Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trần Nguyễn Thục Uyên
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 3 tuần trước

Cách phục hồi sức khỏe sau sinh cho mẹ bầu (Hậu sản)

Cách phục hồi sức khỏe sau sinh cho mẹ bầu (Hậu sản)
Giai đoạn phục hồi sau sinh có thể mang đến nhiều thay đổi cho các mẹ bầu, có những tình trạng bình thường, nhưng cũng có cả những biến chứng nguy hiểm cần được điều trị sớm.

Trong giai đoạn phục hồi sau sinh, các mẹ sẽ trải qua niềm vui sướng nhất thế gian khi nhìn thấy con mình cất tiếng khóc chào đời, nhưng đây cũng là giai đoạn tiềm ẩn nhiều thay đổi về sức khỏe với mẹ nhất. Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp những băn khoăn dành cho mẹ về giai đoạn hậu sản.

Hậu sản là gì?

Đúng như nghĩa của nó, “hậu sản” (postpartum) là từ chỉ giai đoạn ngay sau khi các mẹ bầu đã sinh xong. Theo định nghĩa của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (NCI) giai đoạn này thường sẽ kéo dài khoảng 6 tuần. Trong khoảng thời gian phục hồi này, cơ thể các mẹ sau sinh sẽ trải qua nhiều thay đổi về thể chất và cảm xúc.

Các triệu chứng mẹ bầu thường gặp khi phục hồi sau sinh

Khí hư âm đạo

Theo Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), việc một số mẹ bầu bị chảy máu và ra dịch âm đạo trong giai đoạn phục hồi sau sinh là hiện tượng bình thường. Lúc đầu, máu có thể có màu đỏ tươi và dần sẽ chuyển sang màu nhạt hơn và hồng hơn. Theo thời gian, lượng máu sẽ giảm đi và cuối cùng sẽ ngừng hẳn.

Trừ khi các mẹ bị chảy máu quá nhiều, tức là phải thay hơn hai miếng băng vệ sinh mỗi giờ, thì nên đi khám ngay lập tức. Bởi đây có thể là dấu hiệu của xuất huyết sau sinh hoặc đờ tử cung, một tình trạng nguy hiểm cần được can thiệp y tế.

Đau tức ngực

Trong khi phục hồi sau sinh, các mẹ có thể thấy ngực đầy, cứng và đau. Đó là do mô vú đang chứa quá nhiều sữa, máu và các chất lỏng khác.

Để làm dịu cơn đau ở ngực, mẹ nên chườm khăn ấm hoặc tắm nước ấm trước khi cho con bú hoặc trước khi vắt sữa. Điều này sẽ giúp sữa chảy dễ dàng hơn. Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng thuốc giảm đau.

Phục hồi sức khỏe sau sinh
Đau tức ngực sau khi sinh là bởi mô vú của mẹ đang chứa sữa.

Đổ mồ hôi

Sau khi sinh, nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm khiến các mẹ dễ ra mồ hôi nhiều vào buổi tối. Thông thường phải mất vài tuần sau khi sinh thì các mức này mới trở lại như bình thường.

Bệnh trĩ và táo bón

Trong khi mang thai, thai nhi trong tử cung sẽ gây áp lực lên ruột của mẹ. Đồng thời, việc giảm hoạt động và thay đổi nồng độ hormone do mang thai cũng có thể gây táo bón theo thời gian.

Đặc biệt, nếu mẹ thấy đau khi đi tiêu và sưng gần hậu môn, mẹ có thể đã bị bệnh trĩ. Để ngăn ngừa tình trạng táo bón và trĩ, mẹ nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước và vận động nhẹ nhàng trong giai đoạn phục hồi sau sinh.

Rụng tóc

Trong thời kỳ mang thai, nồng độ hormone cao hơn thúc đẩy tóc của mẹ mọc nhanh hơn, nhưng tóc sẽ rụng nhiều vào giai đoạn sau sinh. Mẹ không cần quá lo lắng vì rụng tóc sau sinh là hiện tượng tạm thời và sẽ giảm dần theo thời gian.

