Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hoàng Công Hải
Cập nhật 25/11/2022

Trĩ sau sinh: Cách đối phó nào tốt nhất cho mẹ bỉm sữa đây?

Trĩ sau sinh: Cách đối phó nào tốt nhất cho mẹ bỉm sữa đây?
Sau sinh, các bà mẹ bỉm sữa phải đối mặt rất nhiều biến chứng hậu mang thai. Một trong những điều khiến các mẹ cảm thấy hoang mang và sợ nhất chính bị mắc bệnh trĩ.

Trĩ sau sinh là một vấn đề rất khó bày tỏ của các mẹ bỉm sữa. Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân nào và cách khắc phục ra sao? Tất cả những vấn đề này sẽ được MarryBaby giải đáp ngay trong bài viết này. Nếu mẹ bỉm nào đang mắc phải tình trạng khó nói trên hãy đọc ngay bài viết nhé.

Vì sao phụ nữ sau sinh dễ mắc bệnh trĩ?

Trĩ sau sinh là tình trạng sưng phồng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới; tương tự như chứng giãn tĩnh mạch. Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong trực tràng (trĩ nội) hoặc dưới da xung quanh hậu môn (trĩ ngoại).

Khi mang thai, bệnh trĩ có thể được khởi phát do sự gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng. Điều này có thể do tử cung của mẹ mở rộng, áp lực từ thai nhi đang lớn và lưu lượng máu tăng lên. Tất cả xảy ra làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch xung quanh hậu môn khi quá trình mang thai tiến triển. Hơn nữa, rặn khi đi vệ sinh vì táo bón có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ. Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn ít chất xơ trong thời gian mang thai cũng tạo điều kiện thuận lợi cho trĩ phát triển trong và sau khi sinh.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn sầu riêng được không? Mẹ nào thèm sầu riêng thì xem ngay nhé!

Dấu hiệu mẹ bị trĩ sau sinh

trĩ sau sinh có tự khỏi không

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ sau sinh thường phụ thuộc vào loại trĩ. Dưới đây là cách nhận biết về các loại bệnh trĩ:

1. Bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại sau sinh sẽ nằm dưới da xung quanh hậu môn gồm các dấu hiệu sau:

  • Ngứa hoặc kích ứng ở vùng hậu môn.
  • Đau hoặc khó chịu.
  • Sưng xung quanh hậu môn.
  • Chảy máu hậu môn

2. Bệnh trĩ nội

Trĩ nội nằm bên trong trực tràng; thường không thể nhìn thấy hoặc cảm thấy chúng và hiếm khi gây khó chịu. Nhưng chúng sẽ gây khó chịu khi bạn đi ngoài, các dấu hiệu như sau:

  • Chảy máu không đau khi đi đại tiện: Bạn có thể nhận thấy một lượng nhỏ máu đỏ tươi trên khăn giấy vệ sinh hoặc trong lẫn cùng phân bồn cầu.
  • Trĩ đẩy qua lỗ hậu môn (trĩ sa ra ngoài hoặc lồi ra ngoài), dẫn đến đau và rát.

>> Bạn có thể xem thêm: Thực phẩm lợi sữa: 14 loại thức uống lợi sữa sau sinh

Bị trĩ sau sinh thường khác sinh mổ như thế nào?

Sinh thường hay sinh đường âm đạo có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn so với sinh mổ. Tuy nhiên, trĩ sau sinh mổ và sau sinh thường về cơ bản rất giống nhau. Dấu hiệu “cùng” nhận diện là ngứa, đau rát hậu môn, chảy máu trĩ mỗi lần đi đại tiện; thậm chí có một số mẹ không đi đại tiện được.

Trường hợp búi trĩ không được vệ sinh sạch dễ bị viêm nhiễm gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng; nứt búi trĩ; nghẹt búi trĩ; tắc mạch; ung thư hậu môn trực tràng…

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không và cách điều trị thế nào?

Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều bị trĩ, tùy mức độ nặng hay nhẹ. Một số mẹ sẽ tự động khỏi nhưng có một số trường hợp sẽ nặng thêm. Như vậy mẹ đã biết bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không rồi đúng không? Vậy cách trị trĩ sau sinh như nào?

