Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lưu Nguyễn
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/08/2022

Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục ớn lạnh sau sinh

Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục ớn lạnh sau sinh
Phụ nữ sau sinh sức đề kháng giảm nên gặp lạnh dễ mắc bệnh. Mẹ bị ớn lạnh sau sinh là chuyện khá phổ biến. Dù vậy thì đây cũng là một biểu hiện cho thấy mẹ cần tăng cường giữ ấm cho cơ thể để tránh nhiễm lạnh sau sinh.

Sau sinh mẹ phải đối mặt với một số vấn đề về sức khỏe vì lúc này cơ thể mẹ còn yếu mà dân gian thường ví von là “như con cua lột”. Trong đó, hiện tượng ớn lạnh sau sinh, bất kể là mẹ sinh thường hay sinh mổ đều gặp phải. Vậy làm cách nào để mẹ khắc phục tình trạng này và nhanh chóng vượt qua? Chuyện tưởng đơn giản nhưng nhiều mẹ rất khổ sở vì không tìm được cách phù hợp.

1. Tại sao phụ nữ sau sinh bị ớn lạnh?

Hiện tượng ớn lạnh sau sinh thường xảy ra trong vòng vài giờ đầu hoặc cuối quá trình chuyển dạ. Nó khiến mẹ lo lắng vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy lý do vì sao mẹ dễ bị ớn lạnh?

Một số nguyên nhân khiến mẹ bị ớn lạnh sau sinh thường bao gồm:

  • Mẹ bị mất quá nhiều máu trong quá trình sinh con. Điều này làm cơ thể mẹ giảm sức đề kháng, khó chống lại virus cảm lạnh.
  • Những cơn đau sau sinh cộng với việc thức đêm chăm con cũng làm cho hệ miễn dịch của mẹ suy yếu.
  • Sự thay đổi nội tiết tố có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng phụ nữ sau sinh bị ớn lạnh.
  • Nhiều bà mẹ ở cữ cực đoan, ít ra khỏi nhà, ít tắm rửa và vệ sinh cá nhân,… Việc tưởng chừng đơn giản nhưng có thể khiến mẹ dễ bị nhiễm lạnh.

Theo các chuyên gia, mẹ sau sinh sẽ cần ít nhất 6 tuần để cơ thể có thể hồi phục về trạng thái gần như bình thường, đi cùng với đó là những nỗ lực chăm sóc bản thân, giữ vệ sinh đề phòng các biến chứng hậu sản, và cả ớn lạnh sau sinh.

2. Các triệu chứng ớn lạnh sau sinh

ớn lạnh sau sinh

Những cơn nóng lạnh bất thường là dấu hiệu dễ nhận thấy khi mẹ bị nhiễm lạnh sau khi sinh. Mẹ sẽ có cảm giác rùng mình ngay cả khi đang trùm chăn. Hiện tượng này xảy ra do mẹ bị nhiễm gió hoặc tắm muộn.

Ngoài ra, mẹ bị ớn lạnh có thể gặp các triệu chứng như bị sổ mũi, nhức đầu, viêm họng, sốt nhẹ, … tương tự như cảm cúm thông thường.

3. Cách điều trị khi bị ớn lạnh sau sinh

Việc phụ nữ sau sinh bị ớn lạnh khá phổ biến và dễ điều trị, do đó mẹ không cần quá lo lắng. Nhiễm lạnh sau sinh không lây qua đường sữa mẹ và có thể tự khỏi sau 2 đến 3 tuần.

Tuy nhiên cũng không nên chủ quan các mẹ nhé. Vì một số mẹ sẽ tự ý mua thuốc uống mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Điều này vô tình ảnh hưởng đến dòng sữa mẹ và em bé.

Nếu tình trạng không nghiêm trọng thì mẹ có thể tham khảo các mẹo chữa bệnh tự nhiên theo Đông y hoặc bằng cách tăng cường đề kháng của cơ thể qua ăn uống, tập luyện. Hiện tượng ớn lạnh sau sinh sẽ khắc phục đáng kể khi mẹ áp dụng các phương pháp sau:

  • Uống nhiều nước ấm để tăng đào thải virus ra khỏi cơ thể.
  • Không nên cạo gió khi có vết thương hở. Tuyệt đối không được tắm bằng nước lạnh sau khi thực hiện cạo gió.
  • Đồ ăn và nước uống luôn được làm ấm nóng trước khi sử dụng.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi nhiều, hạn chế thức đêm.
  • Ăn các món ăn giúp giải cảm như: cháo trứng, cháo thịt bò nóng kèm hành lá và rau tía tô.
  • Bổ sung vitamin bằng cách ăn trái cây, nước ép trái cây nhằm tăng cường sức đề kháng. Nhiều loại trái cây cũng hỗ trợ tăng chất lượng sữa mẹ, cho sũa mát, bé bú lên cân đều.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, sử dụng nước ấm để vệ sinh cơ thể sau 3 tháng đầu sau sinh. Mẹ nên tắm trong phòng tắm kín gió và lau khô cơ thể ngay khi tắm xong.
  • Luôn lau người khô và giữ cơ thể khô ráo mỗi khi có mồ hôi trộm do ớn lạnh sau sinh.
  • Rửa tay thường xuyên để tránh các loại vi khuẩn tiếp xúc vào cơ thể của mẹ và bé.
  • Chú ý không nên xông hơi giải cảm. Bởi vì xông hơi khiến cơ thể mất đi 1 lượng nước lớn, có thể khiến mẹ suy kiệt, thậm chí dẫn đến đột quỵ.
phụ nữ sau sinh bị ớn lạnh
Ăn nhiều trái cây để tăng cường vitamin là cách giúp mẹ vượt qua hiện tượng ớn lạnh sau sinh hiệu quả.

