Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 11 giờ trước

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Cách chăm sóc bé tốt nhất

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Cách chăm sóc bé tốt nhất
Trẻ 4 tháng tuổi có thể đạt được cân nặng gấp đôi so với lúc mới sinh và biết khá nhiều kỹ năng mới. Cùng khám phá xem trẻ 4 tháng tuổi biết làm những gì, mẹ nhé!

Ở giai đoạn 4 tháng tuổi, trẻ không chỉ sở hữu các giác quan tinh nhạy hơn so với lúc mới sinh mà còn ở vào giai đoạn đầu của quá trình phát triển ngôn ngữ. Thậm chí, nhiều bé còn có dấu hiệu chuẩn bị mọc những chiếc răng đầu tiên.

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 4 tháng tuổi

Khi bé được 4 tháng tuổi, hầu hết bé đều đạt được cột mốc thể chất đáng chú ý là tăng gấp đôi trọng lượng so với lúc mới sinh. Ngoài ra, các chỉ số ở trẻ 4 tháng tuổi như sau:

  • Cân nặng: trung bình ở bé trai là 7,5kg, ở bé gái là 7kg.
  • Chiều dài: trung bình ở bé trai là 64,6cm, ở bé gái là 63,4cm.
  • Vòng đầu: trung bình ở bé trai là 42,1cm, ở bé gái là 41,2cm.
  • Thường thóp sau và đường khớp đã khép lại trong khi thóp trước vẫn chưa đóng.

Nếu cân nặng trẻ 4 tháng tuổi nhẹ hơn cân nặng chuẩn một chút cũng không có gì đáng lo, miễn bé khỏe mạnh, ăn ngủ tốt là được mẹ nhé.

2. Các mốc phát triển nhận thức, cảm xúc, ngôn ngữ của trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển về nhận thức, cảm xúc, ngôn ngữ của trẻ
Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển về nhận thức, cảm xúc, ngôn ngữ của trẻ

Với rất nhiều thay đổi xảy ra trên hành trình phát triển của bé; liệu mẹ có tò mò muốn biết trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Sau đây là những cột mốc phát triển nổi bật ở trẻ 4 tháng tuổi.

  • Hiểu nguyên nhân và kết quả của hành động: Từ những thói quen lặp đi lặp lại hàng ngày; trẻ 4 tháng tuổi có thể đoán được diễn biến tiếp theo của một sự việc nào đó theo quan hệ nguyên nhân và kết quả. Chẳng hạn đến cữ bú, khi mẹ bế bé lên; bé 4 tháng tuổi sẽ biết sắp được cho ăn và có những hành động như há miệng, rúc tìm ti mẹ.
  • Có trí nhớ tốt hơn: Bé nhớ khuôn mặt, giọng nói của bố, mẹ, người thân; và có biểu cảm vui mừng khi tiếp xúc. Nhưng với người lạ; bé 4 tháng tuổi làm gì biết nhớ. Con chỉ có thể nhìn chăm chú nhưng không cười hoặc không tỏ ra hào hứng.
  • Biết thể hiện tình cảm: Bây giờ bé 4 tháng tuổi hiểu rằng khi mẹ hôn lên má mình nghĩa là mẹ đang trao đi tình yêu thương. Đồng thời, bé 4 tháng tuổi cũng biết cách làm gì để thể hiện tình cảm với mẹ. Ví dụ như thông qua hành động cười, bắt chuyện, sờ mặt mẹ hoặc mừng rỡ khi gặp mẹ.
  • Cho mẹ biết tâm trạng buồn, vui: Bé 4 tháng tuổi thường thể hiện cảm giác buồn hoặc nhớ mẹ bằng cách khóc. Chẳng hạn bé sẽ khóc khi mẹ vắng mặt hơi lâu; và bé sẽ nín ngay khi vừa thấy mẹ. Cùng với đó, nếu mẹ ở bên cạnh, bé sẽ sôi nổi trò chuyện và cười toe toét để thể hiện niềm vui.
  • Khóc bằng nhiều kiểu vì những lý do khác nhau: Khóc vẫn là phương thức giao tiếp chủ yếu của bé 4 tháng tuổi. Nhưng tùy theo nhu cầu, mong muốn mà bé sẽ có các kiểu khóc khác nhau. Việc của mẹ là quan sát và nhận ra mỗi kiểu khóc của bé truyền đạt điều gì.
  • Cho mọi thứ vào miệng để khám phá: Thật hài hước nhưng chắc chắn rằng mọi thứ đều có thể đi từ khởi đầu là bàn tay đến kết thúc là miệng của bé. Bé thích nếm mọi thứ và có thể chẳng có món gì trên giường là không dính một ít nước bọt của bé. Đối với bước phát triển này, mẹ cũng nên cẩn thận để những món đồ nhỏ khỏi tầm với của bé để tránh bé mắc nguy cơ hóc, nghẹn.
  • Biết bắt chước: Trẻ 4 tháng tuổi đã biết làm gì để bắt chước âm thanh bé nghe thấy; hay bắt chước biểu cảm gương mặt như cười, nhăn mặt…
  • Phản ứng lại với âm thanh: Bé 4 tháng tuổi có những biểu hiện khác nhau đối với từng loại nhạc được nghe. Bé có thể tỏ ra quá khích, tay chân đập liên tục với thể loại nhạc sôi động hoặc lim dim mắt rồi chìm vào giấc ngủ khi nghe bản hòa tấu êm dịu.