Nước tiểu rò rỉ

Việc chuyển dạ và sinh thường có thể làm giãn hoặc làm tổn thương các cơ sàn chậu của các mẹ bầu. Đây vốn là các cơ hỗ trợ tử cung, bàng quang và trực tràng. Do đó, nước tiểu có thể bị rò rỉ khi mẹ hắt hơi, cười hoặc ho. Tình trạng này thường sẽ được phục hồi trong vòng một tuần sau khi sinh xong.

Trong thời gian còn bị rò rỉ nước tiểu, mẹ nên sử dụng băng vệ sinh để giữ vùng kín sạch sẽ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thực hiện các bài tập cơ sàn chậu để làm săn chắc và giúp kiểm soát bàng quang.

Tuy nhiên, với chế độ chăm sóc phù hợp và các bài tập sàn chậu, vấn đề này thường sẽ cải thiện đáng kể.

Cách phục hồi sức khỏe sau sinh

Khoảng thời gian sau sinh từ 2 – 7 ngày, mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, đuối sức và tinh thần cũng không tốt mấy. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu vì mẹ vừa hoàn thành một quá trình mang thai dài 9 tháng, hao hụt sức lực và trí lực là điều tất yếu phải diễn ra.

Để phục hồi sức khỏe sau sinh, dưới đây là những điều quan trọng mẹ bầu cần lưu ý.

1. Bảo vệ sức khỏe tinh thần, cẩn thận với chứng trầm cảm sau sinh

Hầu hết các mẹ bầu đều sẽ trải qua giai đoạn chán nản sau sinh, nhưng có một số mẹ lại trải qua một dạng nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn và được gọi là trầm cảm sau sinh.

Các triệu chứng của chứng trầm cảm sau sinh có thể bao gồm: khóc rất nhiều, không thèm ăn hoặc ăn nhiều hơn, không ngủ được hoặc ngủ nhiều hơn, lo lắng nhiều và hoảng loạn, suy nghĩ liên tục về cái chết hoặc tự tử…

Nếu có các dấu hiệu như trên, các mẹ không nên chủ quan mà nên liên hệ với bác sĩ để được kịp thời điều trị, trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn nhé.

Trầm cảm sau sinh là một biến chứng nguy hiểm, xảy ra trong thời gian phục hồi sau sinh

2. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho các mẹ để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau sinh. Quan trọng nhất, đảm bảo mẹ được cung cấp đủ dinh dưỡng là chìa khóa để lấy lại sức khỏe sau sinh và cho con bú.

Một chế độ ăn uống bổ dưỡng nên bao gồm những điều sau:

  • Giàu protein và sắt.
  • Các sản phẩm từ sữa.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Vitamin C từ một số loại trái cây và rau quả.
  • Các loại cá nhiều dầu (cá hồi, cá mòi, cá hồi vân hoặc cá thu…).
  • v.v…

3. Lưu ý các hoạt động và vận động thể chất

Các mẹ nên dành ít nhất 150 phút tập các hoạt động như aerobic, đi bộ, chơi thể thao với cường độ vừa phải mỗi tuần. Để dễ dàng hơn, mẹ có thể chia 150 phút thành các bài tập 30 phút trong 5 ngày, hoặc thành các buổi nhỏ hơn trong 10 phút suốt cả ngày.

Các hoạt động thể chất là cần thiết với quá trình phục hồi sau sinh bởi vì:

  • Giảm căng thẳng.
  • Bổ sung năng lượng.
  • Hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.
  • Giúp tăng cường và làm săn chắc cơ bụng.
  • Có thể giúp ngăn ngừa chứng trầm cảm sau sinh.
  • Có thể giúp mẹ giảm cân thừa trong thời kỳ mang thai.
Các mẹ sinh thường có thể bắt đầu tập phục hồi sau 7 – 10 ngày, còn các mẹ sinh mổ nên bắt đầu tập thể dục sau khi sinh em bé 2 – 4 tuần nhé.

