Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi nhìn thấy con sưng nướu, chuẩn bị mọc chiếc răng đầu tiên, hẳn mẹ sẽ vui mừng vì con vừa tiến đến nấc thang mới của hành trình lớn lên. Tuy nhiên, với trẻ thì đây là một trải nghiệm không hề dễ chịu thế nào. Bé có thể bị đi tướt, sốt nhẹ, đau ngứa do sưng nướu răng… Vậy nên, mẹ sẽ thấy con quấy khóc, bứt rứt khi mọc răng.
Điều mẹ lo lắng là bé bị đi tướt nên ăn gì để cải thiện tình trạng. Vì bé bị đi tướt lâu ngày có thể dẫn đến sụt cân, mất nước, suy yếu hệ miễn dịch.
Khi con chạm đến những cột mốc phát triển mới như mọc răng, biết lẫy, biết bò…, thường mẹ sẽ thấy bé đi phân lỏng hơn bình thường, phân có màu vàng pha xanh, tựa hoa cà hoa cải. Dân gian gọi đó là đi tướt.
Số lần đi tướt ở mỗi trẻ là không giống nhau, có bé đi 2-3 lần, có bé đi 4-5 lần mỗi ngày. Thời gian đi tướt kéo dài lâu hay mau tùy vào cơ địa, tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống của trẻ.
Vì vậy, mẹ cần biết bé bị đi tướt nên ăn gì để có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con.
Bên cạnh đi tướt, trẻ còn có các dấu hiệu sau:
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, phải làm sao?
Trường hợp con đi tướt mà ăn, ngủ bình thường, không sốt, không quấy khóc thì mẹ không cần phải lo lắng. Trường hợp này không nguy hiểm.
Tuy nhiên, bé có thể gặp nguy hiểm nếu mẹ nhầm lẫn giữa đi tướt và mắc bệnh tiêu chảy.
Trẻ ở giai đoạn mọc răng rất dễ mắc bệnh tiêu chảy. Một trong những nguyên nhân là bé ngứa răng nên dễ dàng cho mọi thứ vào miệng nhai. Mặt khác, con đang tuổi khám phá nên thường ngậm tay cũng như bất kỳ món đồ nào trong tầm với.
Lúc này, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, chưa đủ khả năng chống đỡ trước các tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy, vi khuẩn rất dễ xâm nhập qua miệng vào cơ thể, gây nhiễm trùng đường tiêu hóa, dẫn đến trẻ mắc bệnh tiêu chảy.
Bệnh tiêu chảy nếu để lâu, không được điều trị hay điều trị muộn có thể làm trẻ sụt cân, mất nước, hạ đường huyết, rối loạn điện giải, kéo dài thời gian hồi phục, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Nếu bé bị tiêu chảy, bé bị đi ngoài toàn nước, bé bị đi ngoài ra máu, mẹ vẫn có thể làm theo gợi ý bé bị đi tướt nên ăn gì dưới đây khi chăm sóc bé.
Khi con bị đi tướt, câu hỏi đặt ra với mẹ là bé bị đi tướt nên ăn gì. Thực tế, việc điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ có thể giúp con không bị mất sức do đi tướt.
Vậy bé bị đi tướt nên ăn gì và hạn chế những thực phẩm nào?
Bên cạnh bé bị đi tướt nên ăn gì, mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sữa mẹ không làm bé đi tướt nhiều hơn.
Theo đó, mẹ nên hạn chế uống sữa tươi hay ăn các thực phẩm tanh như tôm, cá, cua… Thêm nữa, mẹ cũng tránh ăn các loại trái cây có vị chua như cam, quýt…
Hãy giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thông thoáng. Đặc biệt, đồ chơi của trẻ luôn được cọ rửa thường xuyên. Hãy cho trẻ ngậm vòng mọc răng hay núm ti giả để hạn chế con ngậm đồ chơi, đồ vật nhỏ xung quanh.
Mẹ hãy giúp bé giảm đau khi mọc răng bằng cách
Mẹ cho bé đi khám nếu:
Như vậy, khi con đi tướt mọc răng, nếu mẹ biết bé bị đi tướt nên ăn gì và áp dụng theo, con sẽ nhanh hết hoặc số lần đi tướt trong ngày giảm đi. Điều này rất có lợi cho sức khỏe của bé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Teething – Is this your child’s symptom?
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/teething/
Ngày truy cập: 30/08/2022
2. Is teething associated with diarrhea?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1071026/
Ngày truy cập: 30/08/2022
3. Diarrhea in Children
https://www.chop.edu/conditions-diseases/diarrhea-children
Ngày truy cập: 30/08/2022
4. Teething
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=teething-90-P01873
Ngày truy cập: 30/08/2022
5. Teething: Tips for soothing sore gums
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/teething/art-20046378
Ngày truy cập: 30/08/2022