Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Người ta ví rằng phụ nữ vượt cạn giống như “đi biển mồ côi một mình”. Nhưng có lẽ đó chưa phải là điều đáng sợ nhất. Vẫn còn “kẻ giết người thầm lặng” được gọi là trầm cảm sau sinh, có thể phá vỡ hạnh phúc gia đình, hủy hoại người mẹ và gây tổn hại cho em bé mới sinh. Vì thế, diễn biến tâm lý phụ nữ sau sinh là không thể xem nhẹ.
Postpartum là gì? Đó chính là thời kỳ hậu sản, giai đoạn đầy thử thách ngay sau khi vượt cạn. Trong thời kỳ hậu sản, khoảng 85% phụ nữ trải qua các xáo trộn về mặt tâm lý. Đối với hầu hết sản phụ, các triệu chứng là nhẹ và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về tâm lý phụ nữ sau sinh cho thấy 10 đến 15% số phụ nữ còn lại có diễn biến tâm trạng phức tạp, phát triển thành trầm cảm hoặc nghiêm trọng hơn là loạn thần sau sinh.
Một trong những nguyên nhân tác động nhiều đến tâm lý phụ nữ trong quá trình mang thai là sự thay đổi nhanh chóng nồng độ estrogen và progesterone sau khi sinh. Estrogen chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống serotonin và dopamine – các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến các triệu chứng khí sắc và loạn thần.
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh không phải là điều đơn giản, đặc biệt đối với những ai lần đầu làm mẹ. Trẻ sơ sinh thường hay quấy khóc cả ngày lẫn đêm. Thông qua tiếng khóc thật khó cho mẹ xác định đúng nguyên nhân. Điều đó khiến mẹ trở nên lo lắng, bối rối.
Mặt khác, giấc ngủ của trẻ cũng không ổn định, có khi ngày ngủ đêm thức. Việc thức khuya chăm con và cho con bú kéo dài triền miên khiến mẹ luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Điều này cũng lý giải tại sao phụ nữ sau sinh hay cáu gắt.
>> Xem thêm: Mất ngủ sau sinh – Dấu hiệu nhỏ nhưng tuyệt đối không thể bỏ qua
Sau sinh là giai đoạn khá nhạy cảm đối với mẹ, ngoài sự quan tâm, chăm sóc từ những người thân trong gia đình thì vai trò của người chồng chiếm một vị trí quan trọng. “Con là của chung nhưng tại sao chỉ có mỗi mình người mẹ phải vất vả chăm sóc?”. Đây thường là suy nghĩ chung của nhiều bà mẹ.
Theo đó, nếu người chồng chỉ cung cấp cho vợ về mặt vật chất mà thiếu đi những lời động viên, hành động chăm lo, chia sẻ thì cũng nảy sinh sự bực bội, giận hờn trong tâm lý phụ nữ sau sinh.
>> Xem thêm: Chăm sóc mẹ sau sinh tháng đầu đúng cách để mau phục hồi
– Áp lực về tài chính cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lý phụ nữ sau sinh, khiến mẹ phải lo lắng, căng thẳng, stress sau khi sinh.
– Bận bịu việc chăm sóc con cái nên mẹ không còn thời gian dành cho bản thân, bỏ bê các mối quan hệ xã hội, công việc, bạn bè, thậm chí là quan hệ vợ chồng cũng gặp trở ngại. Và tất nhiên vì vậy mà tâm lý phụ nữ sau sinh sẽ càng khủng hoảng và mệt mỏi hơn.
– Ngoại hình của người phụ nữ thay đổi hoàn toàn từ khi có thai và sau khi sinh: Lên cân nhanh chóng, làn da trở nên xấu xí, mất tự tin về vẻ bề ngoài làm cho mẹ thêm lo lắng, buồn phiền, khó chịu trong người.
Các hội chứng tâm lý phụ nữ sau sinh thường được chia thành ba loại: baby blue, trầm cảm và loạn thần sau sinh.
Baby blues là gì? Baby blues là một trạng thái biến đổi cảm xúc nhẹ, thoáng qua sau sinh.
Theo ước tính, khoảng 50 đến 85% phụ nữ trải qua cảm giác buồn chán trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh.
Với mức độ phổ biến của loại rối loạn tâm trạng này, có thể xem baby blues là một trải nghiệm bình thường sau khi sinh con hơn là một rối loạn tâm thần.
Để biết rõ hơn baby blues là gì, mẹ có thể tìm hiểu thêm các triệu chứng phổ biến của hội chứng này, bao gồm:
– Tâm trạng đi xuống, dễ rơi nước mắt, lo lắng hoặc cáu kỉnh.
– Cảm thấy lâng lâng hoặc choáng ngợp.
