Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 28/05/2024

Bé bị sưng môi trên: Cách xử lý hiệu quả, đơn giản và an toàn

Bé bị sưng môi trên: Cách xử lý hiệu quả, đơn giản và an toàn
Tình trạng một số trẻ sau một đêm ngủ dậy thì bị sưng môi trên khiến nhiều mẹ lo lắng. Vì tình trạng diễn ra đột ngột nên nhiều khi cha mẹ cũng không rõ nguyên nhân là do đâu.

Vậy tình trạng bé bị sưng môi trên sau một đêm ngủ dậy là do đâu? Tình trạng này có nguy hiểm không và phải xử lý như thế nào? Cùng MarryBaby tìm hiểu ngay mẹ nhé!

1. Nguyên nhân khiến bé bị sưng môi trên

1.1 Dị ứng

nguyên nhân bé bị sưng môi trên
Bé bị sưng môi trên có thể do dị ứng thức ăn, dị ứng môi trường hoặc do độc của côn trùng

Trường hợp trẻ em bị sưng môi trên có thể do dị ứng thuốc, thời tiết, thực phẩm hay do côn trùng có nọc độc tấn công.

Với những trường hợp bé bị sưng môi trên do dị ứng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh; nếu không được kiểm soát kịp thời, bé còn có thể bị nổi mề đay, tức ngực, khó thở, ho hoặc phù mạch. Nếu bé bị sưng môi trên kèm theo khó thở, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi?

1.2 Tình trạng phù mạch

Phù mạch (Angioedema) là tình trạng sưng tấy bên dưới bề mặt da và các mô mỡ. Tình trạng này có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Phù mạch có khiến bé bị sưng môi trên hoặc ở mặt; cổ họng; bàn tay hoặc ở bàn chân. Thậm chí một số bé còn bị sưng ở bụng.

Phù mạch thường do dị ứng gây ra. Nhưng nếu, tình trạng này xuất hiện ở cổ họng sẽ rất nguy hiểm vì làm cho bé bị khó thở. Hoặc nếu bé cảm thấy chóng mặt, choáng váng thì lại còn liên quan đến tình trạng sốc phản vệ.

1.3 Sốc phản vệ

Sốc phản vệ (Anaphylaxis) là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng; thường sẽ tiến triển rất nhanh và đòi hỏi được chăm sóc y tế ngay lập tức. Bé bị sưng môi trên kèm những dấu hiệu như khó thở, phát ban đỏ, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy sẽ là dấu hiệu của tình trạng sốc phản vệ.

Với những trường hợp này, chắc chắn mẹ sẽ cần đưa bé đi bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời.

>> Xem thêm: Trẻ bị chóng mặt thường xuyên khi nào là dấu hiệu bất thường?

1.4 Hội chứng Miescher-Melkersson-Rosenthal

Hội chứng Miescher-Melkersson-Rosenthal là hội chứng liên quan đến hệ thần kinh rất hiếm gặp ở trẻ; và thường là do di truyền.

Một trong những triệu chứng đầu tiên của hội chứng Miescher-Melkersson-Rosenthal là trẻ bị sưng môi trên, môi dưới, má hoặc mí mắt. Bé bị hội chứng Miescher-Melkersson-Rosenthal sẽ phải đối diện với tình trạng môi khô, nứt nẻ, sưng và kèm theo nóng sốt.

>> Mẹ xem thêm: Bé trai bị sưng bộ phận sinh dục là bệnh gì? Mẹ phải biết!

1.5 Nhiễm trùng Herpes khiến bé bị sưng môi trên

nhiễm trùng herpes

Herpes là họ virus gây nhiễm trùng da, tác động tới nhiều cơ quan của bệnh nhân. Chúng sản sinh bằng cách tự nhân đôi cơ thể rồi gây nhiễm trùng; gây sưng; loét ở môi; mắt; lưỡi; cổ họng; bộ phận sinh dục và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Virus này có tốc độ lây nhiễm cao; nên bác sĩ khuyến cáo không nên tiếp xúc gần với người bệnh để tránh bị lây nhiễm.

1.6 Viêm da hoặc nhiễm trùng da

Bé bị sưng môi trên có thể là do viêm mô tế bào, mụn nang. Khi chất bẩn tích tụ dưới da gần môi trên, chúng có thể gây tình trạng viêm nhiễm và khiến vùng môi này bị sưng và để lại sẹo thâm.

Nếu do nguyên nhân viêm da dị ứng; mẹ sẽ thấy môi bé có các biểu hiện như:

  • Ngứa quanh môi, ngứa trong miệng.
  • Nổi mề đay gây ngứa, phát ban.
  • Trong miệng bị nóng rát.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Bong tróc da tay phải làm sao?

1.7 Nổi mề đay mãn tính vô căn

Nổi mề đay mãn tính vô căn là tình trạng khó xác định được nguyên nhân cụ thể. Thông thường là xuất phát từ dị ứng cơ địa.

