Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tinh dầu tràm trà được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Loại dầu này mang tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, song tác dụng của dầu tràm với phụ nữ sau sinh là gì, nó có an toàn cho trẻ nhỏ?
Tinh dầu tràm trà (còn gọi là tinh dầu tràm, tinh dầu trà) chứa các hoạt chất có lợi cho sức khỏe nên từ lâu đã được người xưa sử dụng để làm đẹp da, tóc, móng. Ngoài ra, tinh dầu tràm trà còn rất nhiều tác dụng thú vị khác, ví dụ như làm ấm cơ thể, sát khuẩn, khử mùi…
Song bên cạnh đó, loại tinh dầu này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Nếu dùng sai cách, tinh dầu có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Marry Baby mời bạn tìm hiểu về tinh dầu tràm trà trong bài viết này để sử dụng trong nhà đúng cách đồng thời tránh được những tác dụng phụ đáng tiếc.
Tinh dầu này được chiết xuất từ lá của cây trà, một loại cây có nguồn gốc từ Queensland và New South Wales, Úc.
Dầu cây trà đã được thổ dân Úc sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị chứng bệnh ho và cảm lạnh hoặc bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh ngoài da.
Ngày nay, dầu cây trà được bán rộng rãi dưới dạng dầu 100% không pha loãng (tinh dầu tràm trà nguyên chất) hoặc cô đặc, hoặc có các dòng sản phẩm pha loãng có hàm lượng 50% tinh dầu tràm để dùng cho da.
Dầu cây trà có chứa một số hợp chất, bao gồm terpinen-4-ol đã được chứng minh có thể tiêu diệt một số vi khuẩn và nấm.
Terpinen-4-ol còn có thể làm tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu, từ đó giúp cơ thể chống lại vi trùng, nấm, ngăn ngừa nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình lành bệnh.
Tác dụng của dầu tràm với phụ nữ sau sinh là gì? Những tác dụng phổ biến của loại tinh dầu này bao gồm:
Nghiên cứu chỉ ra rằng dầu cây trà có thể tiêu diệt một số vi khuẩn và virus gây bệnh phổ biến bao gồm E. coli, S. pneumoniae và H.enzae.
Nghiên cứu cho thấy, sau 24 giờ dùng dầu cây trà cho bò thì chỉ còn khoảng 49% số ruồi đu bám theo những con vật này so với trước đó.
Ngoài ra, nghiên cứu ống nghiệm còn cho kết quả rằng dầu cây trà có khả năng đuổi muỗi mạnh hơn DEET, một hoạt chất phổ biến trong thuốc chống côn trùng.
Tuyến mồ hôi bị nhiễm vi khuẩn sẽ gây ra mùi khó chịu. Vùng nách của bạn chứa một lượng lớn các tuyến này và chịu trách nhiệm chính cho việc tạo mùi cơ thể.
Dầu cây tràm trà có thể giúp bạn giải quyết tình trạng này nhờ có khả năng kháng khuẩn tự nhiên.
Khi bị chấn thương hở da, vi trùng sẽ dễ dàng xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng.
Dầu cây trà có thể dùng để khử trùng và điều trị các vết cắt hoặc vết trầy xước nhỏ. Lý do là các hoạt chất trong loại dầu này có thể tiêu diệt vi khuẩn S. aureus và các vi khuẩn khác có thể gây nhiễm trùng vết thương hở.
Ngoài ra, tác dụng của dầu tràm với phụ nữ sau sinh còn có thể kích thích hoạt động của tế bào bạch cầu để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.
Để khử trùng vết cắt hoặc vết trầy xước, bạn có thể làm như sau:
Tinh dầu tràm trị mụn nhờ chứa một số hợp chất kháng khuẩn mạnh. Nghiên cứu chỉ ra rằng các hoạt chất trong loại dầu này có hiệu quả trong việc làm giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá tương tự như thuốc trị mụn benzoyl peroxide.
