Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Uyen Tran
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật Tuần trước

Cách chữa tắc tia sữa theo dân gian và theo y khoa để mẹ mau khỏi

Cách chữa tắc tia sữa theo dân gian và theo y khoa để mẹ mau khỏi
Tắc tia sữa là một trong những vấn đề nan giải khiến nhiều sản phụ lo sợ nhất. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều nhất trong tuần đầu tiên sau khi sinh con. Vậy cách chữa tắc tia sữa như thế nào?

Có rất nhiều cách chữa tắc tia sữa từ nặng đến nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những chữa theo y khoa thì mẹo dân gian chữa tắc tia sữa cũng được nhiều bà mẹ đón nhận vì thuần tự nhiên. Mời mẹ tìm hiểu cách chữa tắc tia sữa trong bài viết này nhé.

Tắc tia sữa là hiện tượng gì?

Vú của các mẹ bỉm chứa một mạng lưới các ống dẫn sữa, giúp chuyển sữa từ mô vú đến núm vú (đầu ti). Nếu có bất kỳ thứ gì chèn ép các ống dẫn này thì sẽ gây tắc nghẽn, khiến sữa mẹ không thể tiết ra như bình thường. Tình trạng này gọi là tắc tia sữa (Clogged Milk Duct), có thể diễn ra bất cứ lúc nào trong quá trình cho bú; nhất là trong khoảng 6-8 tuần sau khi sinh.

Các nang sữa sản sinh ra sữa mẹ sẽ theo các ống dẫn sữa di chuyển về xoang chứa sữa nằm phía sau quầng vú. Khi em bé bú mẹ hoặc dùng máy hút sữa, sữa sẽ chảy ra ngoài từ đầu núm vú. Tuy nhiên, khi ống dẫn sữa bị bít tắc sẽ gây cản trở dòng sữa chảy ra ngoài và dần dần sẽ vón cục lại. Hơn nữa, dòng sữa mới mỗi ngày vẫn sản xuất thêm nên khiến cho chỗ tắc ở các ống dẫn ngày càng nặng thêm.

Để áp dụng đúng các mẹo dân gian chữa tắc tia sữa, bạn cần biết các dấu hiệu dưới đây:

  • Đau khi hút sữa.
  • Khi bạn sờ ngực sẽ thấy cục cứng và đau nhức.
  • Đau hoặc sưng gần cục u (không phải toàn bộ vú).
  • Cục u di chuyển hoặc nhỏ lại sau khi hút hay cho con bú.
  • Cảm giác khó chịu giảm dần sau khi bạn hút sữa hoặc cho con bú.
  • Một số người còn bị phồng sữa trên núm vú (một chấm nhỏ màu trắng trên núm vú).

Dấu hiệu tắc tia sữa thường gặp

Nguyên nhân bị tắc tia sữa

Lý do chính khiến ống dẫn sữa bị tắc do bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân bị tắc ống dẫn sữa:

  • Tư thế ngậm ti của bé không đúng.
  • Sữa mẹ còn quá nhiều trong bầu ngực.
  • Bạn bỏ qua các lần cho con bú hoặc hút sữa mẹ
  • Em bé chuyển qua ăn dặm hoặc uống sữa công thức.
  • Bạn bế em bé khi bú sai tư thế hoặc em bé không bú hết sữa trong vú.

Ngoài những yếu tố trên, sự căng thẳng trong giai đoạn mới sinh con cũng là yếu tố khiến bạn dễ bị tắc tia sữa. Mặc dù tắc tia sữa không gây đe dọa đến tính mạng nhưng tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng khiến bạn bị áp xe vú, viêm tuyến vú, mất sữa hoàn toàn, lâu dần phát triển thành các dải xơ hóa hoặc u xơ tuyến vú.

>> Bạn có thể xem thêm: Tắc tia sữa bị sốt có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Các dấu hiệu mẹ bị tắc tia sữa

Dấu hiệu dễ thấy nhất của tắc tia sữa là mẹ cảm thấy có một cục u nổi lên trên ngực. Khi mẹ chạm vào sẽ thấy cục u này hơi cứng, hoặc đôi khi một bên vú của mẹ bị sưng lên. Ngoài ra, còn một số dấu hiệu khác là:

  • Cảm thấy người không khỏe.
  • Sữa ở một bên chảy chậm hơn.
  • Vú bị đỏ và nóng, rát khi chạm vào.
  • Có một vết phồng rộp nhỏ màu trắng trên núm vú, gọi là mụn sữa.