4. Chăm sóc sức khỏe vùng chậu, vùng kín

Các cơ và mô hỗ trợ vùng chậu của mẹ có thể yếu đi trong thời kỳ mang thai và sinh nở. Rách tầng sinh môn, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ là những triệu chứng phổ biến trong thời kỳ phục hồi sau sinh.

Vùng kín cũng sẽ tiết ra dịch và có thể là máu, và mẹ cũng có thể cảm thấy đau nhức vùng kín do rách âm đạo sau sinh. Để tránh nhiễm trùng, mẹ hãy thay băng vệ sinh khoảng tiếng một lần. Ngoài ra, mẹ có thể rửa vùng kín bằng nước ấm, kê gối khi ngồi, chườm lạnh và chú ý kiểm tra dịch âm đạo thường xuyên để ngăn ngừa kịp thời bất kỳ biểu hiện bất thường nào xảy ra.

Phục hồi sức khỏe sau sinh
Vận động nhẹ nhàng và chăm sóc vùng kín cẩn thận là những cách hiệu quả để mẹ phục hồi sau sinh.

Câu hỏi thường gặp

1. Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không?

Mặc dù không có bằng chứng cụ thể cho thấy việc đi lại nhiều sau sinh sẽ gây sa tử cung nhưng các mẹ vẫn không nên chủ quan, đặc biệt là đối với việc vận động mạnh, khiêng vác, chạy nhảy, tập tạ nặng sau sinh.

Sa tử cung là tình trạng xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng bị giãn ra và suy yếu, không nâng đỡ được tử cung khiến cơ quan này bị tụt xuống sa vào trong âm đạo. Nếu tình trạng không được điều trị, có thể gây cản trở ruột và bàng quang, đồng thời tác động tiêu cực đến đời sống tình dục của các mẹ.

2. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau sinh?

Trong giai đoạn hậu sản, cơ thể mẹ phải trải qua nhiều biến đổi về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, mẹ cần lưu ý để tránh các biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Đột quỵ.
  • Cao huyết áp.
  • Trầm cảm sau sinh.
  • Bệnh trĩ và táo bón.
  • Các bệnh về tim mạch.
  • Chảy máu quá nhiều sau khi sinh (xuất huyết)
  • Đau ở vùng đáy chậu (giữa âm đạo và trực tràng)
  • Nhiễm trùng sau sinh (bao gồm nhiễm trùng tử cung, âm đạo, bàng quang, thận).

Nếu gặp phải các dấu hiệu trên, mẹ bầu phải liên hệ với bác sĩ sớm nhất có thể để được điều trị kịp thời.

3. Tử cung sau sinh bao lâu thì hồi phục?

Quá trình để tử cung co lại về kích thước trước khi sinh có thể mất khoảng 6-8 tuần. Tuy nhiên, thời gian để tử cung co hồi lại còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người và cách chăm sóc sản phụ sau sinh.

Kết luận

Giai đoạn hậu sản là một hành trình đầy thách thức nhưng cũng là cơ hội để mẹ bầu hồi phục và chăm sóc cơ thể sau một quá trình thai kỳ dài. Vì vậy, để phục hồi sức khỏe nhanh chóng và tránh các biến chứng, mẹ hãy chăm sóc bản thân một cách toàn diện, từ chế độ dinh dưỡng cho đến sức khỏe tinh thần.

Bạn có thể quan tâm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Postpartum

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/postpartum

Ngày truy cập: 25/11/2024

postpartum

https://www.cancer.gov/publications/dictionaries/cancer-terms/def/postpartum#:~:text=(post%2DPAR%2Dtum),and%20lasts%20about%206%20weeks

Ngày truy cập: 25/11/2024

Recovering from birth

https://www.womenshealth.gov/pregnancy/childbirth-and-beyond/recovering-birth#:~:text=You%20will%20have%20vaginal%20discharge,in%20your%20legs%20and%20feet

Ngày truy cập: 25/11/2024

Physiology, Postpartum Changes

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK555904/

Ngày truy cập: 25/11/2024

Optimizing Postpartum Care

https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/committee-opinion/articles/2018/05/optimizing-postpartum-care

Ngày truy cập: 25/11/2024

x