Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 15/04/2023

Hình ảnh rạch tầng sinh môn khi sinh thường và cách chăm sóc vết thương

Hình ảnh rạch tầng sinh môn khi sinh thường và cách chăm sóc vết thương
Khi sinh thường, phụ nữ có thể bị rạch tầng sinh môn để giúp em bé chui ra dễ hơn. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách chăm sóc vết thương sau rạch tầng sinh môn thì vết thương sẽ nhanh lành hơn.

Để có cách chăm sóc vết thương sau rạch tầng sinh môn sao cho khoa học mà hồi phục nhanh, bạn nên hiểu rõ tất tần tật những vấn đề liên quan đến thủ thuật rạch tầng sinh môn dưới đây.

Tầng sinh môn là bộ phận nào?

Tầng sinh môn (perineum) là toàn bộ mô bao gồm da, cơ, mô liên kết nằm ở giữa bộ phận sinh dục (lỗ âm đạo hoặc bìu) và hậu môn. Nó cũng là vùng dưới cùng của khoang chậu.

Rạch tầng sinh môn là gì?

Rạch tầng sinh môn (episiotomy) là một thủ thuật mà bác sĩ sản khoa sẽ rạch một đường nhỏ ở tầng sinh môn trong khi sinh. Thủ thuật này giúp mở rộng âm đạo để em bé chui qua dễ dàng hơn.

Đôi khi đáy chậu của bạn sẽ rách tự nhiên khi em bé ra ngoài. Điều này được gọi là vết rách tầng sinh môn. Hiện nay, các bác sĩ không khuyến khích bạn nên rạch tầng sinh môn một cách thường quy khi sinh thường. Tuy nhiên, thủ thuật rạch tầng sinh môn vẫn được sử dụng trong một số trường hợp nhất định.

>> Bạn có thể xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn và những điều mẹ cần biết sau khi sinh

Khi nào mẹ sinh thường cần rạch tầng sinh môn?

Mặc dù vấn đề rạch tầng sinh môn không phổ biến khi sinh thường. Tuy nhiên, nếu bạn rơi vào các trường hợp dưới đây, bác sĩ sản khoa bắt buộc phải rạch tầng sinh môn khi bạn sinh:

  • Em bé có kích thước lớn.
  • Bạn kiệt sức và mất nước vì chuyển dạ kéo dài.
  • Bạn đã rặn quá lâu hoặc không thể kiểm soát việc rặn.
  • Em bé đang gặp vấn đề và cần được sinh ra nhanh chóng.
  • Em bé rơi vào trường hợp ngôi khó hay sinh khó do vai
  • Bác sĩ sản khoa cần sử dụng kẹp hoặc máy hút để đỡ đẻ. Vì thế, âm đạo có thể cần phải rộng hơn để sử dụng các dụng cụ này.

Thủ thuật rạch tầng sinh môn chi tiết kèm hình ảnh

1. Các cách rạch tầng sinh môn bác sĩ có thể áp dụng

Đi thăm bà đẻ, các mẹ hay hỏi nhau "có bị rạch không?", nhưng thật ra mẹ có biết rạch tầng sinh môn là như thế nào không? - Ảnh 1.
Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn theo 2 đường: thẳng và chéo (Ảnh minh họa).

Bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn theo hai cách:

Rạch thẳng từ trên xuống: Bác sĩ sẽ rạch từ cửa dưới của âm đạo về phía trực tràng. Vết rạch này thường nhanh lành song dễ bị rách, có thể rách dài tới trực tràng, thường gọi là rách độ ba hoặc độ bốn.

Rạch xéo một bên: Vết rạch này sẽ chếch tầm 45 độ tính từ cửa dưới của âm đạo sang hai bên. Cách rạch này sẽ giảm bớt nguy cơ rách hậu môn trực tràng song lại mất nhiều máu và làm vết thương lâu lành.

2. Quy trình rạch tầng sinh môn khi sinh thường

Để thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn khi đẻ, bác sĩ phải tiến hành đúng thời điểm thai nhi đang trên đường chui ra ngoài. Khi đó, cả tầng sinh môn và âm hộ đều căng giãn tối đa. Nghĩa là thai nhi đã xuống sâu trong âm đạo và bác sĩ cắt trong lúc có cơn gò tử cung để giảm đau cho người mẹ.