trẻ 4 tháng khóc bằng nhiều kiểu vì những lý do khác nhau

3. Sự phát triển thể chất của trẻ 4 tháng tuổi

  • Những ngón tay khéo léo: Bé cưng 4 tháng tuổi của mẹ đã biết làm gì để sử dụng thành thạo đôi tay. Khi bú, bé không chỉ nhìn mẹ âu yếm mà còn đặt hai tay lên bầu vú mẹ. Những khi nằm chơi một mình; bé thường đan các ngón tay lại với nhau hoặc đưa cả nắm tay vào miệng. Tại thời điểm này, bé 4 tháng tuổi đã biết phối hợp tay, mắt. Bé có thể nhìn đồ chơi chuyển động và đưa tay ra với. Tất nhiên, những thứ khác ở trong tầm tay và tầm mắt của bé như tóc hay vòng cổ của mẹ cũng không phải là ngoại lệ.
  • Đôi chân mạnh mẽ: Để trả lời câu hỏi trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì; mẹ đừng quên quan sát hoạt động của đôi chân bé. Bé có thể dồn lực xuống chân khi được đặt đứng trên mặt phẳng cứng. Trẻ 4 tháng tuổi cũng có thể nhún và búng khá mạnh bằng đôi chân của mình. Chỉ cần mẹ giữ nhẹ phần thân trên của bé để bé đứng chạm sàn; hãy nhìn xem chân bé bật nhảy ra sao nhé.
  • Làm chủ phần đầu và cổ: Nếu so sánh việc bé 4 tháng tuổi biết làm gì so với khoảng thời gian trước đó thì việc kiểm soát đầu và cổ là một trong những điểm nhấn nổi bật. Đầu và cổ của trẻ 4 tháng tuổi không còn dễ bị ngửa ra như trước. Bé có thể giữ đầu thẳng khi ngồi với sự trợ giúp. Ngoài ra, trong thời gian nằm sấp thì bé cũng đã có thể nâng đầu và cổ lên khá lâu.
  • Nhiều trẻ 4 tháng đã biết lật. Nhưng khi nằm sấp, bé thường lăn trở lại vị trí nằm ngửa một cách không tự chủ.
Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa? Trẻ 4 tháng tuổi có thể bế ngồi được nhưng cần đến sự hỗ trợ của ba mẹ. Ngoài ra, cần lưu ý một số điều sau:
  • Chỉ cho bé ngồi 10-15 phút mỗi lần.
  • Tập cho bé ngồi nhiều lần trong ngày.
  • Đỡ đầu và cổ bé.
  • Lưng bé phải thẳng.
  • Chân bé đặt phẳng hoặc gác lên ghế nhỏ.
  • Dùng ghế chống lật hoặc gối ôm hỗ trợ.
  • Ngừng cho bé ngồi nếu bé quấy khóc, bứt rứt.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé tập ngồi.

Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa?
Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa? Hướng dẫn cách bế bé 4 tháng tuổi

Các vấn đề thường gặp ở trẻ 4 tháng tuổi

1. Chứng thoái triển giấc ngủ

Ở giai đoạn này, mẹ có thể phải đối mặt với chứng thoái triển giấc ngủ ở trẻ. Chứng thoái triển giấc ngủ thường xảy ra lần đầu tiên khi trẻ 4 tháng tuổi và còn xảy ra nhiều lần khác, chẳng hạn như khi trẻ 6-8-10-12 tháng.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ đang rơi vào giai đoạn thoái triển giấc ngủ như trẻ thức dậy thường xuyên hơn vào ban đêm và rất khó ngủ lại; bé trở nên cáu kỉnh hơn bình thường.

Thông thường, thoái triển giấc ngủ chính là kết quả của “sự phát triển vượt bậc” diễn ra trong não hoặc cơ thể trẻ nói chung và chỉ mang tính tạm thời. Khi giai đoạn này qua đi, trẻ sẽ trở lại lịch trình ngủ như cũ.

2. Ngăn ngừa hăm tã cho trẻ

Mẹ có thể ngăn ngừa hăm tã cho con bằng cách:

  • Thay tã thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Sau mỗi lần thay tã, mẹ hãy vệ sinh, lau rửa sạch sẽ cho con.
  • Mẹ có thể lấy khăn mềm để lau cho trẻ và không nên chà xát gây tổn thương da trẻ.
  • Khi quấn tã cho bé, mẹ nên để tã hơi lỏng, sử dụng tã có lỗ thoáng khí, điều này sẽ giúp cho không khí xung quanh vùng tã lưu thông tốt hơn.

3. Mọc răng

Ở giai đoạn này, có thể bé 4 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng và chảy nước dãi thường xuyên. Lúc này, trẻ 4 tháng tuổi có thể sẽ cho tất cả những đồ vật xung quanh vào miệng. Do đó, bố mẹ hãy cẩn thận khi cho con chơi những đồ vật nhỏ để tránh con bị nghẹt thở.

4. Các mối lo ngại khác về sức khỏe

Ở giai đoạn này, trẻ 4 tháng tuổi dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, sốt, tưa miệng (tưa lưỡi)…

Hướng dẫn chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi

1. Dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi

Theo khuyến nghị của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời. Điều này có nghĩa là trong thời gian đó, mẹ không nên cho bé uống nước lọc, nước trái cây hoặc ăn bất kỳ thức ăn gì. Sau 6 tháng, mẹ hãy bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Song mẹ vẫn cần cho con bú ít nhất đến khi bé 1 tuổi.

Mỗi ngày, bé 4 tháng tuổi nên ăn khoảng 6 lần, mỗi lần cách nhau 3 tiếng với lượng sữa dao động từ khoảng 120ml – 180ml. Tổng lượng sữa mỗi ngày mà bé bú nên rơi vào khoảng 900ml -1200ml.

AAP không khuyến nghị chính thức về thời điểm cai sữa cho trẻ. Vì đây là một quyết định cá nhân được đưa ra dựa trên những gì mẹ cho là tốt nhất với bé.

Trên thực tế, vì một số lý do mà nhiều mẹ cho con ăn dặm ngay từ khi trẻ 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, mẹ phải biết rằng con đã sẵn sàng để ăn dặm hay chưa. Một số dấu hiệu sau cho thấy mẹ có thể cho con ăn dặm được rồi.

  • Trẻ 4 tháng tuổi có thể kiểm soát đầu khi ngồi trên ghế ăn dặm cho bé.
  • Bé há miệng chờ đợi khi thức ăn đến gần hoặc chồm người về phía thức ăn.
  • Trọng lượng bé 4 tháng tuổi gấp đôi lúc mới sinh.

Nếu con thờ ơ với thức ăn hoặc dùng lưỡi đẩy thức ăn ra thì cho thấy con chưa sẵn sàng ăn dặm.

Trẻ 4 tháng ăn dặm như thế nào? Mẹ hãy cho con làm quen với bột ngọt trước. Những lần đầu chỉ là 1, 2 thìa súp rồi sau đó tăng dần về lượng. Mẹ có thể xem thêm cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi tại đây.

Dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi

2. Hoạt động dạy trẻ 4 tháng tuổi thông minh

Sau đây là 6 cách để kích thích trí thông minh và sự phát triển ở trẻ 4 tháng tuổi

  • Mẹ hãy trò chuyện thường xuyên với bé. Tuy bé chưa hiểu hết những gì mẹ nói nhưng chắc chắn bé sẽ học được một số từ cơ bản mà bé nghe được. Mặt khác, mẹ hãy gọi tên các sự vật, hành động và lặp lại nhiều lần để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ.
  • Mẹ có thể tiếp tục thúc đẩy sự phát triển xúc giác của bé thông qua việc cho bé tiếp xúc với nhiều loại chất liệu, từ nhung, cotton, khăn lông đến những bề mặt có độ thô rám, sần sùi.
  • Âm nhạc cũng là một gợi ý tuyệt vời cho các bé ở tuổi này. Các nhà khoa học đã chứng minh được rất nhiều lợi ích của âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, đừng quên tạo cơ hội cho con tiếp xúc với âm nhạc càng sớm càng tốt. Trong đó, các bài nhạc thiếu nhi, nhạc cổ điển hay nhạc nhẹ là thích hợp nhất.
  • Mẹ hãy để bé ngồi trong lòng và đọc sách cho bé nghe, kèm theo đó là cho con xem những trang sách minh họa rực rỡ. Màu sắc tươi sáng sẽ giúp cải thiện thị giác của trẻ. Mặt khác, hình ảnh minh họa sẽ mở mang tầm nhìn của bé về thế giới xung quanh.
  • Cho bé nằm sấp thường xuyên để cải thiện khả năng kiểm soát cơ cổ và cơ lưng của trẻ. Ngoài ra, mẹ sẽ ngạc nhiên trước những lợi ích khác khi cho bé nằm sấp.
  • Bên cạnh trò chơi ú òa quen thuộc, mẹ hãy sưu tầm nhiều trò chơi bổ ích phù hợp với trẻ để chơi với bé nhé.
Có nên mắng trẻ 4 tháng tuổi? Câu trả lời là không nên mắng trẻ 4 tháng tuổi. Hành động mắng trẻ có thể khiến con sợ hãi, lo lắng, ảnh hưởng đến tâm lý và phát triển. Cách xử lý khi trẻ quấy khóc:
  • Kiểm tra nhu cầu của trẻ (đói, khát, buồn ngủ,…).
  • Địu, ôm ấp, hát ru bé.
  • Tạo môi trường yên tĩnh, thoải mái.
  • Nhờ người thân hỗ trợ.
  • Hãy luôn kiên nhẫn và bình tĩnh để dỗ dành trẻ
Có nên mắng trẻ 4 tháng tuổi?
Có nên mắng trẻ 4 tháng tuổi?

>> Mẹ có thể xem thêm: 10 món đồ chơi đầu tiên nhất định bé phải có

3. Chăm sóc giấc ngủ cho bé 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Khi trẻ được 4 tháng, trẻ thường ngủ khoảng 12 đến 16 giờ mỗi ngày, với 9 đến 11 giờ ngủ đêm và 4 đến 5 giờ ngủ ngày (chia thành 2-3 giấc ngủ ngắn).

  • Theo dõi kỹ thời gian biểu hàng ngày của bé: Trong thời gian ngắn, bố mẹ nắm rõ sự thay đổi trong thời gian biểu hàng ngày của bé, tác động nhẹ nhàng, dần dần điều dưỡng giấc ngủ, ru nhẹ bé ngủ khi bé vào giấc ngủ để bé ngủ được thoải mái và dễ chịu hơn.
  • Thích ứng nhanh với sự thay đổi của bé: Hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, áp dụng thật nhiều biện pháp, các thứ khác nhau để xoa dịu sự khó chịu của bé.
  • Thiết lập thói quen đi ngủ cho bé: Bé lúc này sẽ hình thành thói quen đi ngủ nên bố mẹ tranh thủ xây dựng các thói quen thư giãn trước khi đi ngủ thật tốt đẹp cho bé như nghe hát ru, tắm nước nóng ấm nhẹ nhàng, hay đọc sách, kể chuyện cho bé rồi đặt bé ngủ.
  • Chú ý tín hiệu ngủ và hành động nhanh chóng: Các dấu hiệu kinh điển của một em bé khi buồn ngủ chính là ngáp, dụi mắt, quấy khóc, không quan tâm mọi thứ,…. rất dễ nhận biết, khi thấy bé biểu hiện thế này nhanh chóng đưa bé đến một môi trường yên tĩnh để vào giấc ngủ.
  • Bày tỏ yêu thương với bé nhiều hơn: Hãy ôm, âu yếm và trao những nụ hôn sẽ an ủi bé rất nhiều, bé nhận thấy mình được yêu thương và giúp dễ chịu, xoa dịu bé rất nhiều.
  • Bé chia thành nhiều giấc ngắn nên cũng sẽ bú mẹ nhiều lần hơn trong ngày. Dưới 4 tháng thì vẫn chỉ nên dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bố mẹ nên tạo thói quen ăn uống, cho bé bú đúng giờ, đúng cữ, tránh ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi vì đói.
  • Nhờ sự giúp đỡ của người thân: Chăm bé, dỗ bé ngủ, cho bé ăn và chơi với bé khiến bố mẹ rất mệt mỏi, và cũng rất cần ngủ. Khi quá mệt, đừng ngại nhờ người thân chăm bé để bố mẹ có thể được nghỉ ngơi nhé.