4. Những cách giữ ấm cơ thể mùa đông phòng ớn lạnh sau sinh

Bảo vệ sức khỏe cho bà đẻ sau sinh khi mùa đông đến cũng rất cần thiết. Dưới đây là,một số lời khuyên hữu ích cho mẹ sau sinh để vượt qua mùa đông lạnh giá.

Mặc quần áo đủ ấm

Đây là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất để giữ ấm cơ thể. Mẹ nên mặc quần áo mỏng, nhiều lớp, để gió lạnh không thể luồn vào cơ thể.

Để ngừa bệnh hô hấp, mẹ luôn phải giữ ấm vùng mũi – cổ – ngực. Khi ở trong nhà cũng nên mặc áo chống rét, chọn loại áo cao cổ, choàng khăn. Khi ra đường phải mang khẩu trang để tránh hít phải khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp.

phụ nữ sau sinh bị ớn lạnh

Tránh bị ớn lạnh sau sinh vào mùa đông: Hãy ăn đủ chất

Chất đường, protein, đặc biệt là mỡ giúp cho cơ thể mẹ có năng lượng chống rét. Nên ăn thức ăn nấu chín kỹ, mềm, dễ tiêu, và chia thành nhiều bữa nhỏ. Tránh ăn uống quá nhiều vào bữa tối vì có thể gây đầy bụng và đi tiểu nhiều.

Mẹo nhỏ là rắc thêm ít tiêu vào thức ăn sẽ giúp làm ấm vùng phổi. Tăng cường các loại trái cây tốt cho hệ hô hấp như nhãn, xoài, ổi… Uống trà vào mỗi buổi sáng cũng là thói quen tốt giúp mẹ tránh bị ớn lạnh sau sinh vào mùa đông.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 4 loại thức uống dinh dưỡng ‘thần thánh’ cho mẹ sau sinh

Ngâm chân bằng nước ấm

Mùa đông, thời tiết lạnh khiến các mạch máu dưới da co lại, máu lưu thông chậm. Một trong những bộ phận trên cơ thể nhạy cảm với lạnh chính là bàn chân. Vì thế, điều quan trọng để tránh ớn lạnh sau sinh là giữ ấm đôi bàn chân. Mẹ có thể ngâm chân vào chậu nước ấm cho chút muối vài phút trước khi ngủ. Ngâm chân bằng nước ấm sẽ giúp “sưởi ấm” cho cơ thể, giúp mẹ có giấc ngủ ngon.

Ngoài ra, dùng bít tất ngắn có chất liệu sợi bông, len có thể giữ ấm cho mẹ vào mùa đông. Nên đi giày đế dày và có tấm lót. Nên thường xuyên thay tất, giữ vệ sinh cho đôi chân.

Tránh xa rượu, bia

Nhiều người cho rằng uống rượu sẽ giảm bớt hiện tượng ớn lạnh sau sinh. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có cơ sở. Uống rượu, nhất là uống say trong thời tiết lạnh rất nguy hiểm, dễ dẫn đến đột quỵ. Do uống rượu làm các mạch máu giãn ra. Khi gặp trời lạnh, mạch đột ngột co lại, huyết áp dễ tăng lên gây tai biến hoặc tử vong. Mẹ cần chú ý không nên uống rượu trong thời tiết này nhé.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Những món ăn gây hậu sản mẹ sau sinh tuyệt đối phải tránh

Không tắm lâu và tập thể dục nhẹ nhàng

Mẹ mới sinh đừng tắm lâu kẻo nhiễm lạnh mẹ nhé!

Tắm quá lâu, tắm nước lạnh khi nhiệt độ ngoài trời thấp là vô cùng nguy hiểm. Vì thế, cần tăng nhiệt độ nước tắm và tuyệt đối không tắm quá lâu. Nếu trời quá lạnh, mẹ chỉ cần vệ sinh bằng khăn ẩm và tắm 2 ngày 1 lần là đủ.

Đi bộ cũng là cách cải thiện lưu thông máu cho bàn chân. Đặt áp lực lên đôi chân khi đi bộ giúp dồn lưu lượng máu trong các tĩnh mạch lên đôi chân. Cứ lặp lại động tác này mỗi ngày sẽ giúp chân khỏe mạnh và giảm đau.

Trên đây là những gợi ý chữa cho phụ nữ bị ớn lạnh sau sinh. Hy vọng có thể giúp mẹ được phần nào để bảo vệ sức khỏe bản thân và em bé tốt nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Intense Shivering After Your Baby’s Born? You’ve Got Postpartum Chills

https://health.clevelandclinic.org/intense-shivering-after-your-babys-born-youve-got-postpartum-chills/#:~:text=Why%20does%20it%20happen%3F,section%20or%20a%20vaginal%20birth.

Ngày truy cập: 26/01/2022

2. Postpartum chills phenomenon: is it a feto-maternal transfusion reaction?

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11167210/

Ngày truy cập: 26/01/2022

3. Problems After Delivery of Your Baby

https://www.northshore.org/healthresources/encyclopedia/encyclopedia.aspx?DocumentHwid=tp23730

Ngày truy cập: 26/01/2022

4. Cảm lạnh thông thường (Common cold)

https://bvndtp.org.vn/cam-lanh-thong-thuong-common-cold/

Ngày truy cập: 26/01/2022

5. Potential Postpartum Complications

https://www.beaumont.org/services/womens-services/maternity/after-pregnancy/moms-health/potential-complications

Ngày truy cập: 26/01/2022

x