Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Viện tâm lý SUNNYCARE
Cập nhật 30/03/2023

Những điều mẹ cần biết về bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

Những điều mẹ cần biết về bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ
Trầm cảm sau sinh là vấn đề có thể bất cứ bỉm sữa nào cũng có thể gặp phải. Đây là vấn đề tinh thần mà nếu bạn xem nhẹ cũng sẽ hối tiếc về sau.

Bệnh trầm cảm sau sinh là một căn bệnh phổ biến và rất nguy hiểm. Bệnh có thể ở mức độ nhẹ, vừa và nặng. Bài viết này MarryBaby sẽ chia sẻ đến các mẹ bỉm sữa cách nhận biết và chữa trị trầm cảm sau sinh. Hãy theo dõi nhé!

Bệnh trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là loại trầm cảm có thể mắc phải sau khi sinh. Trầm cảm có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi sinh em bé.

Nhưng bệnh thường phổ biến nhất là trong 3 tuần đầu tiên sau khi sinh. Nếu bị mắc chứng này, mẹ bỉm sữa sẽ có cảm giác buồn, vô vọng và tội lỗi. Mẹ cũng có thể cảm thấy không muốn gắn kết hoặc chăm sóc con.

Bệnh trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến các bà mẹ sinh con lần đầu mà cũng có thể xảy ra ở các mẹ sinh con lần thứ 2 trở đi.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Baby blues và trầm cảm khác nhau thế nào?

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh là gì?

Không có một nguyên nhân duy nhất gây bệnh trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, các vấn đề về thể chất và cảm xúc có thể góp phần gây bệnh như:

  • Thay đổi về cơ thể: Sau khi sinh con, các hormone (estrogen và progesterone) giảm đáng kể trong cơ thể. Điều này, có thể gây nên bệnh trầm cảm sau sinh. Bên cạnh đó, hormone tuyến giáp có thể giảm mạnh khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và chán nản.
  • Vấn đề cảm xúc: Khi thiếu ngủ, mẹ có thể gặp khó khăn khi xử lý các vấn đề thậm chí rất nhỏ. Mẹ có thể lo lắng về khả năng chăm sóc cho con, cảm thấy kém hấp dẫn; giảm giá trị; hay cảm thấy bị mất quyền kiểm soát cuộc sống của mình. Bất kỳ vấn đề tương tự đều có thể góp phần vào trầm cảm sau khi sinh.

>> Xem thêm: Khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không? 3 điều ảnh hưởng cần tránh!

bệnh trầm cảm sau sinh

Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh

Các triệu chứng trầm cảm sau sinh xảy ra trước, trong hoặc sau khi mang thai đều giống nhau. Bạn có thể bị trầm cảm sau sinh nếu có 5 hoặc nhiều hơn các biểu hiện trầm cảm sau sinh dưới đây:

  • Khóc mọi lúc.
  • Bồn chồn hoặc trì trệ.
  • Khó tập trung hoặc đưa ra quyết định.
  • Cảm thấy cuộc đời không đáng sống.
  • Vô cùng buồn chán, cảm giác trống rỗng hoặc tuyệt vọng.
  • Mất hứng thú hay không vui vẻ trong các hoạt động và sở thích thông thường.
  • Khó ngủ vào ban đêm hoặc buồn ngủ vào ban ngày.
  • Mất cảm giác thèm ăn hoặc ăn quá nhiều, cân nặng tăng hoặc giảm không chủ định.
  • Cảm giác là kẻ vô dụng hoặc cảm giác tội lỗi chế ngự cảm xúc.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: “Đọc vị” tâm lý phụ nữ sau sinh

Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh khác bao gồm:

  • Cáu kỉnh hay tức giận.
  • Tránh bạn bè và gia đình.
  • Lo lắng quá nhiều cho con.
  • Không quan tâm đến hoặc không có khả năng chăm sóc con.
  • Cảm giác mệt mỏi đến mức bạn không thể ra khỏi giường trong nhiều giờ.

Trong số ít các trường hợp, một số phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau sinh có những suy nghĩ ảo tưởng; hoặc ảo giác và có thể gây hại cho con họ. Nếu nhận biết mẹ bỉm sữa đang có những suy nghĩ làm tổn thương cho bản thân hoặc con mình, cần phải liên lạc ngay với bác sĩ.

Tuy nhiên, mẹ bỉm có thể gặp các dấu hiệu trầm cảm sau sinh khác không được đề cập. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về các biểu hiện trầm cảm sau sinh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

>> Xem thêm: Loạn thần sau sinh còn nguy hiểm hơn trầm cảm sau sinh

Nguy cơ mắc phải bệnh trầm cảm sau khi sinh

1. Mức độ phổ biến của bệnh trầm cảm sau khi sinh

Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hòa Kỳ (CDC), có 11-20% phụ nữ sinh con mỗi năm có triệu chứng trầm cảm sau sinh. Trong thực tế, số lượng phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh và các bệnh liên quan trong một năm nhiều hơn tổng các trường hợp mới mắc bệnh lao; bạch cầu; đa xơ cứng; Parkinson; Alzheimer; Lupus và động kinh ở cả nam và nữ.

bệnh trầm cảm sau sinh

2. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh

Có rất nhiều yếu tố gây ra nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh như:

  • Tiền sử bị trầm cảm, trong khi mang thai hoặc vào những thời điểm khác.
  • Bị rối loạn lưỡng cực.
  • Bị trầm cảm sau sinh ở lần mang thai trước.
  • Những trải nghiệm căng thẳng trong năm qua như các biến chứng khi mang thai; bệnh tật; hoặc mất việc làm.
  • Bị khó khăn khi cho con bú.
  • Gặp rắc rối trong mối quan hệ với người bạn đời hoặc những người thân khác.
  • Không có ai giúp đỡ.
  • Gặp khó khăn về tài chính.
  • Mang thai ngoài ý muốn hoặc không được mong đợi.
  • Em bé có vấn đề về sức khỏe hoặc các nhu cầu đặc biệt khác.
  • Các thành viên trong gia đình đã bị trầm cảm hoặc có các vấn đề về tâm trạng không ổn định.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Tự chữa chứng trầm cảm sau sinh như thế nào?