Phân biệt tắc tia sữa, viêm vú và áp xe vú sau sinh

  • Tắc tia sữa: Có một cục u nổi lên trên ngực của mẹ, đồng thời vùng da ngực chuyển đỏ và hơi rát.
  • Viêm vú cũng có các biểu hiện giống tắc tia sữa, nhưng sẽ kèm theo sốt và cảm thấy người uể oải, mệt mỏi.
  • Áp xe vú là tình trạng tích tụ mủ trong vú. Khi bị áp xe, vùng da vú bị sưng to ra, trở nên cứng lại, chuyển đỏ và nóng rát. Mẹ sẽ có cảm giác rất đau nhức bên trong ngực khi sờ vào hoặc khi cử động cánh tay.

Người bị tắc tia sữa rất dễ chuyển biến thành viêm vú hoặc áp xe vú nếu không chữa trị sớm.

>> Bạn có thể xem thêm: Sữa mẹ bị nóng phải làm sao cho mát và ngon hơn?

Cách chữa tắc tia sữa theo mẹo dân gian

Dưới đây là 6 mẹo dân gian hỗ trợ chữa tắc tia sữa hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng thành công, bạn hãy thử tìm hiểu nhé.

1. Đắp lá bắp cải lên bầu ngực

Lá bắp cải ướp lạnh chính là mẹo dân gian chữa tắc tia sữa đơn giản và hiệu quả bạn nên thử. Dưới đây là cách thực hiện:

  • Lá bắp cải rửa sạch và cắt theo hình khuôn ngực, đục một lỗ hở đầu vú
  • Sau đó, bạn cho lá bắp cải xanh đã rửa sạch, để ráo nước vào tủ lạnh để ướp.
  • Khi lá bắp cải đủ lạnh, bạn dùng đắp lên bầu ngực và để hở núm vú trong 20 phút.
  • Kế đến, bạn dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau xung quanh bầu ngực và thực hiện điều này 3 lần/ngày.

Ngoài việc đắp lá bắp cải để trị tắc tia sữa tại nhà, bạn có thể tìm hiểu thêm “Mẹ sau sinh ăn bắp cải có mất sữa không? Đâu là nguyên nhân gây mất sữa?” nữa nhé.

2. Đắp lá mít trị tắc tia sữa tại nhà

Mẹo dân gian chữa tắc tia sữa với lá mít cũng được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Đầu tiên, bạn nên chọn lá mít bánh tẻ (không non cũng không già).
  • Nếu con của bạn là con gái thì chọn 9 lá, còn con trai thì chọn 7 lá.
  • Sau đó, bạn đem rửa sạch lá mít để khô ráo rồi hơ lá trên lửa nóng.
  • Kế đến, bạn vừa áp lá mít lên ngực vừa dùng tay day nhẹ ngực để thông sữa.
  • Nếu lá nguội, tiếp tục lặp lại những thao tác vừa rồi. Bạn nên thực hiện thao tác trên khoảng khoảng 3-4 lần/ngày.

Đắp lá mít trị tắc tia sữa tại nhà

3. Đắp men rượu chữa tắc sữa

Ngoài việc đắp lá bắp cải và lá mít, bạn có thể áp dụng mẹo dân gian chữa tắc tia sữa với men rượu. Bạn có thể thực hiện như sau:

  • Dùng men trộn với rượu trắng.
  • Sau đó đắp hỗn hợp lên ngực trong vòng 20 phút.
  • Kế đến, bạn dùng khăn lau sạch men rượu trên ngực.
  • Cuối cùng dùng khăn ấm lau sạch bầu ngực lại một lần nữa.

4. Uống nước lá đinh lăng xay nhuyễn

Bạn có thể áp dụng mẹo dân gian chữa tắc tia sữa với nước lá đinh lăng. Bạn có thể xay nước uống hoặc nấu canh ăn đều được. Bạn thực hiện như sau:

  • Sử dụng 150-200 gram lá đinh lăng tươi rửa sạch.
  • Cho vào nồi nấu với khoảng 200ml nước, đậy nắp lại.
  • Sau khi nước lá đinh lăng sôi thì mở nắp và đảo qua một lần.
  • Bạn cần lặp lại các bước trên khoảng 2-3 lần để lá ra hết chất.
  • Sau 7 phút thiện hiện, bạn hãy tắt bếp, chờ nguội và chắt lấy nước đầu tiên để uống.
  • Tiếp đến, bạn đổ thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại, lược nước thứ hai để uống.

Bạn hãy uống liên tục khoảng 2-3 ngày để thấy hiệu quả. Tuy nhiên bạn không nên uống nước lá đinh lăng thay thế nước lọc. Cách tốt nhất, bạn nên uống xen kẽ hai thức nước này.

Lá đinh lăng không chỉ là một vị thuốc Đông y mà còn là một cách chữa tắc tia sữa hiệu quả.

