Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/12/2020

Trẻ sơ sinh có biết giận?

Trẻ sơ sinh có biết giận?
Thường xuyên nhìn thấy bé khóc, bé cười, nhưng mẹ có bao giờ nhìn thấy bé tức giận? Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đã có thể biết giận, nhưng phải đến 2 tuổi, cơn giận của trẻ mới bắt đầu trở nên "kinh khủng" với mẹ.

Trong suốt những năm đầu đời, khóc là cách đơn giản nhất để bé bày tỏ mong muốn hoặc chỉ để gây sự chú ý của bố, mẹ và những người thân. Bé sẽ khóc khi cảm thấy đói, khi tã ướt, khi mệt mỏi hoặc khi bị đau. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có lúc bé phản ứng hơi “thái quá” và hệ quả tất yếu là con trở nên tức giận.

Song nhiều người lớn lại không biết điều này nên luôn cho rằng trẻ sơ sinh thì chưa thể biết giận dữ. Vậy thật sự thì trẻ sơ sinh có biết giận hay không? Mẹ chăm khám phá về bé yêu nên tìm hiểu ngay điều này nhé.

Trẻ sơ sinh có biết giận không?
Khóc lóc cũng là một trong những cách biểu hiện bé đang tức giận

Trẻ sơ sinh có biết giận không?

Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể biết giận ngay khi chỉ mới 2 tháng tuổi, nhưng phải đến khi bé được 12-18 tháng tuổi, nhiều mẹ mới nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng về một cơn giận dữ của trẻ. Và đến khi bé được 2 tuổi, những cơn giận của trẻ trong giai đoạn này thậm chí có thể khiến mẹ bị “khủng hoảng” tinh thần.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm lý học phát triển của các chuyên gia đến từ Đại học Wisconsin cho thấy, có một mối liên quan trực tiếp giữa các cơn giận của trẻ sơ sinh và “sự nhạy cảm” của người mẹ. Theo đó, những bé có mẹ nhạy cảm, có thể đáp ứng nhanh những nhu cầu của bé thường sẽ ít giận và căng thẳng hơn khi lớn lên. Các chuyên gia cũng cho rằng, thực tế cơn giận của các bé chỉ nhằm mục đích gây chú ý để khiến mẹ quan tâm hơn đến các nhu cầu của mình.

Tùy tính cách và độ tuổi, cách biểu hiện sự tức giận của trẻ có thể sẽ khác nhau. Thông thường, với những bé dưới 6 tháng tuổi, các con sẽ biểu hiện cơn giận của mình bằng cách khóc lóc, la hét hoặc thậm chí nằm lăn qua lăn lại để “ăn vạ”.

Lớn hơn một chút, bé con còn có thể chạy khắp nhà, la hét, quơ tay chân phản kháng “điên cuồng” khi không được người lớn đáp ứng nhu cầu của mình.

Làm gì khi bé tức giận?

Muốn giải quyết cơn giận của bé, mẹ nên dành nhiều thời gian cho con để có thể tìm hiểu và nhận biết chính xác nhu cầu, những điều đang làm phiền và khiến bé khó chịu. Bằng cách phản ứng lại với trẻ, mẹ có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, và làm dịu cảm giác tức giận ở trong bé. Thỉnh thoảng, trấn an và âu yếm trẻ cũng rất hiệu quả để xua tan cơn tức giận của bé.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng âm nhạc và liệu pháp mùi hương để khiến bé cảm thấy dễ chịu. Khi bé cáu giận, mẹ hãy mở những bản nhạc nhẹ nhàng hoặc vui nhộn. Âm nhạc sẽ khiến bé phân tâm và mau chóng quên đi điều đang khiến con khó chịu. Tương tự như vậy, mùi hương thơm dịu cũng khiến tinh thần của bé được thư giãn, từ đó giúp con bớt cáu kỉnh hơn.

Nếu bé cáu giận mà không phải vì lý do đòi ăn, đòi ngủ hoặc thay bỉm, mẹ nên bế con khỏi chỗ nằm và đi dạo quanh nhà hoặc ra ngoài trời để con được hít thở không khí trong lành. Điều này giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, con không còn tập trung vào điều khiến mình khó chịu nữa, từ đó bé sẽ ngừng cơn cáu kỉnh.

Cuối cùng, mẹ có thể sử dụng liệu pháp massage cho con mỗi ngày để giúp máu lưu thông và kích thích các dây thần kinh. Massage không chỉ giúp bé thoát khỏi sự căng thẳng mà còn tránh được cả những bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón nữa.

Không phải tự nhiên em bé lại hay cáu gắt, giận hờn, khó chịu như vậy, tất cả đều có lý do của nó. Chẳng hạn như con bị đau, khó chịu trong người, con buồn ngủ, đòi ăn, muốn thay bỉm, muốn rời khỏi chỗ nằm… Vì vậy, mẹ nên kiên nhẫn tìm hiểu xem vì sao bé yêu lại trở nên khó tính như thế. Một điều nữa mẹ cần lưu ý là trẻ sơ sinh còn rất nhỏ nên việc quát nạt sẽ không làm con ngừng giận dỗi, cáu gắt, do đó, mẹ nên nhẹ nhàng, âu yếm và giúp con tìm được cảm giác dễ chịu nhất nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x