Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chắc chắn nhiều mẹ chuẩn bị có con hoặc sắp sinh con trai sẽ muốn tìm hiểu về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh.
Bao quy đầu là lớp da che đậy phần đầu của dương vật. Một số bác sĩ cho rằng, việc cắt bao quy đầu cho trẻ em có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Tuy nhiên, quan điểm này lại bị phản bác gay gắt bởi một số chuyên gia khác, những người cho rằng việc cắt bao quy đầu là hoàn toàn không nên.
Học Viện Nhi Khoa của Mỹ kết luận, mặc dù có những nguy cơ nhưng lợi ích việc cắt bao quy đầu cho trẻ vẫn nhiều hơn. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng đưa ra thông báo gián tiếp trả lời câu hỏi có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Đó là họ khuyến khích các bậc phụ huynh nên cắt bao quy đầu cho trẻ.
Quyết định cuối cùng về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh vẫn là của bố mẹ. Nhưng CDC cũng khuyến cáo các bác sĩ nên tư vấn rõ ràng về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh, nhất là về những lợi ích, nguy cơ và các yếu tố xã hội khác như tôn giáo. Mục đích là để bố mẹ trẻ có thể nắm rõ hơn về sự cần thiết khi cắt bao quy đầu cho con.
Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh? Nhiều bác sĩ trả lời “có”. Nguyên nhân là việc này không chỉ mang lại lợi ích trước mắt mà còn kéo dài xuyên suốt cuộc đời của trẻ về sau khi đã là người đàn ông trưởng thành.
– Cắt bao quy đầu sớm ít gặp biến chứng hơn
Chỉ có 0,5% trẻ sơ sinh gặp biến chứng khi cắt bao quy đầu, tuy nhiên không có biến chứng nào quá nghiêm trọng. So với trẻ sơ sinh, trẻ trên 1 tuổi có nguy cơ gặp biến chứng nhiều hơn.
– Vệ sinh “cậu nhỏ” dễ dàng hơn
Cắt bao quy đầu giúp cho việc vệ sinh dương vật trở nên đơn giản hơn.
– Giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh khá phổ biến ở phái nam gây ra nhiều vấn đề về thận. Theo nghiên cứu, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới đã cắt bao quy đầu thấp hơn nhiều so với nhóm nam giới còn lại.
– Ngăn ngừa các bệnh về dương vật
Việc cắt bao quy đầu sẽ giúp tránh nguy cơ viêm quy đầu và viêm bao quy đầu.
– Giảm nguy cơ ung thư dương vật
Những người đàn ông đã cắt bao quy đầu ít mắc bệnh ung thư dương vật và ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, người bạn đời của họ cũng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung hơn.
– Giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Một số nghiên cứu cho thấy giảm khả năng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm HIV ở nam giới đã cắt bao quy đầu.
– Tăng khoái cảm tình dục
Cắt bao quy đầu chẳng những không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn được cho là có tác dụng nâng cao khoái cảm tình dục cho nam giới và người bạn đời của họ.
Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe trong tương lai nhưng việc cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh vẫn có thể xảy ra những rủi ro dù chiếm tỷ lệ rất thấp, đó là:
– Nhiễm trùng.
– Chảy máu vết mổ.
– Cắt phạm vào quy đầu.
Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, da quy đầu là nguồn dự trữ trong những trường hợp cần da thay thế cho các phần khác của cơ thể. Vậy nên, họ đứng về phe trả lời “không” cho câu hỏi có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh.
Ở Mỹ, nhiều bậc phụ huynh lựa chọn cắt bao quy đầu cho bé ngay từ khi con mới sinh. Theo CDC, việc cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh sẽ an toàn và nhanh lành hơn. Ngoài ra, nếu việc cắt bao quy đầu được thực hiện sau khi có quan hệ tình dục sẽ bỏ lỡ cơ hội ngăn ngừa HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cho nam giới.
Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh? Ở Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có quy định hay khuyến cáo nào của các cơ quan y tế về việc cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh. 90% trẻ em từ 3-4 tuổi có thể tụt bao quy đầu một cách dễ dàng và không cần nhờ sự can thiệp y tế nào.
Vậy nên, các trường hợp cắt bao quy đầu chỉ diễn ra khi bao quy đầu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như: gây mất vệ sinh, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, nhiễm trùng đường tiểu tái phát hoặc trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là hiện tượng da quy đầu của dương vật không có khả năng tuột ra khỏi quy đầu. Đây là hiện tượng phổ biến ở hơn 90% trẻ sơ sinh, được gọi là hẹp bao quy đầu sinh lý. Nhưng tình trạng này sẽ được cải thiện, thường bao quy đầu sẽ tuột xuống khi trẻ từ 1 tuổi trở lên.
Chỉ có một số rất ít bị hẹp bao quy đầu bệnh lý, tức các trường hợp sẹo xơ khiến trẻ bị dính bao quy đầu. Sẹo xơ thường hình thành sau viêm nhiễm hoặc do nong bao quy đầu quá mạnh trước đó.
Vậy có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu sinh lý? Thường bác sĩ chỉ yêu cầu cắt bao quy đầu khi trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý.
Trẻ sơ sinh hẹp bao quy đầu sẽ có các triệu chứng như:
– Đỏ mặt, rặn hoặc khóc khi đi tiểu.
– Bao quy đầu phồng lên khi tiểu.
– Dương vật có thể sưng tấy, chảy dịch bất thường, đôi khi trẻ có thể bị sốt.
Thường bác sĩ sẽ chưa chỉ định cắt bao quy đầu mà dùng các biện pháp đơn giản là kéo da quy đầu hoặc dùng thuốc bôi.
Nếu tình trạng của trẻ không cải thiện thì sẽ chuyển sang nong hoặc cắt bao quy đầu.
– Gây tê giảm đau.
– Vê sinh dương vật, bao quy đầu.
– Kẹp chuyên dụng được gắn vào dương vật.
– Cắt bỏ bao quy đầu.
– Băng bó vết thương.
Vết thương sẽ lành sau 7-10 ngày. Nếu mẹ thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy cho trẻ đi khám sớm nhất có thể: sốt, vết thương sưng tấy, tiết dịch, khó cầm máu, xuất hiện mụn nước có mủ, không thể đi tiểu trong vòng 8 giờ…
Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh? Thật ra cắt bao quy đầu trẻ sơ sinh chưa phổ biến ở Việt Nam. Nếu muốn, mẹ có thể liên hệ với bệnh viện nơi sinh để được tư vấn.
HL
Nguồn
1. Circumcision
https://kidshealth.org/en/parents/circumcision.html
Ngày truy cập: 27/7/2021.
2. Surgeries and Procedures: Circumcision
https://kidshealth.org/en/parents/procedure-circumcision.html
Ngày truy cập: 27/7/2021.
3. Neonatal Circumcision: New Recommendations & Implications for Practice
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6179567/
Ngày truy cập: 27/7/2021.
4. Circumcision (male)
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/circumcision/about/pac-20393550
Ngày truy cập: 27/7/2021.
5. Male Circumcision
https://www.cdc.gov/hiv/risk/male-circumcision.html
Ngày truy cập: 27/7/2021.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.