Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 09/12/2020

Hơ mặt bằng than sau sinh liệu có tốt như lời đồn?

Hơ mặt bằng than sau sinh liệu có tốt như lời đồn?
Hơ mặt bằng than sau sinh là một phương pháp làm đẹp dân gian đã có từ lâu đời và cho đến nay vẫn còn được áp dụng. Vậy hơ mặt bằng than sau sinh có thật sự tốt như lời đồn? Phương pháp này có gây hại gì không và có nên duy trì hay không?
Hơ mặt bằng than sau sinh
Phương pháp hơ mặt bằng than sau sinh liệu có tốt như lời đồn?

Trong quá trình mang thai và sau khi sinh, mẹ phải đối diện với các vấn đề do nội tiết tố gây ra như nám da, sạm da… Điều này đã khiến phái đẹp không thể làm ngơ với nhan sắc đang dần “xuống cấp” của mình. Vì vậy, không ít chị em đã tìm đến cách hơ mặt bằng than sau sinh với hy vọng cải thiện làn da. Liệu phương pháp này có giúp bạn đạt được nguyện vọng và có thật sự tốt hay không?

Có nên hơ mặt bằng than sau sinh?

có nên hơ mặt bằng than sau sinh?

Theo dân gian, các mẹ nên hơ mặt bằng than sau sinh vì khi sinh mẹ mất khá nhiều máu và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu nên cơ thể dễ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, ẩn sâu trong tác dụng làm ấm cơ thể là hàng loạt các tác hại đến sức khỏe của việc hơ than mà y học hiện đại đã chỉ ra:

  • Khi than được đốt trong môi trường kín sẽ thải ra khí CO và CO2. Trong đó CO là một loại khí độc gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây viêm phổi cho cả mẹ và bé hoặc nặng hơn có thể gây tử vong. Ở thực tế đã có không ít các bà mẹ và bé đã phải tử vong khi sử dụng phương pháp này.
  • Nhiệt độ của than khi đốt không phải lúc nào cũng giống nhau. Than có thể tỏa ra nhiệt quá nóng dễ gây bỏng cho làn da mỏng manh của bé.
  • Khi hơ than, các tro bụi có thể bay ra ngoài bám vào các đồ vật dễ gây cháy nổ, hỏa hoạn.
  • Nhiệt độ của than khi đốt lên xuống thất thường nên làm nhiệt độ cơ thể bạn dễ bị thay đổi đột ngột, dẫn đến yếu người và mệt mỏi hơn.
  • Các bụi bẩn khi đốt than sẽ dễ gây rôm sảy cho bé, nặng hơn có thể gây viêm da dẫn đến nhiễm trùng máu.

Tiềm ẩn sau cái lợi trước mắt là hàng loạt các tác hại ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng của mẹ. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên sử dụng phương pháp này để tránh hậu quả đáng tiếc.

Cách hơ mặt sau sinh an toàn

cách hơ mặt bằng than sau sinh an toàn

Với nhu cầu làm đẹp, sau sinh khoảng 6 – 7 ngày là mẹ có thể hơ mặt với các nguyên liệu lành tính đến từ thiên nhiên như cây sả, trầu không, tía tô, vỏ bưởi hoặc cam… Bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đun sôi nồi nước và cho các nguyên liệu thiên nhiên dùng để hơ vào nồi.
  • Bước 2: Dùng một tấm khăn mỏng phủ kín đầu và mở hé nắp nồi rồi hơ.
  • Với cách hơ mặt này, mẹ vừa có thể làm ấm cơ thể vừa giúp đường huyết lưu thông, đào thải các độc tố qua tuyến mồ hôi. Lưu ý khi hơ xong, mẹ nên uống một ít nước ấm để bổ sung cho cơ thể lượng nước đã mất khi xông. Bạn chỉ nên thực hiện cách này 2-3 lần/tuần cho đến hết thời gian ở cữ thì dừng lại để tránh bị khô da.

    Những cách khác giúp mẹ sau sinh hồi phục sức khỏe

    cách phục hồi cơ thể sau sinh an toàn

    Bên cạnh thói quen xông mặt bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên để thay thế cho phương pháp hơ mặt bằng than sau sinh, bạn có thực hiện một số cách khác dưới đây để nhanh chóng hồi phục sức khỏe:

    Vệ sinh đúng cách

    Có quan điểm cho rằng phụ nữ sau sinh không được tắm rửa, phải ủ ấm, nằm than, hơ lửa để tránh mắc bệnh. Điều này là không đúng. Sau sinh thường 3-4 ngày và sau sinh mổ 7 ngày, mẹ nên vệ sinh cá nhân để tránh vi khuẩn tích tụ trên cơ thể, biến cơ thể thành một ổ vi khuẩn. Điều này dễ sinh ra các bệnh nhiễm trùng, làm lây nhiễm cho bé khi mẹ tiếp xúc chăm sóc con.

    Chế độ vận động hợp lý

    Sau một thời gian dài nằm theo dõi sức khỏe sau sinh, mẹ nên tập vận động bằng cách xoay người trên giường, ngồi dậy rồi đi lại. Vận động sớm giúp cơ thể mau lấy lại sức, giảm bớt đau, giúp tống thoát sản dịch tốt hơn, tăng cường miễn dịch cho mẹ. Ngoài ra, sau khi sinh 6-8 tuần, mẹ có thể áp dụng phương pháp tập yoga để tăng cường sức khỏe.

    Chế độ nghỉ ngơi và thư giãn

    Cơ thể mẹ sau sinh có nhiều biến đổi về tâm sinh lý do phải chăm sóc trẻ ngày đêm. Hãy tranh thủ nghỉ ngơi thư giãn mỗi khi bé ngủ mẹ nhé. Chủ động nhờ chồng hoặc người thân phụ giúp chăm bé và làm các việc nhà để bạn có thêm thời gian tịnh dưỡng.

    Dinh dưỡng sau sinh cho mẹ

    Mẹ nên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày và ăn thêm nhiều trái cây để bổ sung vitamin và chất xơ cho cơ thể. Mỗi bữa nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ để cơ thể mau hồi phục và tạo sữa nuôi bé.

    Hơ mặt bằng than sau sinh chứa đựng khá nhiều rủi ro sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ nên tỉnh táo lựa chọn các phương pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình. Với nền y học hiện nay, bạn có thể lựa chọn nhiều phương pháp khác nhau để làm ấm cũng như làm đẹp sau sinh. Đừng chỉ vì nghe lời đồn và thiếu kiến thức mà mẹ phải trả giá đắt cho những hậu quả mà phương pháp hơ than để lại nhé!

    Anh Thư

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x