Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mẹ có biết tại sao vết mổ sau sinh bị đau nhói? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc vết mổ sau sinh mẹ nhé!
Sinh mổ không phải là điều dễ dàng với tất cả các mẹ, đặc biệt là các mẹ lần đầu có em bé. Sau sinh mẹ sẽ phải mất rất nhiều thời gian để vết thương nhanh lành và liền sẹo. Trong giai đoạn này, những cơn đau luôn thường trực ngay cả khi mẹ hắt hơi, ho hay thậm chí đứng lên, ngồi xuống,… Vậy tại sao vết mổ sau sinh bị đau nhói?. Điều này có gây nguy hiểm gì cho mẹ hay không?
Lý giải cho hiện tượng vết mổ sau sinh bị đau nhói. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng: “Khi thực hiện phẫu thuật mổ lấy thai, bác sĩ sẽ phải rạch qua rất nhiều lớp trên cơ thể của sản phụ như da, mỡ, cân, cơ, phúc mạc, cơ tử cung nhằm đưa thai nhi ra ngoài thay vì sinh thường qua đường âm đạo”. Lúc này, Mẹ sẽ được tiêm mũi gây tê màng cứng nên vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, sau khi thuốc gây tê hết tác dụng, mẹ sẽ cảm thấy cơn đau khá dữ dội ở vết mổ.
Vậy vết mổ sau sinh bị đau nhói có sao không?. Nếu mẹ cảm thấy đau mà không đi kèm các dấu hiệu bất thường khác thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Vì đây chỉ là hiện tượng bình thường mà bất kỳ mẹ bỉm nào cũng đều phải trải qua sau quá trình sinh mổ mà thôi.
Thông thường, sau khoảng 7 ngày vết thương mổ đẻ khô dần. Sau 2 đến 3 tuần, vết mổ tạo thành sẹo, khi chạm vào hoặc xoay người sẽ vẫn còn đau. Khoảng 2-3 tháng vết mổ đẻ mới được coi là lành. Lúc này sẽ không còn đau và ngứa ở vết thương. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp vết mổ đau tỉ tê kéo dài tới 6 tháng hoặc thậm chí 1,5 năm.
Vết mổ sau sinh bị đau nhói có sao không? Không. Thời gian để vết mổ hết đau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa, sức khỏe, sức chịu đựng, khả năng tự phục hồi của mỗi sản phụ hoặc quan trọng hơn là quá trình mẹ chăm sóc, vệ sinh vết mổ sau sinh.
>>> Mẹ có thể quan tâm: Kiêng cữ sau sinh mổ như thế nào để giúp sản phụ mau phục hồi?
Mổ xẻ sau sinh bao lâu thì hết đau? Trong trường hợp, cơ địa của mẹ dữ, da khó lành, vết thương khó lành, đã từng sinh mổ,… Thì thời gian lành vết mổ cũng như hết đau sẽ chậm hơn 1 chút. Nhưng nếu mẹ thấy tình trạng đau kéo dài, mãi không có dấu hiệu thuyên giảm. Thì mẹ nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra chi tiết nhất.
Nhiễm trùng sau sinh là một trong những biến chứng nguy hiểm mà mẹ có thể gặp phải khi vết mổ sau sinh bị đau nhói mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Ngay khi thấy các dấu hiệu nhiễm trùng sau đây, mẹ cần tới bệnh viện trong thời gian sớm nhất, để bác sĩ có phác đồ điều trị bệnh kịp thời.
Đây là dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh thường gặp được khuyến cáo bởi các bác sĩ khoa sản. Sốt do nhiễm trùng vết mổ sau sinh thường dai dẳng, kéo dài, rất khó giảm gây nguy hiểm cho sức khỏe của sản phụ.
Thông thường sau khi sinh mổ, sản phụ sẽ có cảm giác đau ở vết khâu và không có mùi lạ. Trong trường hợp, nếu mẹ cảm thấy có mùi hôi ở khu vực xung quanh vết rạch thì đó là dấu hiệu của nhiễm trùng sau sinh.