– Chán ăn.
– Khó ngủ.
Các triệu chứng này thường đạt đến đỉnh điểm vào ngày thứ tư hoặc thứ năm sau khi sinh, có thể kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày, rồi mất đi hoàn toàn trong vòng hai tuần.
Hội chứng baby blues không cần điều trị và ít ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của mẹ sau sinh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đôi khi baby blues có thể phát triển thành rối loạn khí sắc nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở những phụ nữ có tiền sử trầm cảm.
Nếu các triệu chứng trên kéo dài hơn hai tuần, người mẹ cần sự tư vấn từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý để loại trừ khả năng mắc các hội chứng tâm lý nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như trầm cảm hoặc loạn thần sau sinh.
>>> Mẹ có thể xem thêm: Baby blues và trầm cảm khác nhau thế nào?
Trầm cảm thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh. Ngày nay, mọi người biết đến trầm cảm sau sinh nhiều hơn, nhưng chính xác theo khoa học nên gọi là “trầm cảm chu sinh”, nghĩa là trầm cảm xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình mang thai cho đến sau khi sinh 4 – 6 tuần. Trong phần dưới đây, chúng tôi sẽ để “chu sinh” thay cho “sau sinh” để quý độc giả theo dõi “làm quen” nhiều hơn.
Ở một số phụ nữ, trầm cảm chu sinh có thể bắt nguồn từ những lo lắng hay bất ổn tâm lý trong thai kỳ.
Các dấu hiệu trầm cảm chu sinh
– Tâm trạng chán nản hoặc buồn bã.
– Khóc lóc.
– Mất hứng thú với các hoạt động thường ngày.
– Cảm giác tội lỗi, bản thân vô dụng, kém cỏi, không xứng đáng
– Luôn cảm thấy mệt mỏi.
– Rối loạn giấc ngủ.
– Chán ăn.
– Kém tập trung.
– Nảy sinh ý nghĩ tự tử hoặc những suy nghĩ đáng sợ như gây tổn thương, làm hại con.
– Không muốn giao tiếp với mọi người.
Đối tượng dễ bị trầm cảm chu sinh
– Phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, sinh con trong tình trạng chưa sẵn sàng.
– Phụ nữ có đời sống vợ chồng không hạnh phúc, không hài lòng hoặc bất mãn với hôn nhân.
– Người có tiền sử bị trầm cảm hay stress trong trong thai kỳ.
– Phụ nữ trải qua quá trình chuyển dạ đau đớn, sinh nở không thuận lợi.
Mẹ có thể tìm hiểu thêm về bệnh trầm cảm chu sinh hay stress sau khi sinh tại đây.
Loạn thần chu sinh (thay cho loạn thần sau sinh) là thể nặng nhất trong của rối loạn tâm thần trong thời kì mang thai đến sau sinh, tác động vô cùng tiêu cực đến tâm lý phụ nữ sau sinh. Đây là một trường hợp hiếm gặp, cứ 1.000 phụ nữ sau sinh thì có 1 đến 2 người mắc hội chứng này.
Đa số phụ nữ bị loạn thần chu sinh phát triển các triệu chứng trong vòng hai tuần đầu sau sinh. Nhưng bệnh cũng có thể khởi phát sớm nhất trong vòng 48 đến 72 giờ đầu tiên sau sinh nở.
Bệnh thường xảy ra ở những phụ nữ có tiền sử hoặc có người thân trong gia đình mắc bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn hưng – trầm cảm (rối loạn lưỡng cực).
Các dấu hiệu ở phụ nữ bị loạn thần chu sinh
– Lú lẫn, dễ kích động
– Hành vi thất thường, xa lánh mọi người, bỏ bê, không chăm sóc con.
– Bồn chồn, cáu kỉnh, mất ngủ.
– Hoang tưởng, có thể nghe thấy giọng nói lạ hoặc nhìn thấy ảo giác.
– Tìm cách làm hại bản thân hoặc em bé.
Ảnh hưởng lớn nhất của loạn thần chu sinh đối với tâm lý phụ nữ sau sinh là dẫn đến những suy nghĩ hoặc hành vi nguy hiểm, có thể gây thiệt hại về tính mạng. Vì vậy, bệnh cần sớm được phát hiện và điều trị kịp thời.
Người mẹ mắc các hội chứng tâm lý sau sinh như trầm cảm, rối loạn tâm thần sẽ thiếu sự quan tâm đến trẻ, dẫn đến việc trẻ không cảm nhận được tình cảm, sự liên kết từ người mẹ.
Nghiên cứu cho thấy con của những bà mẹ bị trầm cảm thường khó ngủ, dễ bị kích động, tăng nguy cơ chậm phát triển, mắc chứng tăng động, tự kỷ.
