Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 29/01/2023

7 cách trị rạn da, mờ thâm sau sinh tại nhà, đơn giản và hiệu quả

7 cách trị rạn da, mờ thâm sau sinh tại nhà, đơn giản và hiệu quả
Sau khi sinh, có đến trên 70% chị em phụ nữ phải đối mặt với chứng rạn da do tăng cân khi mang thai. Những vết rạn này đã khiến chị em vô cùng lo lắng và kém tự tin về bản thân. Ai cũng mong tìm được những cách trị rạn da sau sinh hiệu quả để cải thiện ngoại hình.

Rạn da là hiện tượng thường thấy trong thai kỳ của nhiều mẹ mang thai, các vết rạn lúc đó như cách báo hiệu cho mẹ biết mình đang mang trọng trách thiêng liêng nuôi dưỡng một sinh linh bé bỏng.

Tuy nhiên, sau khi đã hoàn thành sứ mệnh thì làm sao để các vết rạn biến mất là điều khiến mẹ canh cánh trong lòng.

Rạn da sau sinh là gì?

Trong suốt hành trình 40 tuần thai, các bộ phận trên cơ thể mẹ buộc phải phát triển lớn hơn để tạo điều kiện cho thai nhi lớn lên, đặc biệt là phần bụng.

Nằm bên dưới da là các mô hỗ trợ cho việc đàn hồi, khi các mô bị kéo căng để thích nghi với sự phát triển của cơ thể mẹ thì gây ra hiện tượng rạn da.

Các vết rạn trên da xuất hiện do làn da không theo kịp tốc độ phát triển quá nhanh, quá đột ngột của cơ thể mẹ. Bụng là vị trí dễ bị rạn da ghé thăm nhất, kế đến là mông, ngực, hông, đùi, cánh tay.

trị rạn da sau sinh 1
Rạn da sau sinh là tình trạng thường thấy ở nhiều sản phụ có bụng bầu lớn

Màu của vết rạn ở các mẹ bầu là không giống nhau, có người màu hồng nhạt, có người màu nâu đỏ, tím hay nâu sẫm. Sở dĩ màu của vết rạn khác nhau ở từng mẹ bầu là do sắc tố da của mỗi người không giống nhau.

Nhưng chính điểm này sẽ khiến mẹ sau khi sinh vui mừng hay phiền muộn vì một số màu sắc thường phai mờ nhanh chóng nhưng một số màu sắc khác lại khiến tình hình nghiêm trọng hơn.

Về kích thước của vết rạn có thể to hay nhỏ, ít hay nhiều còn tùy thuộc vào mức tăng cân của mẹ khi mang thai.

Với mức độ tăng cân của phụ nữ mang thai thông thường rơi vào khoảng 10-12kg thì diện tích rạn da sẽ thấp hơn so với mẹ mang thai tăng từ 15-20kg hoặc hơn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Rạn da sau sinh: Nguyên nhân và cách xử trí an toàn cho mẹ bỉm!

Cách trị rạn da sau sinh

Hiện nay các thẩm mỹ viện, các loại mỹ phẩm quảng cáo chữa rạn da nhiều nhưng hiệu quá rất hạn chế. Các mô liên kết bị đứt gãy nên khó nối liền, các loại mỹ phẩm chỉ giúp làm mờ đi vết rạn một phần nào đó.

Dưới đây là một số cách chữa rạn da sau sinh đơn giản tại nhà giúp giảm, làm mờ các vết rạn da sau khi sinh mà mẹ có thể tự tay thực hiện tại nhà.

Mẹ sau sinh cần lưu ý đến thời gian điều trị vết rạn hữu hiệu nhất là khi vết rạn có màu hồng hay đỏ nhạt, tức là các vết rạn còn mới.

1. Cách chữa rạn da bằng dầu ôliu

Việc massage thường xuyên các vùng da bị rạn bằng một số loại dầu tự nhiên như dầu ô liu là cách tốt nhất mẹ nên làm để các vết rạn xấu xí giảm, mờ đi nhanh chóng.

Dầu ô liu được biết đến là trợ thủ đắc lực trong việc chưa trị rạn da cho mẹ sau sinh. Trong dầu ô liu có chứa nhiều vitamin có công dụng dưỡng ẩm, loại bỏ da chết, tái tạo làn da mới, cải thiện việc tuần hoàn máu hiệu quả giúp làm mờ các vết rạn da.

trị rạn da sau sinh 2
Dầu oliu có tác dụng cải tạo làn da mới giúp chữa rạn da sau sinh hiệu quả

Dùng dầu ô liu thoa lên vùng da bị rạn trong khoảng thời gian từ 5-10 phút. Sau đấy, mẹ tiếp tục dùng một chai chứa nước nóng lăn bên trên trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước.

Hơi nóng sẽ làm các lỗ chân lông mở ra và khi đó, dầu ô liu được hấp thu tốt hơn giúp làm giảm, mờ các vết rạn. Mẹ sau sinh nên kiên trì áp dụng phương pháp này trong vòng 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

2. Chữa rạn da sau sinh với nhựa nha đam (lô hội)

Nha đam (lô hội) rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày với các đặc tính làm mát, chữa trị các bệnh liên quan đến da nhất là rạn da đối với mẹ sau khi sinh em bé.

