Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 09/01/2024

Trẻ 12 tuần tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 3 tháng sau sinh

Trẻ 12 tuần tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 3 tháng sau sinh
Trẻ ở tuần tuổi thứ 12 hay trẻ 3 tháng tuổi, trong giai đoạn này, nhiều mẹ phải quay lại công việc sau kỳ nghỉ thai sản. Chính vì lý do này mà nhiều mẹ bỉm cũng muốn biết là trong giai đọan này, trẻ 12 tuần tuổi đã phát triển như thế nào.

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ cho mẹ biết tổng quát về sự phát triển của trẻ 12 tuần tuổi. Đồng thời mẹ sẽ nắm được các mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Từ đó giúp mẹ biết cách chăm sóc bé 3 tháng tuổi tốt hơn.

1. Sự phát triển của trẻ 12 tuần tuổi

1.1 Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 12 tuần tuổi

Trẻ 12 tuần tuổi có xu hướng học hỏi rất nhiều điều xung quanh mình. Cùng với sự phát triển tư duy, bé 3 tháng tuổi cũng có nhiều thay đổi bất ngờ về thể chất. Vậy trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Trong tháng thứ 3, chiều cao của bé tăng từ 2 – 3cm và cân nặng tăng từ 0,6kg – 1,2kg so với tháng trước.

Chiều cao cân nặng của trẻ 3 tháng tuổi:

  • Bé nữ 3 tháng tuổi sẽ cao khoảng 55,6cm – 64cm; nặng khoảng 5,8kg.
  • Bé nam 3 tháng tuổi sẽ cao khoảng 57,6cm – 61,4cm; nặng khoảng 6,4kg.
Các mốc phát triển của trẻ 12 tuần tuổi là gì? Bé 3 tháng tuổi biết làm gì? Mẹ đọc tiếp nhé!
Các mốc phát triển của trẻ 12 tuần tuổi là gì? Bé 3 tháng tuổi biết làm gì? Mẹ đọc tiếp nhé!

1.2 Sự phát triển thể chất và vận động của bé 3 tháng tuổi

So với tháng trước, cử động của bé thường chỉ là những phản xạ không chủ ý. Nhưng khi bé 3 tháng tuổi, thì con đã dần kiểm soát được cơ thể và chuyển động của mình. Cụ thể là cổ của bé cứng cáp hơn; bé có thể ngẩng cao đầu nhìn mọi người mà không cần sự hỗ trợ của cha mẹ.

Đồng thời, cha mẹ cũng sẽ dễ nhận thấy là bé bắt đầu muốn với lấy các đồ vật ở gần; hoặc nhìn chăm chú vào các đồ vật có chuyển động. Điều đó cho thấy là thị lực của trẻ 12 tuần tuổi (3 tháng) đang trên đà phát triển tốt. Lúc này, điều thú vị là con sẽ ngắm nhìn mặt cha mẹ lâu hơn.

>> Xem thêm:

  • Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ? Làm gì khi bé lâu cứng cổ
  • Trẻ sơ sinh nằm sấp có sao không? Cách giúp bé nằm sấp thoải mái
  • Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì?

    Từ 3 đến 4 tháng, hầu hết trẻ có thể tỏ vẻ thích thú và cười thành tiếng. Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi cho thấy trẻ bắt đầu khám phá môi trường xung quanh bằng bàn tay của mình, vươn tay ra, xoay người và nắm lấy một món đồ chơi yêu thích. Trẻ cũng sẽ bắt đầu để ý đến bàn tay và bàn chân của chúng.

    Những điều thú vị mà trẻ 3 tháng hay 12 tuần tuổi đã biết:

    • Trẻ dần hiểu được nguyên nhân và kết quả của một hành động.
    • Trẻ hiểu được là muốn đồ vật di chuyển con sẽ phải dùng lực tác động như xô, đẩy, ném,..
    • Trẻ biết cách tạo ra âm thanh từ những món đồ chơi bằng cách rung lắc, va đập vào nhau,..
    • Trẻ thường cầm nắm và cho mọi thứ đồ vật vào miệng. (Mẹ chú ý dọn bớt những vật nhọn, đồ nguy hiểm ở xa tầm tay của trẻ em)
    • Trẻ đã biết cách để thu hút sự chú ý của người lớn là nụ cười và âm thanh của mình. Nhiều lúc vì quá vui và cười nhiều, nên bé có thể sẽ trớ ra một ít nữa; và điều này hoàn toàn bình thường mẹ nhé.