Bạn có thể dùng tinh dầu tràm trà trị mụn bằng cách:
Nấm móng rất phổ biến, tuy tình trạng này không nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ. Dầu cây trà đã được chứng minh có khả năng tiêu diệt nấm móng bằng cách thoa tinh dầu tràm nguyên chất hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác.
Bạn có thể dùng tinh dầu tràm để điều trị nấm móng tay bằng cách:
Nghiên cứu cho thấy dầu cây trà có thể chống lại vi trùng gây sâu răng và hôi miệng. Cụ thể các tinh chất trong cây trà còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mảng bám hơn cả chlorhexidine. Chlorhexidine là một chất khử trùng thông thường trong nước súc miệng.
Cách làm nước súc miệng diệt khuẩn từ tinh dầu cây trà
*Lưu ý: Bạn không nên nuốt dung dịch dầu cây tràm vì có thể gây hại cho sức khỏe. Sau khi súc miệng bằng tinh dầu này xong, bạn nên súc miệng lại bằng nước trắng một lần nữa.
Nhờ có hoạt tính chống vi khuẩn và nấm mốc mạnh mẽ nên dầu cây trà có thể dùng để vệ sinh bề mặt các vật dụng trong gia đình.
Bạn có thể sử dụng bằng cách:
Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với chất gây dị ứng như niken. Việc tiếp xúc với chất gây dị ứng dẫn đến da bị đỏ, ngứa và đôi khi đau đớn.
Nghiên cứu cho thấy thoa dầu cây trà có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này.
Ngoài ra, dầu cây trà còn có thể giúp giảm bớt các phản ứng khi bị bọ xít đái như giảm ngứa, đỏ và sưng. Các triệu chứng này xảy ra khi cơ thể tiết ra chất histamin để chống lại chất độc của côn trùng.
Bạn có thể làm dịu viêm da bằng tinh dầu tràm trà như sau:
Tình trạng gàu rất phổ biến, nhất là vào mùa đông khi thời tiết khô lạnh. Dầu cây trà có thể giúp điều trị gàu hiệu quả mà không cần thuốc.
Bạn có thể trị gàu bằng cách:
Các loại rau xanh và trái cây rất dễ bị nhiễm nấm mốc, nhất là nấm mốc xám botrytis cinerea. Để giữ an toàn cho thực phẩm, bạn có thể dùng tinh dầu tràm để loại bỏ tình trạng này thay vì dùng thuốc chống nấm hóa học độc hại.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng các hợp chất chống nấm terpinen-4-ol và 1,8-cineole trong dầu cây trà có thể giúp làm giảm sự phát triển của nấm mốc này trên trái cây và rau quả.
Bạn có thể chống nấm mốc trên rau, quả như sau:
Bệnh vẩy nến là một tình trạng tự miễn dịch đặc trưng làm da bị đỏ, ngứa và có vảy. Đây là căn bệnh mãn tính không thể chữa dứt điểm. Song bạn có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh bằng nhiều cách, ví dụ như dùng tinh dầu cây trà.
Bạn có thể điều trị bệnh vảy nến bằng cách:
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù dầu cây trà có vẻ an toàn song lại không an toàn để uống hoặc dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú.
Vì thế khi sử dụng loại tinh dầu này trong nhà, bạn cần lưu ý như sau:
Trẻ sơ sinh có hệ hô hấp và da yếu ớt, vì thế các bộ phận này rất dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với các chất có hoạt tính mạnh như tinh dầu.
Tinh dầu tràm trà cũng như các loại tinh dầu khác, chứa các hoạt chất mạnh, có thể gây kích ứng đường hô hấp và da của bé. Do đó, mẹ tuyệt đối không nên xông tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh hoặc dùng để tắm hay thoa ngoài da.
Tinh dầu tràm trà có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, tuy nhiên loại dầu này cũng có thể gây hại nếu bạn dùng không đúng cách.
Hanako
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.