Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu sẽ được làm quen với nhiều đợt thăm khám, xét nghiệm để kiểm tra tình hình sức khỏe của bé. Một trong những xét nghiệm quan trong trong giai đoạn cuối thai kỳ, đó là siêu âm doppler thai nhi. Vậy siêu âm doppler thai nhi là gì? Lợi ích của siêu âm doppler cũng như cách thực hiện phương pháp này? Mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.
Siêu âm doppler thai nhi là hình thức siêu âm hiện đại, có độ chính xác cao và hình ảnh siêu âm có màu ( nếu siêu âm doppler màu). Đặc điểm của kỹ thuật siêu âm này là sử dụng sóng cao tần, chạy liên tục để đo lưu lượng mạch máu, tim thai và các chức năng khác. Siêu âm doppler sẽ cho ra kết quả chính xác hơn siêu âm truyền thống, đồng thời kết quả sẽ được thể hiện sẽ có màu sắc, rất rõ ràng và dễ quan sát, đo đạc.
Đây là phương pháp sử dụng trong quá trình thăm khám thai nhi ở cả thai kì, nhưng thường gặp hơn là ở 3 tháng cuối của thai kỳ, khi mà hình thái thai nhi đã hình thành tương đối ổn định. Việc đo chuyển động các mạch máu trong tế bào thai giúp theo dõi được tình trạng sức khỏe của bé cũng như tầm soát một số bệnh lý. Siêu âm doppler được đánh giá là an toàn, không gây đau đớn và nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé.
>>> Bạn có thể tham khảo: Thai 12 tuần cần làm những xét nghiệm gì?
Siêu âm doppler thai nhi thường dùng để đo nhịp tim thai, đánh giá động mạch tử cung 2 bên của mẹ, động mạch rốn, động mạch não giữa, và quan sát hình thái tim và mạch máu thai nhi.
Các chỉ số siêu âm doppler thường bao gồm:
– Bpm: Nhịp tim.
– RI : chỉ số trở kháng.
– PI: Chỉ số sức đập.
– Các chỉ số về tốc độ dòng chảy: vp, vm, vd…
– CPR: Chỉ số não / rốn…
Hầu hết các chỉ số này đều là các chỉ số chuyên sâu, mẹ bầu cũng không cần thiết nắm rõ. Ngoài ra, khi siêu âm thai, ngoài các chỉ số siêu âm Doppler , sẽ có các chỉ số khác mà mẹ có thể tìm hiểu như:
– EDD: Ngày sinh dự kiến.
– GA: Số tuần tuổi thai nhi.
– EFW: Cân nặng của thai nhi, được ước tính dựa trên nhiều yếu tố khác.
– Tibia: Chiều dài xương ống chân.
– Ulna: Kích thước xương khủy tay.
– HUM: Chiều dài xương cánh tay.
– APAD: đường kính bụng, được đo từ trước ra sau.
– TAD: Đường kính cơ hoành.
– BD: Khoảng cách giữa hai mắt.
– AFI: Chỉ số của nước ối.
– AF: Tình trạng nước ối.
– HC: Chu vi vòng đầu.
– FL: Chiều dài xương đùi.
– GS: Đường kính túi thai.
– AC: Chu vi vòng bụng.
– CRL: Chiều dài đo từ đầu đến mông.
– BPD: Đường kính lưỡng đỉnh.
Các chỉ số này tuy không phải chỉ số siêu âm Doppler nhưng quan trọng trong đánh giá thai nhi.
Siêu âm doppler cho mẹ bầu nhìn chung sẽ giúp mẹ đánh giá được các yếu tố sau đây:
– Dự đoán thời điểm em bé ra đời.
– Tầm soát những dấu hiệu bất thường về hình thái thai nhi và khả năng dị tật bẩm sinh về mạch máu, tim.
– Đánh giá nguy cơ, nguyên nhân thai nhẹ cân, thiếu dọn dưỡng, oxy. – Đánh giá khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và oxy của thai nhi thông qua lưu lượng máu đo lường được ở dây rốn, não, tim.