5. Kết hợp đắp và uống lá bồ công anh

Mẹo dân gian chữa tắc tia sữa khác cũng được nhiều mẹ áp dụng là kết hợp đắp và uống lá bồ công anh. Cách thực hiện như sau:

  • Lá bồ công anh rửa sạch và ngâm nước muối.
  • Sau đó, bạn giã nát hoặc xay nhuyễn bằng máy.
  • Kế đến vắt nước uống, còn bã thì dùng để đắp lên ngực.

Lưu ý: Bạn nên cân nhắc trường hợp của bản thân để uống nước lá bồ công anh cho hợp lý. Nếu bị nặng thì cách chữa tắc tia sữa nặng là uống nhiều. Ngược lại bạn bị tắc sữa nhẹ thì uống ít hơn.

Kết hợp đắp và uống lá bồ công anh để chữa tắc tia sữa

6. Dùng lược chải ngực trị tắc sữa

Bên cạnh các cách trên, thì dân gian còn chữa mẹo tắc tia sữa bằng lược chải. Bạn có thể áp dụng theo hai cách sau:

  • Cách 1: Dùng lược chải lên bầu ngực xuôi theo bầu ngực từ chân tới đỉnh vú.
  • Cách 2: Kết hợp chải lược và đắp lá mít lên ngực để tăng hiệu quả chữa tắc sữa.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bác sĩ giải đáp về việc chữa tắc tia sữa bằng coca cola được không?

7. Mặc áo ngực vừa vặn, không có gọng

Mẹ không nên mặc áo ngực quá chật, vì nó có thể đè nén lên các cơ và gây tắc nghẽn các ống dẫn sữa. Tương tự, áo ngực có gọng cũng sẽ cản trở lưu lượng sữa được dẫn đến núm vú, gây tắc ống dẫn hoặc thậm chí là viêm vú.

Cách chữa tắc tia sữa theo y khoa

Không chỉ có các mẹo dân gian, các chuyên gia y khoa cũng đã nghiên cứu nhiều cách giúp các mẹ bỉm chữa tắc tia sữa hiệu quả. Trong đó, Tổ chức Nuôi con bằng sữa mẹ (Academy of Breastfeeding Medicine) đã đúc kết 5 phương pháp để giúp mẹ bỉm giảm bớt triệu chứng tắc tia sữa.

1. Cho con bú thường xuyên hơn

Thay vì cho con bú cố định theo lịch có sẵn, mẹ có thể cho con bú bất khi nào con có dấu hiệu đói. Điều này thúc đẩy sữa mẹ tiết ra thường xuyên, giảm thiểu được tình trạng tắc sữa. Khoảng thời gian giữa các cữ bú được các chuyên gia đề xuất là khoảng 2 tiếng/lần.

Thêm vào đó, mẹ nên thay đổi tư thế cho con bú liên tục, tránh việc con bú sai tư thế và lại gây tắc sữa. Nếu mẹ vẫn thấy ngực căng tức sau khi cho con bú thì nên vắt sữa bằng tay hoặc vắt sữa bằng máy vắt để làm rỗng bầu vú.

Hướng dẫn cách vắt sữa bằng tay:
  1. Chuẩn bị một bình sạch để đựng sữa mẹ.
  2. Nhẹ nhàng massage ngực để kích thích tiết sữa.
  3. Dùng một tay ôm lấy ngực, tay kia tạo hình chữ “C” bằng ngón trỏ và ngón cái.
  4. Dùng ngón tay xoa bóp phần bầu ngực trên núm vú vài cm.
  5. Di chuyển tay vòng quanh bầu ngực. Lặp lại các thao tác liên tục.

2. Chườm lạnh hoặc nóng

Việc chườm lạnh hoặc chườm nóng nhìn chung đều giúp ích cho mẹ trong việc giảm viêm và sưng từ việc tắc tia sữa. Đối với chườm lạnh, mẹ chú ý không nên chườm đá trực tiếp lên da để tránh bị phỏng lạnh. Thay vào đó, mẹ nên đặt túi đá vào một chiếc khăn sạch và áp lên ngực.

Đối với chườm nóng, mẹ có thể dùng một chiếc khăn sạch đã ngâm nước ấm đắp lên ngực khiến cơn đau dễ chịu hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể ngâm mình trong bồn nước nóng.

3. Massage ngực nhẹ nhàng

Xoa bóp cũng là một phương pháp hiệu quả để gây áp lực lên phần bị tắc và kích thích sữa chảy ra. Để massage ngực chữa tắc tia sữa, mẹ hãy làm theo các bước sau:

  1. Xoa bóp nhẹ nhàng ở phần ngực bên trên đầu ti. Mẹ nên tập trung massage kỹ ở khu vực có cảm giác sưng, cộm.
  2. Dùng ngón cái bóp phần chân ngực để kích sữa tiết ra. Massage từ phần trên ngực dần về phía núm vú.