>> Mẹ xem thêm Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi và những vấn đề mẹ cần biết

4. Những lưu ý khác khi chăm sóc bé 4 tháng tuổi

Dưới đây là một số điều mẹ cần biết làm gì để chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi:

  • Cho trẻ ợ hơi: Trẻ có thể không cần phải ợ hơi sau mỗi lần bú ở độ tuổi này. Tuy nhiên, nếu bé có vẻ khó chịu hoặc đầy hơi, mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú.
  • Chống nắng cho trẻ: Trẻ dưới 6 tháng tuổi không thể sử dụng kem chống nắng. Vì vậy, nếu chơi ngoài trời, mẹ hãy cho con chơi dưới bóng râm, đội mũ chống nắng, mặc quần áo che kín người.
  • Không cho trẻ 4 tháng tuổi uống mật ong: Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không được uống mật ong vì dễ bị ngộ độc thần kinh.
  • Tắm: Da của bé vẫn còn nhạy cảm, tắm quá nhiều có thể làm khô da nên mẹ chỉ nên tắm nhanh cho bé 1-2 ngày/lần.
  • Ngừa côn trùng cắn: Hãy bảo vệ trẻ khỏi côn trùng cắn bằng những cách tự nhiên như giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, để bé ngủ trong màn (mùng)… Hạn chế dùng kem bôi chống côn trùng vì da bé mỏng manh, dễ dị ứng với hóa chất có trong kem.

>> Mẹ có thể xem thêm: Sai lầm của mẹ khi xử lý vết côn trùng cắn, đốt

Lời khuyên của bác sĩ để bé 4 tháng tuổi phát triển tốt

Mặc dù sự phát triển ở mỗi bé 4 tháng tuổi là khác nhau; nhưng nếu bé có bất kỳ dấu hiệu sau đây; hãy thông báo cho bác sĩ biết ngay mẹ nhé:

  • Không thể nhìn, dõi theo người (vật) theo chiều ngang 1 góc 180 độ.
  • Tăng ít hơn 50% trọng lượng cơ thể so với lúc mới sinh.
  • Không thể giữ nổi đầu, không thể ngẩng cao đầu.
  • Không thể ngồi với sự hỗ trợ.
  • Không cười, không biểu hiện thái độ, cảm xúc với mẹ hoặc người đối diện.
  • Chưa liền thóp sau hoặc thóp trước phồng lên (có thể kèm theo sốt, quấy khóc, nôn ói, co giật…).

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ biết cách làm gì để chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi, có thể phân biệt những dấu hiệu bình thường và bất thường ở trẻ để can thiệp kịp thời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Important Milestones: Your Baby By Four Months

https://www.cdc.gov/ncbddd/actearly/milestones/milestones-4mo.html

Ngày truy cập: 15/7/2021.

2. Infant development: Milestones from 4 to 6 months

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/infant-development/art-20048178

Ngày truy cập: 15/7/2021.

3. Your baby’s growth and development – 4 months old

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/babys-growth-and-development-4-months-old

Ngày truy cập: 15/7/2021.

4. Your Child’s Development: 4 Months

https://kidshealth.org/en/parents/development-4mos.html

Ngày truy cập: 15/7/2021.

5. 4-Month-Old Baby Developmental Milestones – A Complete Guide

https://www.momjunction.com/articles/babys-4th-month-a-development-guide_00104153/

Ngày truy cập: 15/7/2021.

x