Do đó, nếu phát hiện triệu chứng bất thường này bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
>> Mẹ có thể quan tâm đến Cách dùng rượu gừng nghệ sau sinh giúp mẹ bỉm sữa “lột xác”
Vết mổ sau sinh bị đau nhói kèm theo Sản dịch có mùi tanh giống như khi hành kinh thì có thể là do nhiễm trùng tử cung hoặc nhiễm khuẩn do rách tầng sinh môn khi sinh nở. Nếu mẹ thấy có sự thay đổi về mùi sản dịch, mẹ nên thông báo cho bác sĩ sớm nhất có thể.
Trong trường hợp vết mổ sưng tấy trong thời gian dài, đau tức, xuất hiện tình trạng tụ dịch máu hoặc dịch mủ,… Thì đây là một trong những dấu hiệu của sự nhiễm trùng. Một số trường hợp vết mổ của sản phụ bị hở, tăng tiết dịch từ vết rạch và có mùi hôi khó chịu.
Dù là mẹ sinh thường hay sinh mổ thì việc chăm sóc hàng ngày và theo dõi sau sinh cũng đều rất quan trọng.
Để điều trị cẩn thận tránh Vết mổ sau sinh bị đau nhói. Các sản phụ sẽ được các bác sĩ chăm sóc và thay băng vệ sinh vết mổ. Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ được sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau và co hồi tử cung,… Để tránh bị nhiễm trùng vết mổ hay có các biến chứng nguy hiểm khác.
Bước sang tuần thứ 2, các bác sĩ sẽ chỉ định chi việc cắt chỉ ( thông thường sẽ là sau 5 ngày đối với sinh mổ lần đầu tiên và sau 7 đến 8 ngày nếu như sinh mổ từ lần thứ 2 trở đi). Với các vết mổ được khâu bằng chỉ tự tiêu thì không cần đến quá trình cắt chỉ này
Nếu như vết mổ đã dần dần phục hồi ổn định, mẹ có thể được ra viện và về nhà để chăm sóc. Các mẹ sau khi sinh mổ cũng cần nhớ thực hiện cách chăm sóc vết mổ sau sinh tới khi cắt chỉ tại nhà đúng cách, để không làm Vết mổ sau sinh bị đau nhói nhé.
>> Mẹ có thể quan tâm đến Sau sinh chưa có kinh quan hệ có thai không? Mẹ nên biết điều này!
Bên cạnh các bước chăm sóc cẩn thận như trên để không làm vết mổ sau sinh bị đau nhói. Mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nữa. Với chế độ ăn uống hợp lý và an toàn không chỉ giúp mẹ mau chóng phục hồi sức khỏe; có sữa cho bé cưng. Hơn nữa, chế độ này còn có tác dụng làm mờ vết sẹo mổ sau sinh cực hiệu quả.
Tâm lý mang bầu và sinh con luôn khiến mẹ áp lực. Do đó, nếu mẹ cảm thấy có dấu hiệu trầm cảm như buồn bã trong thời gian dài, không muốn nói chuyện với người thân hoặc nghiêm trọng hơn là không muốn gần gũi con mình, thì tốt nhất mẹ nên gọi cho bác sĩ tâm lý để giải tỏa ngay, mẹ nhé. Qua bài viết, hi vọng đã giúp mẹ hiểu hơn về câu hỏi “vết mổ sau sinh bị đau nhói” có sao không. Từ đó, mẹ biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình hơn trong quá trình nuôi con.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Guidelines for postoperative care in cesarean delivery: Enhanced Recovery After Surgery (ERAS) Society recommendations
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30995461/
Truy cập ngày 24/5/2022
2. Caring for the woman after a caesarean birth
https://pathways.nice.org.uk/pathways/caesarean-birth/caring-for-the-woman-after-a-caesarean-birth
Truy cập ngày 24/5/2022
3. Recovering at home after a c-section
Truy cập ngày 24/5/2022
4. Cesarean After Care
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/cesarean-aftercare/
Truy cập ngày 24/5/2022
5. Cesarean Section
https://www.nhs.uk/conditions/caesarean-section/recovery/
Truy cập ngày 24/5/2022