    2. Một số vấn đề thường gặp ở trẻ 12 tuần tuổi

    2.1 Đầu bé 3 tháng tuổi dễ bị dẹt

    Nếu đầu bé 3 tháng tuổi bị dẹt, rất có thể là do bé ngủ quá lâu ở cùng một tư thế. Lý do là vì xương sọ của bé còn rất mềm; nếu cho trẻ nằm ngửa cả đêm thì đầu của con sẽ rất dễ bị dẹt. Mặc dù vậy, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng; vì đầu của trẻ sẽ trở lại bình thường khi con bắt đầu biết ngồi và bò.

    Đồng thời, để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ cho bé ngủ ở nhiều tư thế ngủ khác nhau. Trường hợp đầu bé dẹt nhưng không có dấu hiệu hồi phục; cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi nhé.

    >> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh nằm nghiêng có tốt không?

    2.2 Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi có thể bị hói hoặc rụng tóc

    hình ảnh trẻ 12 tuần tuổi đang ngủ
    Hình ảnh trẻ sơ sinh 3 tháng (12 tuần) tuổi

    Tương tự, tình trạng bé bị bói đầu thường là do tư thế ngủ của bé chứ không phải do vấn đề sức khỏe. Trẻ 12 tuần tuổi thường có xu hướng ngủ cố định ở một tư thế và cọ xát phần đầu xuống nệm hoặc gối. Đó là lý do làm cho bé bị rụng tóc, khiến nhiều cha mẹ tưởng là bé bị hói đầu.

    Rất khó dự đoán khi nào tóc trẻ 12 tuần tuổi sẽ mọc trở lại khi nào. Hầu hết các bé sẽ có hai nhúm tóc riêng biệt trước khi bé tròn 1 tuổi.

    Tuy vậy, thời điểm rụng tóc và mọc tóc lại rất khác nhau. Một số bé tóc sẽ mọc lại ngay sau khi bị rụng; trong khi các trẻ 12 tuần tuổi khác sẽ mất nhiều thời gian hơn. Màu sắc và kết cấu của tóc mới của trẻ 12 tuần tuổi cũng có thể khác biệt đáng kể so với tóc của bé khi mới lọt lòng.

    >> Mẹ có thể quan tâm Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có đáng lo?

    2.3 Thoát vị đĩa đệm ở trẻ 3 tháng tuổi

    Thoát vị đĩa đệm có thể thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tuần tuổi; nhất là các bé trai, các bé sinh non hoặc các cặp sinh đôi. Khi trẻ 12 tuần tuổi bị thoát vị đĩa đệm; mẹ có thể nhận biết bằng các dấu hiệu ban đầu chẳng hạn như: trẻ có khối u ở những nếp gấp tiếp giáp giữa đùi và bụng; cụ thể là khi bé khóc hoặc kích động. Khối u này thường co lại khi bé yên lặng.

    2.4 Bé 3 tháng tuổi bị thoát vị bẹn

    Bé 3 tháng tuổi cũng có thể bị thoát vị bẹn (bìu) khi phần ruột trượt toàn bộ xuống đường ống dẫn vào bìu khiến cho bìu sưng hoặc phình to. Thoát vị thường không gây khó chịu cho bé và nếu được điều trị kịp thời thì sẽ không gây nguy hiểm cho bé.

    Tuy nhiên, nếu nhận thấy có khối u hoặc vết sưng ở vùng bẹn hoặc bìu của trẻ 12 tuần tuổi; hãy đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Các bác sĩ thường đề nghị điều trị cho bé ngay khi bé được chẩn đoán mắc phải thoát vị. Trong vài trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cho bé. Phẫu thuật trong trường hợp này thường rất đơn giản, tỉ lệ thành công cao và có thể nhanh chóng xuất viện.

    >> Nội dung liên quan: Bộ phận sinh dục của bé trai như thế nào là bình thường?

    3. Hướng dẫn chăm sóc cho trẻ sơ sinh 12 tuần (3 tháng) tuổi

    3.1 Dinh dưỡng cho bé 3 tháng tuổi

    Trẻ sơ sinh 12 tuần tuổi có thể bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt mới. Điều này có nghĩa là bé đòi bú nhiều hơn và thời gian bú trở nên thất thường.

    Trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt; sự phát triển tối đa của trẻ diễn ra khi bé đang ngủ. Đó là lý do tại sao trẻ 12 tuần tuổi thường xuyên thức dậy với cơn đói dữ dội và khóc đòi ăn.

    Thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt của bé thường rơi vào lúc con từ 2, 3, 6 tuần và thời điểm 3, 6 tháng. Trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt của trẻ 12 tuần tuổi này; mẹ thường phải thức khuya, dậy sớm vì những cơn “cuồng ăn” của trẻ. Nhưng bù lại, mẹ sẽ thấy con tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn này.

    Những điều mẹ cần chú ý để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 12 tuần tuổi:

  • Quan sát và theo dõi xem là bé đã bú đủ hay chưa.
  • Mẹ tăng cường hấp thụ những thực phẩm “kích sữa” để đảm nguồn sữa cho trẻ.
  • Mặt khác, để có thời gian nghỉ ngơi; mẹ có thể vắt sữa ra bình rồi nhờ bố hoặc người nhà hỗ trợ chăm bé. Bởi thức khuya nhiều và thiếu ngủ nghiêm trọng cũng làm sữa tiết ít đi.
  • Dinh dưỡng và hoạt động cho trẻ 12 tuần tuổi

    3.2 Hoạt động cho bé 3 tháng tuổi

    Bé 3 tháng tuổi biết làm gì? Trẻ 12 tuần tuổi đã biết phân biệt màu sắc, âm thanh, hình dạng sự vật, khuôn mặt người… Mẹ hãy giúp nhận thức của trẻ 3 tháng tăng thêm bằng cách gọi tên các sự vật; hành động khi tương tác với bé.

    Chẳng hạn khi mẹ cầm tay bé và thực hiện động tác vỗ tay; hãy nói to mệnh lệnh có từ “vỗ tay” cho bé nghe. Lặp lại điều này thường xuyên sẽ giúp con hiểu hành động vỗ tay là gì.

    Nếu em bé của mẹ có thể giữ phần thân trên cơ thể thẳng khi ngồi (với sự hỗ trợ) thì mẹ có thể chơi trò ú òa với bé bằng chăn; một trò chơi rất tốt cho sự phát triển của bé về mặt xã hội và cảm xúc.

    Mẹ chơi “ú òa” với bé 3 tháng:

    • Trước hết, mẹ ngồi xếp bằng trên nệm và để bé ngồi trên hai bàn chân bắt chéo, lưng bé tựa vào mẹ.
    • Sau đó, mẹ dùng một tấm chăn mỏng trùm lên hai mẹ con.
    • Khi mở chăn ra, mẹ sẽ hô to “òa” và khi trùm chăn lại; mẹ sẽ hô “ú”.
    • Chắc chắn bé sẽ rất thích thú khi chơi trò này cùng mẹ.

    Ngoài thời gian ở trong nhà, mẹ cũng nên cho trẻ 3 tháng tuổi đi dạo để thay đổi không khí; mở rộng nhận thức thông qua quan sát cảnh vật, con người xung quanh. Tuy nhiên, mẹ tránh cho bé ra ngoài khi thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng; để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con.

    3.3 Cách chăm sóc giấc ngủ của bé 3 tháng tuổi

    Giấc ngủ của trẻ 12 tuần tuổi có thể sẽ xáo trộn tạm thời vài ngày khi thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt diễn ra.

    • Sau thời gian này, mẹ hãy giúp con tạo thói quen bú, ị, chơi và ngủ theo lịch trình cố định. Điều đó giúp trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cảm thấy an toàn và yên tâm; vì bé có thể biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong ngày.
    • Mặt khác, bé càng lớn mẹ càng hạn chế ôm ấp bé khi ngủ; vì làm như vậy trẻ 3 tháng tuổi sẽ quen bám mẹ cả ngày khiến mẹ không làm gì được. Hơn nữa, những đứa trẻ không chịu rời mẹ thường nhút nhát, kỹ năng giao tiếp kém.
    • Mẹ có thể dạy cho bé 3 tháng tuổi biết làm gì? Hãy tập cho bé khả năng độc lập càng sớm càng tốt. Khi trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi có dấu hiệu buồn ngủ như dụi mắt; quấy khóc; mẹ hãy đặt bé xuống cũi; để chế độ đung đưa nhẹ và hát ru con ngủ.

    Ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

    Trẻ 12 tuần tuổi “hiếu động” cả khi ngủ. Bé sẽ xoay ngang, xoay dọc, dễ làm chăn xô lệch, thậm chí trùm lên mặt gây ngạt thở.

    Theo Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ, chăn gối là 2 thứ dễ gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) và gây ngạt thở cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng. Khi trẻ trên 12 tháng tuổi, nguy cơ SIDS này giảm hơn do trẻ có khả năng di chuyển tấm chăn nếu bị trùm mặt.