Bước 1: Bác sĩ gây tê vùng cắt

Đi thăm bà đẻ, các mẹ hay hỏi nhau "có bị rạch không?", nhưng thật ra mẹ có biết rạch tầng sinh môn là như thế nào không? - Ảnh 2.
Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê (Ảnh minh họa).

Thông thường, bác sĩ sản khoa sẽ khuyến cáo nên hạn chế sử dụng thuốc gây tê trong quá trình rạch tầng sinh môn khi đẻ. Song nếu bạn chịu đau kém thì cần nói trước để bác sĩ gây tê cục bộ trước khi thực hiện thủ thuật này.

Bước 2: Xác định vị trí cắt

Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ xác định hướng cắt. Khi cắt, bác sĩ sẽ không cắt quá sâu vì có thể cắt vào cơ nâng hậu môn. Thường thì bác sĩ chỉ cắt một bên tầng sinh môn để đưa thai nhi ra ngoài chứ hiếm khi cắt cả hai bên.

Bước 3: Cắt tầng sinh môn

Đi thăm bà đẻ, các mẹ hay hỏi nhau "có bị rạch không?", nhưng thật ra mẹ có biết rạch tầng sinh môn là như thế nào không? - Ảnh 3.
Sau khi tiêm thuốc tê, bác sĩ dùng kéo để cắt 1 đường (Ảnh minh họa).

Bác sĩ dùng kéo sắc thực hiện cắt một đường thẳng và dứt khoát. Kế đến, bác sĩ tiếp tục thực hiện việc đỡ sinh.

Bước 4: Khâu tầng sinh môn

Sau khi người mẹ sinh xong, bác sĩ sẽ kéo hết phần phụ của thai (bánh nhau và dây rốn) ra ngoài. Kế đến, bác sĩ tiến hành vệ sinh sạch khu vực tầng sinh môn, đảm bảo nó được vô khuẩn trước khi khâu, gây tê (nếu cần). Sau đó, bác sĩ sẽ khâu từng lớp của tầng sinh môn như sau:

Đi thăm bà đẻ, các mẹ hay hỏi nhau "có bị rạch không?", nhưng thật ra mẹ có biết rạch tầng sinh môn là như thế nào không? - Ảnh 4.
Sau khi kéo hết bánh nhau và nhau thai ra ngoài, bác sĩ sẽ vệ sinh sạch tầng sinh môn và bắt đầu khâu từng lớp lại.

  • Với lớp niêm mạc âm đạo: bác sĩ khâu bằng chỉ tự tiêu. Khâu từ trong ra ngoài, đảm bảo hai mép vết khâu khớp nhau nhằm tránh để lại khe hở.
  • Với lớp cơ (lớp gần da): bác sĩ cũng khâu khép kín để tránh tạo lỗ hổng giữa hai lớp cơ và da.
  • Với lớp da: bác sĩ cũng khâu tương tự như hai lớp trước. Song ở bước cuối cùng này, bác sĩ sẽ sử dụng chỉ chậm tiêu hơn so với hai lớp khâu đầu.
  • Kết thúc là bác sĩ vệ sinh lại vết khâu và vùng âm hộ cho người mẹ và kiểm tra loại toàn bộ để đảm bảo không bỏ sót tổn thương.

Những vấn đề cần biết khi rạch tầng sinh môn do sinh thường

1. Phẫu thuật rạch tầng sinh môn đau như thế nào?

Trong suốt quá trình bác sĩ thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh, bạn sẽ không có cảm giác đau đớn. Vì các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê cục bộ để làm tê vùng đáy chậu của bạn. Hoặc trong một số trường hợp, bạn đã được gây tê ngoài màng cứng và không thể cảm thấy gì từ thắt lưng trở xuống.

Tuy nhiên, sau khi thực hiện thủ thuật này bạn có thể gặp một số cơn đau và nhức mỏi khi thuốc mê hết tác dụng. Nhưng bạn nên biết rằng, trong một số tình huống nhất định thủ thuật này được thực hiện vì muốn an toàn nhất cho bạn hoặc con bạn.

