Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/10/2020

Liều thuốc cho bệnh “ăn vạ”

Liều thuốc cho bệnh “ăn vạ”
Hầu hết các bạn nhỏ đều mắc phải thói xấu ăn vạ: Khóc lóc, la hét hay không ngừng làu bàu để đòi cho bằng được thứ mình muốn. Mẹ phải làm gì để giải quyết những tình huống này?

Ăn vạ là “căn bệnh”kinh niên” ở trẻ em. Bố mẹ càng nuông chiều thì bệnh này càng trở nặng. Làm thế này để “điều trị” dứt điểm bệnh ăn vạ cho bé? Các bậc phụ huynh có thể tham khảo ngay gợi ý sau đây của Marry Baby để áp dụng cho con trẻ nhé.ăn vạ

Nguyên nhân khiến trẻ ăn vạ

Muốn trị bất cứ bệnh gì chúng ta cũng phải tìm được ra nguyên nhân gây bệnh! Tương tự, muốn trị trẻ hay ăn vạ thì cha mẹ cũng nên chịu khó tìm hiểu nguyên nhân tại sao con lại như thế.

1. Bé không được đáp ứng đúng nhu cầu

Ba mẹ cần hiểu được nhu cầu cơ bản của bé như ăn, ngủ, đi vệ sinh, muốn được chở che, quan tâm. Điều này sẽ giúp ba mẹ biết làm thế nào để con không tiếp tục ăn vạ nữa, nếu không muốn nghe bé khóc lóc, mè nheo.

Ví dụ như bé khóc gắt ngủ nhưng ba mẹ hiểu sai là con đòi ăn thì càng cho ăn, bé càng khóc dữ dội. Nếu lúc này ba mẹ hiểu đúng nhu cầu của con và đưa bé vào phòng để cho bé ngủ, hát ru con ngủ, kể chuyện cho bé nghe trước khi đi ngủ thì bé sẽ nín khóc ngay.

2. Bé cảm thấy ít được quan tâm

Bất kỳ cô, cậu nhóc nào cũng muốn được ba mẹ để ý và nâng niu chăm sóc. Để bé không mè nheo, tốt hơn hết là mẹ đừng đợi đến lúc bé hỏi: “Mẹ có yêu con không” mà nên thể hiện sự quan tâm một cách chủ động để bé luôn cảm thấy được ba mẹ hỗ trợ và thấu hiểu. Tuy nhiên, bạn không nên thể hiện sự chú ý khi bé đang nhõng nhẽo và nuông chiều bé không đúng lúc.

3. Bé cảm thấy bất lực

Khi bé cảm thấy mình không có chút ảnh hưởng nào đến ba mẹ, chắc chắn con sẽ dùng đến biện pháp mít ướt. Vì thế, đầu tiên, ba mẹ nên cho bé thấy bạn đang lắng nghe nhưng chưa thể đáp ứng yêu cầu của con. Tiếp đến, bạn khuyến khích bé sử dụng giọng nói bình thường một cách tự tin thay vì giọng khóc lóc đầy thất thế. Xa hơn, bạn cần chỉ cho con thấy rằng con hoàn toàn có thể đạt được điều con muốn nếu thật bình tĩnh và biết cách thuyết phục.

ăn vạ
Bé khóc có thể do con đang gặp áp lực

4. Bé muốn khóc

Có thể bé đang bị dồn nén quá nhiều áp lực. Trẻ nhỏ có thể cảm thấy căng thẳng vì những chuyện như tập ngồi bô, mẹ mới sinh em bé, nhà có người giúp việc mới… Lúc này, bạn cần chia sẻ và quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của bé.

5. Bé được nuông chiều

Thông thường, nếu trẻ ăn vạ vài lần và “dọa” được ba mẹ thì chắc chắn bé sẽ tiếp tục thực hiện chiêu này để có được thứ mình muốn. Vì thế, ba mẹ không nên thỏa hiệp với các đòi hỏi không hợp lý của con. Thay vào đó, bạn có thể tìm giải pháp để trấn an bé, ví dụ như giải thích cho con hiểu rằng thứ con muốn thật sự không tốt cho sức khỏe, nó sẽ làm con bị đau… hoặc ba mẹ có thể đưa ra các phương án thay thế cho bé tự chọn.

