Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tình trạng tăng cân sau sinh thường khiến chị em lo lắng chồng chê. Để nhanh chóng lấy lại vóc dáng như ban đầu, nhiều mẹ đã lựa chọn phương pháp tập gym. Tuy nhiên, sau sinh hãy còn mệt, các chị em chưa thể tập gym liền được. Đó mới chính là lý do vì sao nhiều bà đẻ thắc mắc sau sinh bao lâu thì tập gym?
Từng cơ địa và sức khỏe của mỗi người là khác nhau, nên việc vận dụng chế độ tập gym cũng ở thời gian khác nhau. Để biết chính xác sau sinh bao lâu thì tập gym được và nên tập như thế nào cho hợp lý, bạn hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé.
Tập gym là một môn thể hình mang lại khá nhiều lợi ích sức khỏe. Do đó, mẹ bỉm sữa nên tập gym để chăm sóc sức khỏe bản thân. Thói quen tập gym sau sinh có thể mang đến một số tác dụng dưới đây:
Đặc biệt, đối với chị em sau sinh thường tăng cân, thói quen tập gym đều đặn và hợp lý sẽ giúp lấy lại vóc dáng và thân hình thon gọn.
Thể trạng của người mẹ sau sinh thường rất yếu. Do đó, tùy theo khả năng hồi phục của mẹ sinh mổ hay sinh thường mà nên thực hiện phương pháp tập gym theo các mốc thời gian khác nhau.
Đối với mẹ sinh thường
Những mẹ sinh thường thì sau khoảng 2-3 tháng là có thể tập luyện các bài tập gym nhẹ nhàng, đơn giản, không mất nhiều sức như đi bộ, đạp xe tại chỗ. Sau đó, các mẹ có thể tăng cường độ tập dần lên theo thể trạng của mình.
Một số phụ nữ sau sinh 6 tuần đã có thể tập gym cơ bản, nhẹ nhàng nhưng cần phải đi khám sức khỏe hậu sản và được sự cho phép của bác sĩ.
Đối với cơ thể mẹ sinh mổ
Mẹ sinh mổ thường thời gian phục hồi lâu hơn so với mẹ sinh thường khoảng 1-2 tháng. Vậy nên mẹ sinh mổ có thể tập gym sau hơn 4 tháng sinh con với bài tập gym nhẹ nhàng phù hợp. Trong trường hợp vết mổ hoàn toàn chưa lành hẳn thì mẹ nên chờ thêm khoảng 1-2 tháng sau mới tập gym để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mình.
Dù là sinh thường hay sinh mổ, bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ trước khi tập gym để được tư vấn tập một số động tác phù hợp đồng thời kiểm tra xem sức khỏe đã tập gym được chưa. Khi bắt đầu tập, bạn hãy thực hiện những động tác dễ trước nhất và không ảnh hưởng nhiều đến vết mổ, vết rạch tầng sinh môn. Sau đó mới dần tăng độ khó của bài tập để cơ thể thích nghi dần.
Không chỉ thắc mắc sau sinh bao lâu thì tập gym, phần lớn các mẹ cũng quan tâm tập gym bao lâu mới giảm cân vì tâm lý muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng.
Thông thường, bạn chỉ nên tập gym vừa đủ, không quá nhiều cũng không quá ít. Kết hợp với đó là chế độ ăn hợp lý, cung cấp dinh dưỡng phù hợp thì sau khoảng 6 tháng sẽ có kết quả rõ rệt. Điều kiện tiên quyết để giảm cân là sự kiên trì với việc tập luyện đều đặn trong thời gian dài.
– Bài tập đi bộ nhẹ nhàng: Đây là phương pháp giúp làm giảm mỡ bụng hiệu quả, các mẹ cần lên lịch trình đi bộ nhẹ nhàng hoặc sử dụng máy chạy bộ ở mức độ nhẹ tại nhà và cần kiên trì tập luyện đều đặn. Dần dần, bạn tăng tốc độ lên chạy chậm ở mức cơ thể chịu được.
– Bài tập cơ bụng, vai, tay, mông đơn giản: Để thực hiện những bài tập này chuyên nghiệp và bài bản hơn, bạn nên đến phòng tập gym và nhờ huấn luyện viên hướng dẫn lộ trình giảm cân hiệu quả qua các bài tập về cơ nhẹ nhàng. Bạn nhớ nói rõ mình vừa mới sinh xong để được tập những bài phù hợp nhé.
Trong trường hợp không có thời gian rảnh để đến phòng tập gym, bạn có thể thực hiện những bài tập cơ bản như bài tập plank, bài tập squat cơ bản, các động tác yoga sau sinh…
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những bài tập thể dục sau sinh giúp mẹ lấy lại vóc dáng thời con gái
Nhiều người nôn nóng tập gym khi đã biết sau sinh bao lâu thì tập gym được. Tuy nhiên, bạn không nên xem nhẹ những lưu ý dưới đây trước khi tập gym.
1. Không tập quá sức
Đừng tự ép mình nhanh chóng lao vào tập luyện để giảm cân. Mẹ bỉm sữa cần định kỳ kiểm tra sức khỏe hậu sản, chỉ khi nhận được kết luận là cơ thể bạn đã hồi phục hoàn toàn mới bắt đầu tập luyện.
Ngoài ra, bạn cũng cần để ý một số dấu hiệu cho thấy mình đã tập luyện quá sức và quá sớm:
2. Bảo vệ ngực khi tập gym
Việc tập luyện khi đang cho con bú không gây ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ nếu bạn không để cơ thể mình mất sức. Đồng thời, bạn nhớ uống nước nhiều để bù lượng nước sau khi đã tiêu hao qua quá trình tập luyện. Tuy nhiên, bạn tránh các bài tập khiến cho ngực của mình bị đau vì sẽ gây khó khăn khi cho con bú.
3. Tập gym bao lâu là đủ? Nên tập với thời gian ngắn
Phụ nữ trải qua kỳ sinh nở thường mất rất nhiều sức. Vậy nên, việc tập dồn vào một thời gian với cường độ cao sẽ vô tình đẩy cơ thể rơi vào tình trạng tuột dốc về cả tinh thần và thể lực. Do đó, phụ nữ sau sinh khỏe mạnh chỉ nên tập 10-20 phút và tối đa là 1 tuần 150 phút để đảm bảo việc luyện tập đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Kết hợp bổ sung nguồn dinh dưỡng đầy đủ
Bạn không nên thực hiện chế độ ăn kiêng hà khắc sau khi sinh. Bởi việc ăn kiêng sẽ khiến cơ thể người mẹ bị thiếu chất, không đủ sữa cho con bú. Các bài tập thể hình phần nào đã giúp cơ thể săn chắc hơn nên bạn không cần lo lắng tăng cân mà bỏ đói bản thân. Thay vào đó, hãy cho con bú thật nhiều vì cho con bú là cách giảm cân hiệu quả và an toàn.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chế độ dinh dưỡng lợi sữa cho mẹ sau sinh
Sau sinh bao lâu thì tập gym được là câu hỏi mà các mẹ mới sinh luôn thắc mắc để nhanh chóng cải thiện vóc dáng. Việc tập gym có lợi cho mẹ sau sinh nhưng quá trình tập phải đúng thời điểm, luyện tập hợp lý thì mới mang lại những tác động tích cực đến sức khỏe, vóc dáng cũng như tinh thần cho các chị em.
Ngọc Hoa
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.