Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sẹo sinh mổ khiến nhiều chị em tự ti về cơ thể vì mất thẩm mỹ. Điều này chính là vấn đề các mẹ sinh mổ lần đầu rất quan tâm. Bài viết này của MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ về đẻ mổ có để lại sẹo và vết sẹo sinh mổ. Cùng tham khảo bài viết này nhé.
Khi mổ đẻ, trước tiên, bác sĩ sẽ rạch phần da dưới bụng, cách phần lông mu từ 2-5cm, sau đó rạch tiếp phần cơ tử cung để tiếp cận đến em bé. Mổ đẻ có thể được thực hiện bởi cách rạch ngang, hoặc rạch dọc. Vì thếm để có để lại sẹo ngay phần dưới bụng của các mẹ.
Thông thường, sẹo sinh mổ sẽ lành lại tốt, và chỉ nhìn thấy một vết sẹo mảnh, trắng nhạt dần theo thời gian. Ở một số phụ nữ, vết sẹo sinh mổ chỉ như một đường lằn mờ trên làn da; trùng khớp với những vết lằn tự nhiên của cơ thể nên rất khó phát hiện.
Nhưng đôi khi cơ chế lành sẹo hoạt động quá mức tạo nên một sẹo lồi; nhất là những phụ nữ dưới 30 tuổi và có làn da sẫm màu. Với các trường hợp này, vết sẹo đẻ mổ sẽ lồi lên, có hình dáng xù xì, màu sắc xấu xí. Một số trường hợp lại có vết sẹo sinh mổ phì đại cứng hơn, dày hơn và nhô lên cao hơn vết sẹo bình thường; nhưng không phát triển ra ngoài biên giới của vết rạch ban đầu.
>> Các mẹ có thể quan tâm đến Chăm sóc vùng kín sau sinh đúng cách tránh viêm nhiễm, tổn thương.
Có 3 giai đoạn để vết sẹo đẻ mổ hình thành và lành da. Các giai đoạn gồm:
Bên cạnh vấn đề sẹo sinh mổ, thì việc tập thể dục sau khi sinh cũng được nhiều mẹ quan tâm. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, các bác sĩ sẽ tập cho chị em đứng dậy và đi lại quanh giường. Việc này sẽ giúp ích cho quá trình bạn chữa lành vết thương.
Tuy nhiên để tập thể dục với cường độ trước khi mang thai, sản phụ cần phải đợi 6-8 tuần sau khi sinh. Tốt nhất, các chị em nên đợi vết sẹo sinh mổ hồi phục và không còn đau nữa. Lúc đó, các mẹ có thể bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng; các bộ môn vận động nhẹ như bơi lội, yoga, chạy bộ…
Bạn có thể tắm ngay sau khi sinh mổ bằng vòi hoa sen và nước ấm. Tuy nhiên, bạn cần tránh xả vòi nước vào vết mổ. Sau khi tắm xong, bạn cần thấm khô vết mổ để tránh tình trạng bị nhiễm trùng.
Nếu mẹ muốn tắm gội như bình thường thì phải chờ đến tuần thứ 3 sau khi sinh. Trong 3 tuần đầu, mẹ tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh và ngâm mình trong bồn tắm. Điều này sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng vết sẹo sinh mổ đấy nhé.
Sau khi sinh, sản phụ sinh mổ sẽ gặp một số khó khăn khi cho con bú như khó di chuyển do vết sẹo sinh mổ; mệt mỏi; mất sữa hoặc chỉ có sữa non. Nhưng nếu chị em cho con bú sẽ giúp kích thích tăng tiết sữa giúp sữa về lại như bình thường. Nếu gặp bất kì vấn đề khó khăn nào khi cho con bú hãy liên hệ bác sĩ ngay nhé.
Theo khuyến cáo, dù chị em sinh mổ hay sinh thường cũng cần đợi ít nhất từ 4-6 tuần sau khi sinh thì hãy quan hệ tình dục. Nếu chị em sinh mổ thì khoảng thời gian này là lúc vết sẹo sau sinh mổ hồi phục. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào tình trạng vết thương của bạn như thế nào nữa.
Sau khi sinh, cơ thể các mẹ sẽ tiết ra sản dịch. Nếu chị em nôn nóng quan hệ tình dục sớm sẽ có nguy cơ bị các biến chứng như rách âm đạo, khô âm đạo, đau khi quan hệ và giảm ham muốn. Thậm chí, nếu chị em bị rách âm đạo cần phải được phẫu thuật để chữa trị.
Nhiễm trùng vết sẹo sinh mổ rất quan trọng và chị em cần lưu ý. Nếu thấy các dấu hiệu này chị em cần nhanh chóng đến bệnh viện ngay để bác sĩ kịp thời chữa trị nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. When and how to exercise after a c-section
Truy cập ngày 16/03/2022
2. Going home after a C-section
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000624.htm
Truy cập ngày 16/03/2022
3. C-section Scars
https://www.birthinjuryhelpcenter.org/c-section-scars.html
Truy cập ngày 16/03/2022
4. Breastfeeding after a c-section
Truy cập ngày 16/03/2022
5. Sex after pregnancy: Set your own timeline
Truy cập ngày 16/03/2022