Bạn không cần phải quá căng thẳng về những tình huống khóc mếu thường xuyên diễn ra. Đừng quá tập trung vào việc giải quyết vấn đề, mà quan trọng hơn cả là lắng nghe cảm xúc của mình. Trên hết, bạn luôn yêu bé. Khi bạn ôm con vào lòng và thủ thỉ với bé, mọi hờn lẫy sẽ kết thúc mau chóng mà thôi.

Ăn vạ có tính di truyền

Nhiều cha mẹ tự trách mình khi con ăn vạ, song các nhà khoa học tiết lộ rằng đây là vấn đề thuộc về di truyền chứ không hẳn do giáo dục.

Trong nhiều thập niên, người ta vẫn nghĩ thói hung hăng, ăn vạ ở trẻ được hình thành là do sống trong môi trường xấu. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ngay từ lúc sơ sinh, đặc biệt là độ tuổi từ 2-4 tuổi, trẻ rất dễ nhiễm tật hư ảnh hưởng đến tính cách sau này.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Montreal, Canada vừa tìm ra những sự khác biệt quan trọng về cả tần suất lẫn tỷ lệ những cơn giận dữ của trẻ dựa trên mối tương tác giữa di truyền và môi trường. Cuộc khảo sát được thực hiện trên những đứa trẻ sinh đôi cùng trứng, sinh đôi khác trứng và những đứa trẻ bình thường. Kết quả là yếu tố môi trường sống giống hay khác nhau ảnh hưởng rất ít đến tính hay ăn vạ của trẻ.

Thay vào đó, yếu tố di truyền chi phối chủ yếu xu hướng phát triển của trẻ. Theo đó một số trẻ sẽ bình tĩnh, điềm đạm hơn, trong khi một vài trẻ khác lại hay gào khóc và phản đối thái quá khi không vừa ý điều gì. Trẻ từ 1,5 tuổi đến 4 tuổi có thể cắn, đấm đá và vật lộn trên sàn để giải phóng cơn nóng giận của mình.

Mặc dù vậy, di truyền cũng không quyết định toàn bộ và mãi mãi cho quá trình phát triển của trẻ. Các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều để giúp con giảm bớt tính hung hăng, hay nóng giận và ăn vạ.

ăn vạ
Ăn vạ cũng có thể do di truyền

Hầu hết trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên và kể cả người lớn đều dễ cáu kỉnh khi bị áp lực tâm lý, từ đó hình thành thói quen phản kháng. Càng bị đè nén trẻ càng dễ hung hăng. Vì vậy, các bạn nên chú ý giữ mối quan hệ giữa cha mẹ – con cái, anh chị em và bạn bè của trẻ sao cho hài hòa, ít xung đột.

Bạn không nên cấm đoán trẻ mà cần khéo léo hướng con quan tâm đến nhiều chủ đề khác thay vì xoáy sâu vào mối xung đột. Đặc biệt, bạn đừng để cả nhà rơi vào cuộc chiến lẩn quẩn “mè nheo – không cho – ăn vạ – nhượng bộ – ngày càng ăn vạ” giữa trẻ và người lớn.

Có nên cho trẻ sơ sinh đi ngủ sớm? Ép trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đi ngủ sớm cũng là một nguyên nhân gây mất ngủ và tạo thói quen càu nhàu, phản kháng của trẻ. Buổi tối, một đứa trẻ chưa buồn ngủ mà bị bắt nằm im trên giường sẽ ở trong tâm trạng đè nén, đến khi trẻ mệt mỏi thật sự thì cũng không tài nào ngủ được, lúc ấy cơn cáu giận sẽ bùng nổ khó mà xoa dịu. Nếu cứ kéo dài như vậy ngày này qua ngày khác, tình trạng này sẽ là một cơn khủng hoảng thật sự cho tất cả mọi người đấy. Vậy bạn đã biết làm thế nào để đối mặt một cách thông minh trước trẻ có “gen ăn vạ” rồi chứ?

Ăn vạ là “căn bệnh” mà mọi trẻ nhỏ đều dễ dàng mắc phải. Việc của cha mẹ là cần tìm cách thuyết phục và giáo dục con đúng cách để bé luôn cảm thấy được quan tâm, yêu thương. Mặt khác có thể giúp trẻ nhận ra một điều, đôi khi không phải thứ cứ muốn là được và con phải chấp nhận điều đó.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x