Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Da sần sùi sau khi sinh có thể là do cơ thể bị thiếu độ ẩm và các chất dinh dưỡng do quá trình mang thai đã lấy đi khá nhiều dưỡng chất của cơ thể. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong một thời gian dài cũng có thể dẫn đến nhiều thay đổi của làn da. Thêm vào đó, các mẹ sau sinh thường mệt mỏi, thiếu ngủ dẫn đến làn da dễ khô sần và sạm đen. Vì vậy, để có được một làn da mịn màng tươi sáng như trước đây, mẹ phải đầu tư chăm sóc bản thân kĩ lưỡng. Cách chữa da mặt bị sần sùi hoàn hảo nhất là chăm sóc cả bên trong lẫn bên ngoài.
Bước 1: Uống đủ nước
Da sần sùi là do hàng rào chất béo bảo vệ bề mặt sa bị tổn thương, khiến độ ẩm dễ dàng thoát ra ngoài, khả năng giữ ẩm của da cũng bị hạn chế. Trước hết, mẹ cần đảm bảo uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Không chỉ giúp giảm tình trạng da mặt khô sần sùi, uống nhiều nước còn giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú.
Mẹ nhớ duy trì uống nước theo lịch sau nhé:
Bước 2: Chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng sau khi sinh nên có các chất tốt cho da như vitamin A, E, B3, chất béo, kẽm… Dinh dưỡng là ưu tiên hàng đầu để giúp chữa trị da bị sần sùi. Các dưỡng chất này có nhiều trong rau xanh đặc biệt là đậu nành, bông cải xanh, các loại hạt, các loại trái cây như cam, xoài, dưa hấu, rau củ như cà chua, ớt chuông… Ngoài ra, các chất chống oxy hóa cũng là chìa khóa giúp giảm viêm tế bào và lưu thông máu cho da. Mẹ nên ăn nhiều dâu tây, các loại cá béo, dầu thực vật, bưởi, trứng, thịt gà… để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, trong đó có các chất chống oxy hóa cho cả bé cưng lẫn làn da của mình.
Bước 3: Vận động
Vận động, tập thể dục cũng là phương thức lưu thông máu hiệu quả. Khi lượng máu được truyền đi với tốc độ nhanh hơn, thì lượng oxi được hấp thụ nhiều hơn tạo điều kiện cho biểu bì da giãn nở tốt. Nhờ vậy mà hiện tương da sần sùi được cải thiện.
Bước 1: Tẩy tế bào chết
Trước khi tái tạo làn da mới mẹ cần phải đánh bay làn da sần sùi. Những lớp da sần sùi chính là các lớp tế bào chết bám lại. Vì vậy mẹ nên làm sạch da mặt, tẩy tế bào chết ít nhất mỗi tháng 2 lần để giảm tình trạng da sần sùi.
Bước 2: Đắp mặt nạ dưỡng da
Có nhiều mặt na dưỡng da từ tự nhiên được nhiều áp dụng như nghệ và cám gạo. Nghệ có tác dụng làm trắng da, mờ vết thâm nám.Bí quyết làm đẹp sau sinh bằng nghệ rất phổ biến ở các quốc gia châu Á. Còn mặt nạ cám gạo giúp làm sạch bụi bẩn, nuôi dưỡng tế bào phát triển nhanh chóng.
Mặt nạ nghệ = nghệ tươi giã nhuyễn + lòng đỏ trứng gà. Đắp 3 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất
Mặt nạ cám gạo = cám gạo + một ít nước trắng. Đắp 2 lần/ tuần cho da thường và 1 lần/tuần cho da khô.
Bước 3: Massage da mặt
Trước khi đi ngủ mẹ nên tập thói quen massage da mặt. Để giúp da mặt bị sần sùi và ngứa lấy lại vẻ mịn màng, mẹ nên kết hợp massage với cà phê. Mẹ có thể dùng hỗn hợp cà phê + đường nâu + dầu olive. Sau đó xoa hỗn hợp này lên theo hình vòng tròn khắp khuôn mặt. Cuối cùng rửa lại mặt thật sạch với nước ấm là xong.
Cà phê có chất chống oxi hóa có tác dụng trực tiếp lên da, làm săn bề mặt và bảo vệ da trước tác động của khói bụi. Bột cà phê vẫn luôn là nguyên liệu đắt giá của nhiều loại sữa rửa mặt và mặt nạ dưỡng ở các thẩm mỹ viện.
Ngoài ra, mẹ cũng nên đầu tư cho mình một bộ kem dưỡng ẩm thích hợp. Bôi kem dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày vào sáng tối sẽ giúp da duy trì độ ẩm cần thiết. Tuy nhiên mẹ nên chọn những loại kem chiết xuất từ hương liệu tự nhiên để tránh là tổn hại da nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.