Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/01/2022

Bấm lỗ tai bị sưng phải làm sao? Mách mẹ cách giúp bé khắc phục

Bấm lỗ tai bị sưng phải làm sao? Mách mẹ cách giúp bé khắc phục
Bấm lỗ tai bị sưng phải làm sao? Nếu bé con đang gặp phải tình trạng này thì mẹ hãy tham khảo ngay các bí kíp sau để giúp con khắc phục nhé.

Vết bấm lỗ tai cũng có thể mau lành ở bé này nhưng lại lâu lành ở bé khác tùy vào cơ địa của trẻ và việc giữ gìn vệ sinh của người lớn cho bé. Tình trạng phổ biến nhất mà bé con dễ gặp phải sau khi bấm lỗ tai là tại vết thương bị sưng tấy, mưng mủ.

Vậy bé bấm lỗ tai bị sưng phải làm sao? Giúp mẹ xử lý vấn đề này, MarryBaby xin bật mí vài bí kíp sau, mẹ hãy theo dõi nhé.

Vì sao bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ?

Sau khi bấm lỗ tai cho bé mà vết thương bị sưng tấy, mưng mủ là do bị nhiễm khuẩn. Tình trạng này sẽ khiến bé con cảm thấy đau, nhức, khó chịu. Những nguyên nhân khiến bé con bấm lỗ tai bị mưng mủ thường do:

  • Bấm tai cho bé tại các cơ sở không đảm bảo vệ sinh y tế
  • Mẹ tự xỏ lỗ tai cho bé tại nhà bằng kim không được tiệt trùng kỹ
  • Sợi chỉ xỏ lỗ tai không được tiệt trùng kỹ, hoặc được làm từ thành phần nào đó dị ứng với da của bé
  • Sau khi xỏ lỗ tai xong, vết thương không được giữ vệ sinh kỹ
  • Nếu xỏ lỗ tai cho bé ở giai đoạn trẻ đã biết cầm nắm thì chắc chắn con sẽ hay sờ lên dái tai, nhất là lúc vết thương đang ăn da non bị ngứa
  • Cho bé đeo bông tai quá sớm, chất liệu bông tai gây dị ứng
  • Mẹ cho bé ăn đồ nếp như xôi, bánh chưng, hoặc mẹ ăn đồ nếp và cho bé bú

Dấu hiệu bé bấm lỗ tai bị sưng

Khi vết bấm lỗ tai của bé bị nhiễm trùng sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Vết thương sưng tấy, đỏ
  • Vết thương bị rỉ dịch vàng
  • Vết thương có thể bị mưng mủ, rỉ dịch xanh, vàng lẫn máu
  • Bé có thể bị sốt
  • Khi vết thương chưa mưng mủ, bé thường sờ gãi tai vì có cảm giác bị ngứa

Làm sao để ngăn ngừa bé bấm lỗ tai bị mưng mủ?

Bấm lỗ tai bị sưng phải làm sao

Để phòng ngừa việc nhiễm trùng vết bấm lỗ tai cho bé, mẹ nên ghi nhớ các điều sau nhé:

  • Cho bé bấm lỗ tai tại các cơ sở y tế uy tín. Không cho con bấm lỗ tai ở các xe bán hàng rong có dịch vụ bấm lỗ tai hoặc ở những nơi không đảm bảo an toàn.
  • Mẹ không nên tự xỏ lỗ tai cho bé tại nhà vì không đảm bảo việc tiệt trùng trong khi thực hiện.
  • Nên bấm lỗ tai cho trẻ ngay từ lúc bé chào đời hoặc bấm ở giai đoạn sơ sinh. Bởi vì khi càng lớn, thì bé càng hay sờ vào tai nên dễ gây nhiễm trùng vết thương.
  • Sau khi bấm lỗ tai, mẹ nên vệ sinh vết thương cho bé hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Không lau, rửa mạnh chỗ vết thương để tránh gây kích ứng. Khi tắm gội cho bé, mẹ nên tránh để xà bông dính vào vết thương. Sau khi tắm gội xong, mẹ nên dùng bông tăm để thấm khô vết thương cho bé.
  • Bấm lỗ tai kiêng gì? Mẹ không nên cho bé ăn đồ nếp hoặc nếu bé còn đang bú mẹ thì mẹ nên kiêng đồ nếp. Sau khi bấm lỗ tai được khoảng 7-10 ngày, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thực hiện việc tháo chỉ nhé.

bấm lỗ tai bị sưng phải làm sao?

Bấm lỗ tai bị sưng phải làm sao

bấm lỗ tai bị sưng phải làm sao? Đối với các bé sơ sinh và trẻ nhỏ, khi vết thương bị sưng tấy, rỉ mủ, mẹ nên đưa con đến bệnh viện để bác sĩ xử lý. Mẹ không nên tự ý điều trị bằng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp dân gian tại nhà cho bé. Bởi vì tình trạng nhiễm trùng nặng có thể gây áp xe, nhiễm trùng máu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé, mẹ không thể lường trước được đâu nhé.

Không chỉ bé con thích đeo bông tai mà ngay cả các bà mẹ cũng thích làm đẹp cho con bằng cách này. Vì vậy, việc cho bé gái xỏ lỗ tai đã trở thành thói quen phổ biến từ xưa đến nay. Xỏ lỗ tai cho bé nếu không được áp dụng đúng cách thì sẽ trở nên phức tạp, chẳng hạn như gây ra tình trạng nhiễm trùng khiến vết thương sưng tấy, mưng mủ. Với bài viết bấm lỗ tai bị sưng phải làm sao, MarryBaby hy vọng có thể giúp mẹ giải đáp được thắc mắc này cũng như làm sao để đảm bảo an toàn cho bé con khi bấm lỗ tai.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

 https://www.healthline.com/health/baby/baby-ear-piercing
https://childrensmd.org/browse-by-age-group/newborn-infants/ear-piercings-for-babies/
https://www.hopkinsmedicine.org/news/articles/the-risks-of-infant-ear-piercing

x