Khi nào mẹ bỉm cần gặp bác sĩ?

Mẹ cần đến gặp bác sĩ khi biểu hiện trầm cảm ngày càng nặng hơn:

  • Không nhẹ đi sau hai tuần.
  • Biến chuyển nặng hơn.
  • Làm con tổn thương, hoặc ám ảnh với việc chăm con
  • Gặp khó khăn trong việc hoàn thành các công việc hàng ngày.
  • Xuất hiện những suy nghĩ muốn gây hại đến bản thân hoặc con.

Cách điều trị trầm cảm sau sinh

1. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh trầm cảm sau sinh?

Khi đến gặp bác sĩ, họ sẽ nói chuyện với mẹ bỉm về những cảm xúc, suy nghĩ và sức khỏe tâm thần. Điều này để phân biệt giữa trường hợp buồn bã ngắn hạn sau sinh và dạng nặng hơn của bệnh trầm cảm. Vì thế, mẹ đừng xấu hổ, hãy chia sẻ các triệu chứng của bản thân đang gặp phải với bác sĩ để thiết kế một kế hoạch điều trị trầm cảm sau sinh tốt nhất.

Để đánh giá tình trạng bệnh trầm cảm sau sinh, bác sĩ có thể:

  • Yêu cầu mẹ bỉm trả lời bộ câu hỏi sàng lọc về trầm cảm.
  • Xét nghiệm máu để xác định xem sự hoạt động của tuyến giáp.
  • Các xét nghiệm khác giúp loại trừ các nguyên nhân khác.

2. Những phương pháp nào dùng để điều trị trầm cảm sau sinh?

– Nếu mẹ bỉm có dấu hiệu trầm cảm sau sinh nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị thận trọng theo dõi và tái khám thường xuyên.

– Nếu các biểu hiện trầm cảm sau sinh nặng hơn, bác sĩ có thể đề nghị điều trị tâm lý; dùng thuốc chống trầm cảm hoặc cả hai.

  • Với liệu pháp nói chuyện, hay liệu pháp tâm lý, bác sĩ chuyên khoa hoặc một nhóm các phụ nữ đã trải qua kinh nghiệm tương tự sẽ nói chuyện với mẹ bỉm.
  • Thuốc chống trầm cảm giúp cân bằng các hóa chất trong não để điều chỉnh tâm trạng của mẹ. Vì thế, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc chống trầm cảm khác nhau. Triệu chứng bệnh trầm cảm sau sinh có thể được cải thiện sau khi uống thuốc ba hoặc bốn tuần.
  • Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra các tác dụng phụ. Nhưng hầu hết chúng sẽ mất đi sau một thời gian ngắn. Nếu các tác dụng phụ gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày; hoặc nếu tình trạng trầm cảm trở nên tệ hơn, mẹ cần cho bác sĩ biết.

– Trong trường hợp, một số phụ nữ có bệnh trầm cảm sau sinh rất nặng mà không đáp ứng với liệu pháp nói chuyện hoặc thuốc, bác sĩ có thể gợi ý điều trị điện (ECT). Phương pháp điều trị này sử dụng một dòng điện nhỏ truyền vào não trong khi bệnh nhân được gây mê toàn thân. Sự kích thích điện có thể làm thay đổi các chất hóa học trong não giúp giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh.

Những biện pháp giúp hạn chế bệnh trầm cảm sau sinh

Lối sống và những biện pháp khắc phục sau có thể giúp mẹ bỉm đối phó với trầm cảm sau sinh:

  • Lựa chọn lối sống lành mạnh như đi dạo với bé hàng ngày; nghỉ ngơi đầy đủ; ăn thực phẩm lành mạnh; và tránh uống rượu.
  • Không gây áp lực cho bản thân phải chu toàn mọi công việc. Hãy điều chỉnh mong muốn, nhu cầu của bản thân. Không cố gắng để đạt mọi thứ hoàn hảo, chỉ làm những gì bản thân có thể.
  • Có thể chọn những thói quen mẹ thích như đi mua sắm, nói chuyện với gia đình, xem phim hài, vẽ tranh, viết nhật ký…
  • Nói chuyện với chồng, gia đình và bạn bè về các cảm xúc của bản thân. Hỏi kinh nghiệm các bà mẹ khác về những trải nghiệm và các khắc phục của họ.
  • Có thể nhờ người thân để chăm sóc bé thay bạn để bạn có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn

Hy vọng bài viết về bệnh trầm cảm sau sinh sẽ giúp ích cho các bà mẹ bỉm sữa. Nếu còn thắc mắc gì về trầm cảm sau sinh hãy để lại bình luận tại bài viết này. Chúc mẹ bỉm sữa luôn vui khỏe nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x