>> Bạn có thể xem thêm: Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những thực phẩm mẹ nên tránh xa

2. Các biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật rạch tầng sinh môn

  • Chảy máu.
  • Nhiễm trùng.
  • Có thể để lại sẹo.
  • Tiểu không tự chủ.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Thời gian phục hồi kéo dài.
  • Tổn thương cơ vòng hậu môn và trực tràng.

Điều quan trọng cần lưu ý là các biến chứng được liệt kê ở trên cũng có thể xảy ra với vết rách tầng sinh môn tự nhiên nữa bạn nhé. Bên cạnh các biến chứng có thể xảy ra khi rạch tầng sinh môn; thì vết thương tầng sinh môn có thể bị mưng mủ, ngứa, cứng

3. Vết rạch tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Quá trình lành vết thương ở tầng sinh môn thường mất khoảng 1 tháng nhưng thời gian hồi phục có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ cắt tầng sinh môn. Điều này cũng đúng với trường hợp bị rách tầng sinh môn tự nhiên khi sinh thường.

Thông thường, bạn sẽ cảm thấy đau nhức trong vài tuần đầu tiên và hơi khó chịu khi quan hệ tình dục (nếu được cho phép). Hãy cho bác sĩ biết vết thương đang hồi phục như nào và mức độ đau của bạn. Bác sĩ có thể cho bạn biết liệu nó có bình thường hay không dựa trên loại và mức độ nghiêm trọng của vết rạch tầng sinh môn.

4. Rạch tầng sinh môn bao lâu thì quan hệ được?

Quan hệ tình dục sau sinh có thể bất kỳ lúc nào sau sinh nếu bạn thấy thoải mái về thể chất và tinh thần, thông thường bác sĩ sẽ khuyên nên đợi đến khoảng 6 tuần để bạn được phục hồi hoàn toàn. Sẽ yên tâm hơn nếu bạn đợi cho đến khi được bác sĩ kiểm tra khi tái khám sau sinh, thường khoảng 4-6 tuần sau đó.

Khi được quan hệ trở lại, bạn có thể cảm thấy đau trong vài tháng. Muốn giảm đau, bạn có thể dùng chất bôi trơn gốc nước khi quan hệ tình dục để thoải mái hơn.

5. Khi nào bạn nên đi khám ngay sau khi bị rạch tầng sinh môn?

Nếu bạn rơi vào các trường hợp sau thì nên đi khám ngay nhé:

  • Bạn bị sốt, ớn lạnh hoặc đau nhức cơ thể.
  • Da xung quanh vết rạch bị đỏ hoặc sưng lên.
  • Bạn đang chảy máu tại chỗ rạch tầng sinh môn.
  • Vết thương tiết dịch có mùi hôi hoặc có mủ chảy ra.
  • Vết thương ngày càng đau hơn và không thể hồi phục.

Cách chăm sóc vùng kín sau khi rạch tầng sinh môn

Để vùng kín bớt đau hơn, bạn cũng nên chọn đồ lót và đồ mặc ngoài rộng rãi, tránh mặc đồ quá chặt vì sẽ gây đau và chảy máu vết thương.

  • Tránh thụt rửa âm đạo hoặc quan hệ tình dục.
  • Chỉ quan hệ sau sinh khi vết thương đã lành và sản dịch đã hết sạch.
  • Nếu thấy vết rạch tầng sinh môn có các dấu hiệu bất thường thì cần đi khám bác sĩ ngay.
  • Không nên ngồi yên một chỗ, mà nên vận động nhẹ nhàng để giúp máu huyết lưu thông và vết thương nhanh lành.
  • Cần giữ vệ sinh sạch sẽ bằng cách rửa nhẹ nhàng vùng kín bằng nước sạch sau mỗi lần đi vệ sinh. Giữ vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng là điều quan trọng nhất. Đừng vì sợ đau mà hạn chế rửa vì sẽ khiến vết thương nhiễm trùng.

Như vậy bạn đã hiểu hơn về thủ thuật rạch tầng sinh môn khi sinh thường rồi. Không phải trường hợp sinh thường nào cũng bị bác sĩ rạch tầng sinh môn. Nhưng nếu bạn rơi vào trường hợp này thì hãy lưu ý chăm sóc vùng kín cẩn thận để tránh nhiễm trùng nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x