– Quan sát hình thái thai nhi, chẩn đoán thể trạng, sức khỏe và sự phát triển của em bé.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của thai nhi, bác sĩ sẽ chỉ định sẽ thực hiện siêu âm doppler thai nhi tại những khu vực khác nhau.
>>> Bạn có thể tham khảo: Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần nhớ
Siêu âm Doppler động mạch tử cung 2 bên của người mẹ được thực hiện bằng đầu dò, được chỉ định cho những mẹ bầu không có dị tật bẩm sinh ở tử cung. Động mạch tử cung là bộ phận dẫn máu đến tử cung để đảm bảo cho quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng thiết yếu đến bào thai. Siêu âm doppler ở động mạch tử cung giúp bác sĩ đánh giá được tình hình hấp thụ dưỡng chất của thai nhi. Nếu các chỉ số siêu âm doppler mẹ bầu động mạch tử cung cho ra kết quả bất thường, có nghĩa là thai nhi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng từ dây rốn.
Siêu âm doppler thai nhi động mạch rốn: Dây rốn là bộ phận liên kết giữa em bé và mẹ. Thông qua dây rốn, mẹ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu để em bé phát triển mạnh khỏe. Siêu âm doppler thai nhi sẽ giúp bác sĩ biết được lưu lượng máu từ dây rốn của bé đến nhau thau, kiểm tra xem thai nhi có khỏe mạnh không và dự đoán thời điểm em bé chào đời.
Siêu âm doppler tim thai: Đây là phương thức để các bác sĩ phát hiện sớm các bệnh lý về tim như hở van 2 lá, 3 lá, hẹp van tim, các bất thường như: tứ chứng Fallot, thông sàn nhĩ thất, Thiểu sản tim trái…
Hiện nay, kỹ thuật siêu âm doppler thai nhi được chia thành hai loại chính, là siêu âm Doppler liên tục và Doppler xung.
– Doppler liên tục: Với kỹ thuật siêu âm này, có hai tinh thể được tích hợp trong đầu dò với nhiệm vụ khác nhau. Một tinh thể làm nhiệm vụ phát sóng âm cao tần liên tục và tinh thể còn lại có chức năng thu nhận những sóng phản hồi. Siêu âm Doppler liên tục có thể đo được kết quả của những chuyển động có vận tốc lớn. Tuy nhiên, phương pháp này không ghi nhận kết quả theo từng vị trí cụ thể.
>>> Bạn có thể tham khảo: Ngày dự sinh theo siêu âm có chính xác không?
– Doppler xung: Đây là kỹ thuật siêu âm chỉ sử dụng một tinh thể đảm nhiệm cả hai chức năng, vừa phát sóng âm và vừa thu nhận tín hiệu trả về. Tinh thể sẽ phát sóng dọc theo hướng quét của đầu dò và lấy kết quả tại những vị trí được yêu cầu. Phương pháp này có thể cho ra kết quả theo từng vị trí cụ thể với những độ sâu khác nhau.
Như vậy, siêu âm doppler thai nhi là một trong những thăm khám quan trọng cho các mẹ bầu. Phương pháp này được thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ, nhằm đánh giá sự phát triển của em bé và phát hiện những dấu hiệu bất thường. Phương pháp này không gây đau đớn và an toàn với thai nhi nên các mẹ bầu hoàn toàn yên tâm khi thực hiện nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. The role of doppler ultrasound in high risk pregnancy
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3531027/
Truy cập ngày 13/2/2022
2. Doppler Ultrasound
https://medlineplus.gov/lab-tests/doppler-ultrasound/
Truy cập ngày 13/2/2022
3. Avoid Fetal “Keepsake” Images, Heartbeat Monitors
https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/avoid-fetal-keepsake-images-heartbeat-monitors
Truy cập ngày 13/2/2022
4. Doppler Scan in Pregnancy
https://parenting.firstcry.com/articles/guide-to-doppler-scan-in-pregnancy/
Truy cập ngày 13/2/2022
5. New score by color Doppler ultrasound indicating placental vascular resistance and pregnancy outcome in high-risk pregnancy
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0378603X11000234
Truy cập ngày 13/2/2022