Trong khi xoa bóp, mẹ có thể hơi cúi người để phần ngực rũ xuống. Lực kéo của trọng lực kết hợp cùng xoa bóp sẽ đẩy sữa đi xuống dễ dàng hơn.

Massage ngực giúp tạo áp lực lên vùng bị tắc tia sữa, giúp mẹ thoải mái hơn.

4. Dùng thuốc giúp giảm khó chịu

Nếu các cơn đau vì tắc tia sữa gây khó chịu và mệt mỏi, mẹ có thể uống một số loại thuốc giảm đau, chẳng hạn ibuprofen. Đây là loại thuốc được các chuyên gia đề xuất cho các mẹ giảm đau khi đang cho con bú.

Ngoài ra, thuốc advil và tylenol cũng có khả năng giảm đau vì tắc tia sữa. Các mẹ nên trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ nhà thuốc để xác định liều lượng uống phù hợp với mình.

Phòng ngừa tắc tia sữa như thế nào?

Khi bạn đã biết các mẹo dân gian chữa tắc tia sữa rồi thì nên biết thêm cách phòng tránh để tình trạng không tái lại. Dưới đây là các cách phòng tránh bạn nên nhớ:

  • Nếu không ở gần con thì bạn hãy hút hết sữa ra ngoài.
  • Luôn đảm bảo em bé đã bú hoặc bạn đã vắt hết sữa trong ngực. Làm trống bầu ngực này mới chuyển tiếp sang bầu ngực còn lại.
  • Nếu bạn đang cai sữa cho con hãy hút một lượng sữa vừa đủ để giảm bớt cơn đau.
  • Một số người dùng lecithin để làm loãng sữa mẹ và men vi sinh để phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong ống dẫn sữa. Nếu áp dụng cách này bạn cần xin ý kiến từ bác sĩ.

Đảm bảo luôn cho con bú đúng tư thế

Tư thế cho con bú được khuyến nghị bởi Dịch vụ Y Tế Quốc gia Anh – NHS:
  1. Ôm bé sát vào người mẹ sao cho mũi bé ngang bằng với núm vú.
  2. Để đầu bé ngửa ra sau một chút để môi trên của bé có thể chạm vào núm vú của mẹ. Việc này sẽ giúp bé há miệng rộng ra.
  3. Khi miệng bé mở đủ rộng, cằm của bé sẽ có thể chạm vào ngực mẹ và lưỡi bé có thể chạm tới càng nhiều bầu ngực càng tốt.

Các câu hỏi thường gặp

Tắc tia sữa có nguy hiểm không? Cách chữa thế nào?

Mặc dù tắc tia sữa không đe dọa tính mạng, nhưng nếu để tình trạng tiếp diễn trong thời gian dài mà không chữa thì dễ dẫn đến viêm vú hoặc áp xe vú. Khi đó sẽ gây đau đớn và khiến mẹ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình nuôi con.

Tắc tia sữa thì khi nào nên đi khám?

Sau vài ngày áp dụng các cách trên, nếu tình trạng vẫn không tiến triển tích cực và cũng không thuyên giảm thì mẹ nên đi khám. Thậm chí là mẹ nên đi đến phòng khám ngay khi xuất hiện kèm theo các triệu chứng như: Sốt, ớn lạnh, có dịch tiết ra từ núm vú, đau vú dữ dội…

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp thông tin tổng quan về các cách chữa tắc tia sữa. Trong đó, có hai hướng chữa tắc tia sữa thông dụng là theo dân gian và theo y khoa. Các mẹ bỉm hãy cân nhắc để chọn cách phù hợp với tình trạng của mình nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Clogged Milk Duct

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/24239-clogged-milk-duct#management-and-treatment

Truy cập ngày: 13.01.2024

2. Clogged Milk Ducts

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Clogged-Milk-Ducts.aspx

Truy cập ngày: 13.01.2024

3. Plugged Milk Ducts

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/plugged-milk-ducts#:~:text=If%20you%20develop%20a%20plugged,water%20while%20massaging%20the%20lump.

Truy cập ngày: 13.01.2024

4. Managing plugged ducts, mastitis when breastfeeding

https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/managing-plugged-ducts-mastitis-when-breastfeeding

Truy cập ngày: 13.01.2024

5. The effectiveness of cabbage leaf application (treatment) on pain and hardness in breast engorgement and its effect on the duration of breastfeeding

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27820535/

Truy cập ngày: 13.01.2024

x