Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Các mũi tiêm phòng cho trẻ em là vấn đề quan trọng bậc nhất trong quá trình chăm sóc con cái. Lợi ích của việc tiêm chủng cho trẻ đầy đủ, đúng lịch, đúng phác đồ là để bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, cúm, rubella, viêm não mô cầu, viêm màng não, thủy đậu… trong suốt cuộc đời.
Vậy các mũi tiêm phòng cho trẻ em nào bố mẹ không nên bỏ lỡ trong quá trình chăm sóc nuôi dạy con?
Khi vi trùng hoặc virut xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công và tự phát tán khắp nơi. Cuộc xâm lược của các vi khuẩn làm bé bị bệnh.
Khi đó, hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoạt động để chống lại các virut gây bệnh. Một khi cơ thể đẩy lùi được virut gây bệnh, cơ thể bạn sẽ tạo ra tế bào nhận biết và chống lại bệnh tật trong tương lai. Vắc-xin cũng hoạt động trên cơ chế tương tự như vậy.
Vắc-xin giúp tăng cuờng hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách bắt chước cơ chế của “nhiễm trùng”, nhưng không gây bệnh cho bé. Nó chỉ làm hệ miễn dịch phát triển các phản ứng tương ứng để có thể nhận biết và ngăn ngừa bệnh.
Do đó, sau khi tiêm phòng, một số bé có thể hơi sốt nhẹ. Triệu chứng này khá bình thường. Mẹ không cần quá lo lắng nhé!
Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cho bé sơ sinh sẽ kích thích sự phát triển của hệ thống miễn dịch của bé, giúp ngăn ngừa và hạn chế khả năng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh.
Theo các chuyên gia, so với một số tác dụng phụ của tiêm chủng không mong muốn, mức độ rủi ro khi không khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh vượt xa rất nhiều lần.
Vì thế, tiêm phòng là cách đơn giản và hiệu quả nhất bảo vệ bé cưng khỏi nguy cơ tử vong, tàn tật và những biến chứng nguy hiểm của nhiều loại bệnh trẻ em nguy hiểm.
Dù là tiêm chủng dịch vụ hay tiêm phòng tại phường thì việc ghi nhớ thông về lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ cũng nên thực hiện đầy đủ nhé.
Nếu quên các mẹ có thể tham khảo lịch tiêm chủng mở rộng tại phường nơi mình cư ngụ gần nhất hoặc tra cứu theo thông tin sau:
Dưới đây là lịch tiêm vaccine cho trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi dậy thì:
Sau khi sinh:
Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng viêm gan siêu vi B.
Dưới 1 tháng tuổi:
Tiêm phòng BCG, ngừa bệnh lao phổi
Những mũi tiêm cho trẻ 2 đến 6 tháng tuổi:
Các mũi tiêm phòng cho trẻ em 6-11 tháng tuổi:
Tiêm phòng cúm
Các mũi tiêm phòng cho trẻ emcho bé 12 tháng đến 15 tháng tuổi:
16-23 tháng tuổi:
Các mũi tiêm phòng cho trẻ em trên 2 tuổi (24 tháng):
Trên 9 tuổi:
Chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.
Tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ không chỉ giúp trẻ tăng sức đề kháng, phòng được các bệnh nguy hiểm mà còn là cách để bố mẹ bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho con.
Tuy nhiên, khi đưa con đi tiêm phòng các mũi tiêm phòng cho trẻ em, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
Không bôi, đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm của bé. Vết tiêm có thể bị sưng đỏ, đau – đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi.
Rất nhiều bố mẹ thắc mắc những trường hợp nào thì không được tiêm phòng cho trẻ? Trước khi tiến hành tiêm chủng, bố mẹ luôn được hướng dẫn đưa trẻ đi khám sàng lọc để phát hiện những bất thường, từ đó bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định phù hợp.
Dưới đây là những trường hợp trẻ không được tiêm phòng:
Không tiêm vắc xin sống với trẻ bị suy giảm miễn dịch như bệnh suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh, suy giảm miễn dịch nặng.
Để phát hiện những trường hợp trẻ không được tiêm phòng các mũi tiêm phòng cho trẻ em, các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng sức khỏe của bé thông qua đo thân nhiệt, đánh giá tri giác, quan sát nhịp thở, nghe tim để phát hiện các bất thường.
An toàn tiêm chủng là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Đó không chỉ là việc đảm bảo nguồn gốc, chất lượng vắc xin, mà còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng của bố mẹ.
Để đảm bảo con khỏe mạnh sau khi tiêm chủng các mũi tiêm phòng cho trẻ em, bố mẹ nên lưu ý một số điểm dưới đây:
Theo dõi sau tiêm chủng:
Chăm sóc sau tiêm chủng:
Để nhớ các mũi tiêm phòng cho trẻ em mẹ có thể ghi trên lich hoặc tải các ứng dụng lịch tiêm phòng của Bộ Y tế để tránh quên.
Thùy Nga
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Vaccines and immunization: What is vaccination?
https://www.who.int/news-room/q-a-detail/vaccines-and-immunization-what-is-vaccination Truy cập ngày 1/10/2021 2. Why Vaccinate? https://www.cdc.gov/vaccines/parents/index.html Truy cập ngày 1/10/2021 3. Vaccines for Children Program (VFC) https://www.cdc.gov/vaccines/programs/vfc/index.html Truy cập ngày 1/10/2021 4. Your Child's Immunizations https://kidshealth.org/en/parents/vaccine.html Truy cập ngày 1/10/2021 5. NHS vaccinations and when to have them https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/nhs-vaccinations-and-when-to-have-them/ Truy cập ngày 1/10/20216. Vaccines for Babies and Children
https://www.health.gov.il/English/Topics/Pregnancy/Vaccination_of_infants/Pages/default.aspx Truy cập ngày 1/10/2021