Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
1. Dưỡng trắng da mặt
Nguyên liệu sữa mẹ
Sỡ hữu làn da trắng sáng là niềm ao ước của mọi phụ nữ vì vây mẹ không nên bỏ qua “tuyệt chiêu” này, đó chính là sữa mẹ. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho bé mà còn là một “thần dược” cho quá trình làm đẹp sau sinh. Thành phần sữa mẹ có nhiều protein, vitamin và khoáng chất để nuôi dưỡng và tái tạo da, giúp da mặt trở nên trắng sáng một cách tự nhiên.
Cách làm rất đơn giản, chỉ cần vắt một ít sữa, dùng bông gòn hoặc tay thoa đều lên mặt rồi massage nhẹ nhàng cho đến khi khô. Tiếp tục, thực hiện lặp lại khoảng 3 lần để sữa thấm sâu vào bên trong da, cuối cùng rửa lại bằng nước sạch.
Nguyên liệu bột nghệ
Không chỉ tốt cho sức khỏe, củ nghệ còn là nguyên liệu làm đẹp tự nhiên rất an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu cho chăm sóc da mặt sau sinh. Trong củ nghệ có tinh chất curcumin, một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa, làm trắng da đồng thời giảm các vết thâm nám và tàn nhang rất hiệu quả.
Dùng 1 muỗng bột nghệ, 1 muỗng bột gạo hoặc cám gạo và một ít sữa tươi. Sau đó trộn đều 3 thành phần trên thành một hỗn hợp sánh mịn, bôi đều lên mặt để khoảng 20-30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Cần thực hiện 2 lần/tuần để chăm sóc da mặt sau sinh, mang lại kết quả dưỡng da như mong muốn.
Massage mặt
Bên cạnh các biện pháp nuôi dưỡng da mẹ cần thực hiện massage mặt hàng ngày để giúp da săn chắc, tăng cường tính đàn hồi. Không chỉ vậy, việc massage còn giúp da dễ dàng thẩm thấu các chất dinh dưỡng trong quá trình dưỡng da.
2. Trị mụn sau sinh
Bị mụn trứng cá sau sinh là nỗi ám ảnh lớn của mẹ, chúng không chỉ mọc chi chít gây mất thẩm mỹ mà còn khiến da sưng tấy, đau nhức. Việc điều trị mụn bằng các loại thuốc hoặc mỹ phẩm cần phải hạn chế vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó, mẹ nên dùng các phương pháp trị liệu bằng thiên nhiên, mặc dù không mang lại hiệu quả tức thì nhưng về lâu về dài thì chăm sóc da mặt sau sinh theo cách này lại rất an toàn với làn da sạch mụn.
3. Điều trị da khô
Da khô cũng là tình trạng thường gặp sau sinh, da trở nên bong tróc, sần sùi theo đó mẹ cần tập trung dưỡng ẩm cho da để cải thiện tình hình. Uống nhiều nước là cách tốt nhất để làm mát và bổ sung độ ẩm cho làn da đồng thời, loại bỏ độc tố ra ngoài.
Lúc này, da mẹ rất nhạy cảm vì vậy nếu dùng sữa rữa mặt nên chọn loại dịu nhẹ, ít bọt dành riêng cho da khô. Hoặc dưỡng ẩm bằng các loại mặt nạ tự nhiên như nha đam, dầu dừa, mặt nạ bơ mật ong…
4. Thổi bay nám, tàn nhang
Nám, tàng nhang là tình trạng khá phổ biến ở hầu hết mọi phụ nữ sau sinh, biểu hiện có nhiều đốn màu nâu, đen đôi khi thành từng mảng trên da mặt. Thật là xấu xí phải không các mẹ? Hãy “thổi bay” chúng bằng cách sau:
5. Bảo vệ, che chắn làn da mỏng manh
Sau khi sinh, không chỉ riêng cơ thể, cả làn da của bạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, yếu đi hẳn so với thời kỳ ban đầu lúc chưa có con. Lúc này da mỏng hơn, dễ bắt nắng, nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Do đó, để tránh tác động trực tiếp từ những yếu tố môi trường như nắng, bụi, gió, ô nhiễm, bạn cần chăm sóc da mặt sau sinh và che chắn, bảo vệ làn da kỹ càng khi ra ngoài. Mũ rộng vàng, khẩu trang lớn, áo chống nắng, trang bị tốt nhất có thể.
6. Chăm sóc da sau sinh bằng mỹ phẩm thiên nhiên
Sự trợ giúp đắc lực của các loại mỹ phẩm dưỡng để cải thiện nhan sắc cho làn da là không thể chối cãi. Tuy nhiên, trong thời kỳ cho con bú, chăm sóc bé sơ sinh, mẹ cần chọn sản phẩm tự nhiên, không hóa chất độc hại, tránh vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bỏ qua các loại dưỡng đặc trị, hóa chất này kia, thay vào đó chọn mỹ phẩm hữu cơ, thành phần chứa thảo dược, đảm bảo vừa chăm sóc da dịu nhẹ, hiệu quả lại vô cùng an toàn cho sức khỏe của bé con.
1. Dinh dưỡng hợp lý
Ngoài việc chăm sóc da mặt sau sinh ở bên ngoài, làn da cũng cần được nuôi dưỡng từ bên trong. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sau khi sinh không chỉ giúp sức khỏe bạn phục hồi nhanh sau khi sinh, ngay cả làn da cũng không ngoại lệ. Nên bổ sung những nguồn thực phẩm như thế nào? Cố gắng bổ sung cho da nguồn vitamin từ các loại trái cây, rau củ.
2. Uống thật nhiều nước để chăm sóc da sau sinh
Uống đủ lượng nước mỗi ngày, khoảng 8-10 ly tương đương 1,5 lít để cung cấp độ ẩm cho làn da, cũng như bổ sung nước cho cơ thể trong quá trình vận hành hồi phục sức khỏe sau sinh nhanh chóng. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể uống nước trái cây tươi, sữa, tránh cà phê, thức uống có gas hay nhiều đường.
Ngoài ra, đừng bỏ qua sự hỗ trợ đắc lực từ nguồn uống bổ sung collagen tự nhiên để chăm sóc da mặt sau sinh. Cách này vừa giúp phục hồi làn da nhanh chóng, vừa ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Lo lắng vì sản phẩm có thể ảnh hưởng đến chuyện cho con bú? Không sao cả, chỉ cần bạn chọn nước uống bổ sung collagen 100% tự nhiên, không hóa chất, không chất bảo quản hay chất tạo ngọt nhân tạo. Ở bên Nhật, các mẹ sau sinh luôn được các bác sĩ khuyên bổ sung loại thức uống thần kỳ này.
3. Giữ tinh thần thoải mái
Sức khỏe tốt, và tinh thần cũng phải cực kỳ thoải mái mới có thể tạo điều kiện cho da mặt thêm sức sống, láng mịn, tươi trẻ. Stress, căng thẳng ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến làn da, đặc biệt là tác nhân của làn da xỉn màu, mắt thâm quầng, da nhiều đốm nâu,… Để hạn chế tình trạng này, bạn hãy chăm sóc da mặt sau sinh bằng cách cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ, dành thời gian thư giãn, tập luyện sau sinh mẹ nhé. Chỉ khi vui vẻ, gương mặt bạn mới rạng rỡ hơn cả!
4. Một số bí kíp chăm sóc da mặt sau sinh khác
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.