1%ba%a2M-%c4%90AU-SAU-SINH-….pdf

Truy cập ngày 30/06/2022

6. ĐẶT THUỐC VÀO TRỰC TRÀNG ĐÚNG CÁCH

https://benhvienpsnbd.com.vn/tin-tuc-su-kien/suc-khoe-va-doi-song/dat-thuoc-vao-truc-trang-dung-cach.htm

Truy cập ngày 30/06/2022

x