Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/03/2023

Baby blues và trầm cảm khác nhau thế nào?

Baby blues và trầm cảm khác nhau thế nào?
Ngoài niềm vui vô bờ khi được tận mắt nhìn, được tự tay ôm con vào lòng, cuộc sống của mẹ còn trải qua vô vàn những rắc rối khác. Trong đó, không thể không nhắc đến hội chứng baby blues và chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm có thể gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động và thậm chí cả cảm xúc của người bệnh. Tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống, bạn đều có khả năng bị trầm cảm. Khoảng 10 -20% phụ nữ sau khi sinh mắc phải chứng trầm cảm. Tuy nhiên, có tới 80% bà mẹ sau khi sinh mắc phải hội chứng baby blues. Ngoài ra, theo nghiên theo của Đại học Oxford, baby blues cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các ông bố.

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng ra sao?
Nhiều người thường không phân biệt được sự khác nhau giữa hội chứng baby blues và trầm cảm sau sinh

Hội chứng Baby blues là gì?

Hội chứng baby blues là một dạng nhẹ của chứng trầm cảm sau sinh, thường bắt đầu sau khi sinh khoảng từ 1-3 ngày và có thể kéo dài đến 10 ngày hoặc vài tuần. Gặp phải hội chứng này, chuyện cảm xúc và tâm trạng thay đổi thất thường sẽ nhiều như “cơm bữa”. Mẹ có thể khóc lóc, ủ rũ nhưng cũng có thể cười ngay sau đó. Nhiều trường hợp có thể kéo dài hơn, và với nhiều cảm xúc mãnh liệt hơn.

Theo các chuyên gia, chính sự thay đổi nồng độ hoóc-môn trong cơ thể mẹ, tăng cao ngất ngưỡng khi mang thai và hạ đột ngột sau khi sinh chính là thủ phạm gây nên hội chứng này. Hơn nữa, sự đau đớn của vết thương sau sinh, bất tiện trong sinh hoạt cũng như áp lực tâm lý lần đầu làm mẹ sẽ càng khiến bạn có những trải nghiệm không mấy dễ chịu.

Sự khác biệt giữa Baby blues và trầm cảm sau sinh

Hầu hết các bà mẹ chịu ảnh hưởng tâm lý bởi hội chứng baby blues đều có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, baby blues kéo dài dai dẳng và đi kèm sự tăng cấp của những cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến trầm cảm. Vì vậy, việc phân biệt điểm khác biệt giữa hội chứng baby blues và trầm cảm sau sinh rất quan trọng.

Hội chứng Baby blues Trầm cảm sau sinh
– Cảm thấy muốn khóc nhiều lần trong ngày, dù chỉ vì một việc nhỏ

– Tâm trạng bất ổn, luôn thay đổi thất thường. Cảm thấy chán nản, buồn phiền

– Cáu gắt, lo âu, thiếu tập trung

– Xuất hiện từ 1-3 ngày sau sinh, và có thể kéo dài 1-2 tuần sau khi sinh

– Luôn lo lắng, buồn bã và khóc lóc rất nhiều. Không giao tiếp, khó chịu với người xung quanh

– Thiếu sự quan tâm đến em bé và bản thân.

– Khó tập trung suy nghĩ, luôn trong cảm giác tuyệt vọng. Thậm chí có suy nghĩ làm hại bản thân và con

– Kéo dài hơn 2 tuần sau sinh, với nhiều cảm xúc tiêu cực hơn

Bố có thể giúp mẹ như thế nào?

– Lắng nghe và quan sát: Nếu mẹ có bất kỳ biểu hiện mệt mỏi, lo âu quá mức, hãy khích lệ mẹ, bố nhé. Nói với mẹ rằng mẹ rất tuyệt vời, và bố luôn tin mẹ có thể làm tốt mọi việc.

Hỗ trợ mẹ tối đa những công việc nhà. Thực tế, ngoài việc cho con bú mẹ, những công việc khác đều không thể làm khó bố. Từ thay tã, tắm hay lau dọn nhà cửa, chỉ cần bố chịu làm, tất cả đều có thể.

– Hạn chế khách đến thăm: Nhiều người thì vui, nhưng quá nhiều người lại có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng của mẹ. Thử nghĩ xem, bao nhiêu người đến là bấy nhiêu lời khuyên. Tuy nhiên, không phải kinh nghiệm nào cũng tốt và phù hợp với tất cả mọi người.

– Không thiếu sự lãng mạn: Đã bao lâu bố không gửi tin nhắn hỏi han mẹ? Bao lâu chưa trao một nụ hôn? Hay đơn giản là nấu cho mẹ một món ngon nào đó?

Làm gì khi bố cũng là “nạn nhân”?

Tuy chỉ chiếm một số lượng nhỏ, nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia, bố cũng có thể là nạn nhân của hội chứng baby blues. Giống như mẹ, lần đầu làm bố cũng sẽ không thiếu những giai đoạn khó khăn cần thích ứng. Bố sẽ phải lo lắng về chi phí tài chính, suy nghĩ về trách nhiệm làm cha, hay băn khoăn liệu bé cưng sẽ ảnh hưởng tình cảm vợ chồng… Thậm chí, không ít các bố cảm thấy “tủi thân” khi bị mẹ cho ra rìa.

Nếu những cảm xúc, lo lắng này đang làm phiền bạn, tham khảo ngay lời khuyên dưới đây nhé! Làm cha sẽ là trải nghiệm tuyệt vời nhất từng xảy ra với bạn.

– Lấy hình ảnh, video của mẹ và bé ra xem mỗi khi tâm trạng xấu đi. Điều này sẽ giúp bố cảm nhận lại những khoảnh khắc hạnh phúc với gia đình và niềm vui khi có con.

– Dành thời gian để chơi và chăm sóc con, dù chỉ ít phút mỗi ngày.

– Chia sẻ với mẹ về những lo lắng, mối quan tâm của bản thân. Đừng ngại “đòi” mẹ dành thời gian cho mình. Lời khuyên dành cho bạn: Nếu muốn vợ có nhiều thời gian dành cho mình, đừng quên hỗ trợ vợ làm việc nhà và chăm sóc con.

– Luôn ghi nhớ, đó là vợ và con của mình, là những người mình yêu thương nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x