Mề đay mãn tính vô căn có thể khiến bé bị sưng môi trên sau khi ngủ dậy. Để giúp bé thoát khỏi tình trạng này; mẹ cần tăng sức đề kháng cho trẻ; điều trị và kết hợp các thực phẩm giải độc thận, gan theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu không được kiểm soát kịp thời, nổi mề đay mãn tính vô căn không chỉ khiến bé bị nổi mẩn, trẻ em bị sưng môi trên; mà còn có thể khiến cơ thể bé bị biến chứng viêm da bội nhiễm, sốc phản vệ, phù mạch…

1.8 Bị thương ở môi làm bé sưng môi trên

bé bị sưng môi trên do bị thương
Bị sưng môi trên khiến bé khó chịu và gặp trở ngại khi ăn uống

Bé bị sưng ở môi do trầy xước, vết cắn, rách, vết bầm tím ở môi do tác động từ ngoài. Bạn có thể tự điều trị tại nhà tương tự cách điều trị những vết rách trên da.

Trẻ em bị sưng môi trên thông thường là do các lý do trên. Trong vòng 24 giờ, nếu hiện tượng này không thuyên giảm, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh bị lẹo mắt: Cách chữa trị an toàn và hiệu quả

2. Bé bị sưng môi trên có nguy hiểm không?

Việc bé bị sưng môi trên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải tất cả đều nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn nên theo dõi các biểu hiện của bé và đưa bé đi khám bác sĩ nếu thấy có những dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Thông thường, nếu bé bị sưng môi trên do bị té ngã hay bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài thì không sao. Tuy nhiên, ba mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ nhanh chóng nếu trẻ sưng môi kèm theo:

  • Sốt cao, ớn lạnh, khó thở, hoặc các triệu chứng khác
  • Lan rộng ra các bộ phận khác trên mặt hoặc cơ thể
  • Chảy nước dãi, khó nuốt, hoặc khó nói
  • Sưng môi không cải thiện sau vài ngày hoặc có dấu hiệu tệ hơn

3. Cách chữa trị cho bé bị sưng môi trên

Trẻ em bị sưng môi trên thông thường là do các lý do vừa liệt kê và mẹ có thể lưu ý 2 cách xử lý sau đây:

3.1 Can thiệp y khoa

Các phương pháp điều trị trẻ em bị sưng môi tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản.

  • Sưng môi do dị ứng có thể dùng thuốc kháng histamin.
  • Sưng môi do viêm dùng thuốc chống viêm như corticosteroid.
  • Sưng môi do nhiễm virus hoặc vi khuẩn dùng thuốc kháng virus, kháng vi khuẩn.

Trong vòng 24 giờ, nếu hiện tượng này không thuyên giảm, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Nhất là trong những trường hợp trẻ bị sưng môi trên nghiêm trọng.

3.2 Các biện pháp tự nhiên tại nhà giúp bé giảm bị sưng môi trên

trẻ em bé bị sưng môi trên

  • Chườm lạnh: Mẹ lập tức chườm lạnh cho trẻ khoảng 10 phút. Mẹ nên dùng khăn, vải để gói viên đá lạnh hoặc dùng túi lạnh để chườm chứ không trực tiếp áp đá lạnh lên da hoặc môi.
  • Gel lô hội: Dùng thịt bẹ cây lô hội tươi thoa nhẹ nhàng lên môi. Thực hiện 2-3 lần/ngày. Cách này làm mát môi, rất tốt trong các trường hợp sưng môi do phản ứng dị ứng hoặc côn trùng cắn.
  • Mật ong: Mẹ thoa mật ong lên môi cho bé, để 20 phút rồi rửa sạch. Thực hiện 2-3 lần/ngày. Mật ong có tính chất kháng khuẩn, giữ ẩm, giảm viêm và giảm đau cho bé, giúp con dễ chịu hơn.
  • Bôi nghệ: Củ nghệ gọt vỏ, giã nát, đắp lên môi. Quá trình bôi nghệ thực hiện tương tự như mật ong.
  • Baking soda: Nếu trẻ em bị sưng môi trên do côn trùng cắn hoặc do dị ứng; mẹ áp dụng ngay cách này nhé. Mẹ pha dung dịch gồm 3 thìa cà phê baking soda và 1 thìa cà phê nước. Dung dịch này có tác dụng giảm đau và kháng viêm rất tốt. Mẹ có thể thoa chúng lên môi; để vài phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Thực hiện nhiều lần mỗi ngày.

Tóm lại, sưng môi trên ở trẻ em thường là một phản ứng do dị ứng môi trường, thời tiết, thực phẩm hoặc thuốc. Mẹ cần theo dõi và lưu ý các phản ứng dị ứng của bé để đưa đi khám bác sĩ kịp thời. Ngoài ra, sưng môi trên ở trẻ em còn do hội chứng thần kinh hiếm gặp và một số bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Lip, Swollen (Local Allergic Reaction)
https://hhma.org/healthadvisor/pa-lip-hhg/
Ngày truy cập: 17.04.2023

2. Anaphylaxis
https://www.aaaai.org/Tools-for-the-Public/Conditions-Library/Allergies/anaphylaxis
Ngày truy cập: 17.04.2023

3. Cheilitis glandularis
https://rarediseases.info.nih.gov/diseases/412/cheilitis-glandularis
Ngày truy cập: 17.04.2023

4. Cuts and Wounds of the Mouth and Lips
https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P02836
Ngày truy cập: 17.04.2023

5. Angioedema
https://www.nhs.uk/conditions/Angioedema/
Ngày truy cập: 17.04.2023

x