Bị trĩ sau sinh là nỗi ám ảnh của tất cả mẹ bỉm sữa. Cách chữa bệnh trĩ hay cách chữa lòi dom sau sinh luôn nhận được sự quan tâm của các mẹ. Tùy vào cấp độ của bệnh mà mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Điều trị nội khoa được lựa chọn đối với bệnh trĩ cấp độ 1 và 2. Điều trị trĩ cần giải quyết 3 vấn đề:

  • Làm mềm phân, chống táo bón, giảm áp lực lên tĩnh mạch trĩ.
  • Tăng trương lực mạch máu, giúp co mạch, co búi trĩ.
  • Tác dụng cầm máu, tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn giúp vết thương chóng lành.
  • Ngoài ra, khi phát hiện bị trĩ sau sinh, mẹ nên chú ý:

    • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đặc biệt sau khi đi vệ sinh.
    • Không nhịn đại tiện quá lâu.
    • Không ngồi hay nằm quá lâu.
    • Thường xuyên vận động, tập thể dục các môn như chạy bộ, bơi.
    • Không ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, tránh các thực phẩm kích thích như cà phê, rượu, trà.
    • Uống nhiều nước, uống đủ 2-3 lít nước.
    • Ăn nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường chất xơ.

    Cách trị trĩ sau sinh tại nhà

    cách trị trĩ sau sinh

    Khi nhận biết các dấu hiệu của bệnh trĩ sau sinh, mẹ nên áp dụng các biện pháp này tại nhà để khắc phục tình trạng này nhé.

    • Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ làm mềm phân hơn. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng phải rặn khi đại tiện có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh trĩ hiện có.
    • Dùng thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh: Bạn cũng có thể sử dụng thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh dưới sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ; thuốc đạn hoặc thuốc mỡ; sử dụng miếng đệm có chứa cây phỉ; hoặc chất làm tê.
    • Thường xuyên ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc bồn tắm nằm: Ngâm vùng hậu môn của bạn trong nước ấm từ 10 đến 15 phút từ 2-3 lần/ngày để giảm tình trạng đau rát.
    • Uống thuốc giảm đau: Bạn có thể tạm thời sử dụng acetaminophen (Tylenol, những loại khác); aspirin; hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) để giúp giảm bớt sự khó chịu.
    • Một số thuốc khác: thuốc trợ tĩnh mạch như dẫn xuất của flavonoid được chứng minh có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh trĩ. Bạn cần gặp bác sĩ để được kê đơn và hướng dẫn cụ thể

    Vậy khi nào mẹ bị trĩ sau sinh nên đi đến bệnh viện?

    Nếu bạn bị chảy máu khi đi đại tiện và tình trạng trĩ sau sinh không cải thiện sau một tuần chăm sóc tại nhà; thì hãy đi đến bệnh viện để khám ngay nhé. Tuy nhiên, bạn đừng cho rằng chảy máu trực tràng là do bệnh trĩ. Nhất là, khi bạn có những thay đổi trong thói quen đi đại tiện; hoặc phân bị thay đổi màu sắc và độ đặc. Bởi vì, chảy máu trực tràng có thể xảy ra với các bệnh khác như ung thư đại trực tràng và ung thư hậu môn. Vì thế nếu thấy bất kì điều gì bất thường hãy đi khám ngay để các bác sĩ chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

    Bên cạnh đó, nếu búi trĩ của bạn đau nhức, có sưng tấy hậu môn, sốt hoặc có chảy dịch kèm máu quanh hậu môn trực tràng, đó có thể là dấu hiệu của biến chứng bệnh trĩ; bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

    Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ bỉm sữa hiểu hơn về tình trạng trĩ sau sinh. Nếu còn những thắc gì hãy để lại bình luận tại đây. Đội ngũ bác sĩ tham vấn của MarryBaby sẽ giải đáp ngay nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Hemorrhoids

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/symptoms-causes/syc-20360268

    Truy cập ngày 30/06/2022

    2. Hemorrhoids in pregnancy

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2278306/

    Truy cập ngày 30/06/2022

    3. Hemorrhoids

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/diagnosis-treatment/drc-20360280

    Truy cập ngày 30/06/2022

    4. Haemorrhoids during pregnancy

    https://www.pregnancybirthbaby.org.au/haemorrhoids-during-pregnancy

    Truy cập ngày 30/06/2022

    5. 5 Best and Worst Home Remedies for Your Hemorrhoids

    https://health.clevelandclinic.org/how-to-get-rid-of-hemorrhoids/

    Truy cập ngày 30/06/2022

    x