    Tốt nhất, với trẻ 12 tuần tuổi, mẹ có thể dùng túi ngủ cho bé. Hoặc nếu đắp chăn thì mẹ chỉ nên dùng chăn mỏng, nhẹ đắp ngang ngực, chèn chăn dưới 2 cánh tay. Bên cạnh đó, mẹ có thể chèn gối chặn sơ sinh ở 2 bên để cố định bé.

    4. Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 12 tuần tuổi phát triển tốt

    4.1 Lưu ý dành cho trẻ 12 tuần tuổi

    Khi chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi; mẹ lưu ý các giai đoạn phát triển của trẻ 12 tuần tuổi dao động xung quanh những con số sau.

  • 3 tháng đầu tiên sau sinh, con phát triển rất nhanh, trung bình bé 3 tháng tuổi tăng từ 1-1,2kg/tháng, chiều dài tăng khoảng 3cm/tháng.
  • Trong 3 tháng tiếp theo, trẻ tăng từ 400-600g/tháng và chiều dài tăng 2-2,5cm/tháng.
  • 6 tháng tiếp theo, trẻ tăng từ 300-400g/tháng. Trong 3 tháng 7-8-9 tháng chiều cao tăng 2cm/tháng, đến 3 tháng 10-11-12, chiều cao tăng ít lại, chỉ còn 1-1,5cm/tháng.
  • Trẻ khi đủ 1 tuổi cân nặng xấp xỉ 10-12kg, chiều cao khoảng 75 cm.
  • Lưu ý cho mẹ khi chăm sóc trẻ 12 tuần tuổi

    4.2 Cách giúp mẹ của bé 3 tháng chăm sóc bản thân

    Mẹ chăm sóc tốt cho bản thân thì mới có khả năng để nuôi dưỡng và hỗ trợ trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tốt nhất. MarryBaby gợi ý mẹ một vài cách sau đây:

    • Phối hợp với chồng, hoặc gia đình để chăm sóc trẻ 12 tuần tuổi. Mẹ hãy chia sẻ bớt những gánh nặng; trách nhiệm và biết nhờ cậy mọi người xung quanh để hỗ trợ cho mình và tạo thời gian nghỉ ngơi nhé.
    • Biết sắp xếp ưu tiên trong công việc. Đừng cố gắng “ôm” tất cả mọi thứ; hãy nghĩ đến một hoặc hai việc quan trọng nhất mẹ cần phải hoàn thành; còn lại, mẹ hãy để sang một thời gian khác; và đừng quá căng thẳng nếu danh sách việc cần làm của mẹ đôi lần bỏ ngỏ.
    • Có thời gian nghỉ ngơi khi chăm trẻ 3 tháng tuổi (downtime). Hãy cố gắng dành 30-60 phút mỗi ngày dành cho bản thân. Đó có thể chỉ là đi dạo hoặc làm một việc gì đó theo sở thích cá nhân của mẹ.
    • Huấn luyện giấc ngủ. Khi bé gần được 4 tháng tuổi, mẹ có thể nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về việc luyện ngủ cho con; điều này về cơ bản sẽ giúp bé học cách tự ngủ; và quản lý giấc ngủ của mình tốt hơn mà không cần mẹ giúp đỡ.

    Như vậy, nội dung về sự phát triển của trẻ 12 tuần tuổi hay bé 3 tháng tuổi thì mẹ cũng đã biết. Nhìn chung, việc bé 3 tháng tuổi biết làm gì sẽ còn phụ thuộc nhiều vào cơ hội tiếp xúc và trải nghiệm của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ hãy tạo thật nhiều cơ hội cũng như luôn đảm bảo sức khỏe cho con trong giai đoạn này nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Your 12-Week-Old Baby – Development, Milestones & Care
    https://parenting.firstcry.com/articles/your-12-week-old-baby/?ref=interlink
    Truy cập ngày: 20.04.2023

    2. Feeding Your 1- to 3-Month-Old
    https://kidshealth.org/en/parents/feed13m.html
    Truy cập ngày: 20.04.2023

    3. Learning, Play, and Your 1- to 3-Month-Old
    https://kidshealth.org/en/parents/learn13m.html
    Truy cập ngày: 20.04.2023

    4. 2-3 months: newborn development
    https://raisingchildren.net.au/newborns/development/development-tracker/2-3-months
    Truy cập ngày: 20.04.2023

    5. Child development (1) – newborn to three months
    https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/child-development-1-newborn-to-three-months
    Truy cập ngày: 20.04.2023

    x