Nhựa của cây nha đam có công dụng tuyệt vời trong việc làm dịu làn da giúp giảm các vết rạn hiệu quả.Với nhựa cây nha đam, mẹ bôi trực tiếp vào vùng da bị rạn trong khoảng thời gian 15 phút và rửa lại với nước ấm.

Nếu cần, mẹ có thể trộn vitamin A hoặc E vào nhựa nha đam để bôi lên da cũng có tác dụng làm giảm, mờ vết rạn tương tự.

3. Cách trị rạn da sau sinh với mật ong

Trong mật ong có tính sát trùng giúp làm giảm các vết rạn xấu xí trên da. Mẹ sau sinh dùng mật ong rất tốt nhưng nhớ là mật ong nguyên chất, mẹ nhé!

Lấy một miếng vải mỏng đắp lên vùng da bị rạn, bôi mật ong đều khắp trên miếng vải này. Mẹ nên đợi đến khi mật ong khô mới rửa lại bằng nước ấm.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 5 tác dụng của mật ong với phụ nữ sau sinh, mẹ đừng bỏ lỡ

4. Chữa nứt da sau sinh với lòng trắng trứng

Không thể không nhắc đến lòng trắng trứng như một chất giúp làm giảm, mờ vết rạn vì trong lòng trắng trứng chứa nhiều protein – chất giúp trẻ hóa cho làn da.

Dùng hai lòng trắng trứng, đánh tan chúng vào nhau sau đấy bôi lên khu vực da bị rạn. Mẹ cũng đợi đến khi khô mới rửa lại bằng nước.

5. Rượu gừng nghệ xóa rạn da sau sinh

Đã từ lâu, chị em phụ nữ thường truyền nhau bí quyết làm đẹp sau sinh bằng rượu gừng nghệ. Nó vừa có tác dụng giúp giảm cân, loại bỏ lớp mỡ thừa trên cơ thể vừa đánh bay vết rạn da cực kỳ hiệu quả.

Để có mẹo trị rạn da sau sinh bằng rượu gừng nghệ, trước khi sinh khoảng 3 tháng, bạn sử dụng 1 kg gừng, 1 kg nghệ, rửa sạch. Mẹ hãy để nguyên vỏ, xay hoặc giã nhỏ rồi ngâm với 5 lít rượu ngon trong bình sứ hoặc bình thủy tinh và để nơi thoáng mát.

trị rạn da sau sinh 3
Rượu gừng nghệ là cách trị rạn da sau sinh truyền thống được nhiều mẹ áp dụng

Nếu chôn được dưới đất càng tốt nhé. Sau khi sinh vài ngày, bạn chỉ cần lấy rượu gừng nghệ này thoa đều lên những vùng da bị rạn 2 – 3 lần 1 ngày.

Không những có tác dụng đánh bay các vết rạn mà còn giúp da trắng hồng mịn màng và loại bỏ mỡ thừa sau sinh cực kỳ tốt nữa đấy.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách dùng rượu gừng nghệ sau sinh giúp mẹ bỉm sữa “lột xác”

6. Dùng dầu dừa chữa rạn da sau sinh

Dầu dừa với khả năng dưỡng ẩm cao cùng hàm lượng vitamin E tự nhiên và nhiều dưỡng chất khác có tác dụng nuôi dưỡng làn da mịn đẹp. Cách trị rạn da sau sinh bằng dầu dừa tiết kiệm chi phí và hiệu quả với cách thức thực hiện rất đơn giản.

Bạn chỉ cần sử dụng dầu dừa nguyên chất để massage nhẹ nhàng lên vùng da bị rạn 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần 20 phút. Chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt, các vết rạn sẽ mờ dần và biến mất hẳn.

Tốt nhất nên trộn đều dầu dừa và viên nang vitamin E để mang lại hiệu quả tối ưu hơn nhé.

7. Chanh và sữa tươi xóa vết rạn da sau sinh

Hỗn hợp chanh tươi và sữa tươi sẽ giúp bạn tẩy tế bào chết, làm mờ những vùng da thâm nám. Nó giúp da trắng hồng và phát huy công dụng của chanh trong việc trị rạn da sau sinh vô cùng hiệu quả.

Bạn chỉ cần sử dụng nước cốt chanh tươi trộn với sữa tươi hoặc sữa chua không đường theo tỷ lệ 1: 5. Có nghĩa cứ 1 thìa nước cốt chanh tươi bạn trộn với 5 thìa sữa tươi rồi sử dụng hỗn hợp này massage lên những vùng da bị rạn hàng ngày.

Sau đó tắm lại bằng nước ấm vừa, thực hiện liên tục trong 1 tháng những vết rạn sẽ mờ đi rõ rệt và biến mất, trả lại cho bạn làn da trắng hồng rạng rỡ.

Trên đây là những cách trị rạn da sau sinh đơn giản, hiệu quả và an toàn, tiết kiệm. Các mẹ sau sinh chỉ cần áp dụng khoảng 1 tháng, những vết rạn da sẽ mờ dần rồi biến mất. Thay vào đó làn da bạn sẽ săn chắc, mềm lại, mịn màng, hồng hào hơn rất nhiều đấy.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x