Những người mới làm bố cũng có thể bị trầm cảm sau sinh. Họ có thể cảm thấy buồn, mệt mỏi, cáu kỉnh, lo lắng, hoặc thay đổi thói quen ăn, ngủ. Những triệu chứng này tương tự ở những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh.
Những ông bố trẻ tuổi, có tiền sử trầm cảm, gặp các vấn đề trong mối quan hệ hoặc đang gặp khó khăn về tài chính có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao nhất.
Trầm cảm sau sinh ở người bố cũng có thể có tác động tiêu cực đến mối quan hệ hôn nhân và sự phát triển của trẻ giống như chứng trầm cảm sau sinh ở người mẹ.
Do đó, những người bố bị trầm cảm sau sinh cũng cần được quan tâm và điều trị.
Để hạn chế nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý sau sinh, đặc biệt là bệnh trầm cảm, người mẹ nên học cách tự chăm sóc bản thân. Bên cạnh đó, sự quan tâm, đồng hành của người thân, người chồng cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
1. Người mẹ làm gì để vượt qua trầm cảm sau sinh?
– Tham gia các lớp tiền sản trong giai đoạn mang thai.
– Tham gia các hội nhóm mẹ bỉm sữa để học hỏi kinh nghiệm, trao đổi, chia sẻ tình huống khó khăn, nhờ sự hỗ trợ.
– Trong thai kỳ hoặc sau sinh, thông báo cho bác sĩ nếu mẹ có tiền sử bị trầm cảm, gia đình có người thân mắc bệnh rối loạn lưỡng cực.
– Nghỉ ngơi, ăn uống khoa học, đặc biệt là sau sinh.
– Tập thể dục thường xuyên, tìm đến yoga, thiền để cân bằng tâm lý phụ nữ sau sinh.
– Tìm các hoạt động tư để thư giãn như massage.
– Nghe nhạc để giải tỏa mệt mỏi, an thần.
– Thường xuyên trò chuyện cùng chồng, người thân, nhờ sự giúp đỡ, chia sẻ công việc trong gia đình.
– Nên tìm hiểu về bệnh trầm cảm, dấu hiệu trầm cảm sau sinh từ trước hoặc trong thai kỳ để chủ động tìm đến các liệu pháp chữa trị ở giai đoạn sớm nhất của bệnh.
2. Tránh những lầm tưởng về trầm cảm chu sinh:
>>> Mẹ có thể xem thêm: 5 bài tập yoga sau sinh nhẹ nhàng giúp bạn giảm mệt mỏi
3. Người thân làm gì để người mẹ vượt qua trầm cảm sau sinh?
Hành vi, cách ứng xử của người thân, đặc biệt là người chồng rất quan trọng, góp phần giảm căng thẳng, giữ cho tinh thần người vợ luôn thoải mái.
– Luôn đối xử tôn trọng, yêu thương, chia sẻ việc nhà với vợ, đặc biệt là trong thời gian người vợ mang thai và sinh nở.
– Tham gia lớp học tiền sản để biết cách chăm sóc vợ con, hiểu hơn về tâm lý phụ nữ sau sinh cũng như những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ và giai đoạn hậu sản. Theo đó, người chồng biết cách xử trí trong một số tình huống để bảo vệ sức khỏe người vợ và em bé mới sinh.
Hơn ai hết, người chồng cần biết hôn nhân là cả một quá trình, không chỉ diễn ra trong một thai kỳ. Cách bố đối xử với mẹ còn tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Vì vậy, sự tôn trọng, yêu thương và chia sẻ với người vợ là cần thiết ở tất cả mọi thời điểm.
Tóm lại, hiểu về tâm lý phụ nữ sau sinh, hiểu về các rối loạn thần chu sinh là gì không chỉ là trách nhiệm của người vợ mà còn là của người chồng. Do đó, mẹ hãy chia sẻ những kiến thức này cùng bố nhằm chung tay ngăn chặn “sát thủ” trầm cảm sau sinh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Postpartum psychiatric disorders: Early diagnosis and management
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4539865/
Ngày truy cập: 29/9/2021.
2. Postpartum Depression
https://www.health.harvard.edu/a_to_z/postpartum-depression-a-to-z
Ngày truy cập: 29/9/2021.
3. Postpartum depression: The worst kept secret
https://www.health.harvard.edu/blog/postpartum-depression-worst-kept-secret-2017020811008
Ngày truy cập: 29/9/2021.
4. Postpartum depression
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/postpartum-depression/symptoms-causes/syc-20376617
Ngày truy cập: 29/9/2021.
5. Overview – Postnatal depression
https://www.nhs.uk/mental-health/conditions/post-natal-depression/overview/
Ngày truy cập: 29/9/2021.