Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 18/03/2024

Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Dấu hiệu và hướng dẫn cách chăm sóc

Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Dấu hiệu và hướng dẫn cách chăm sóc
Bệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính chất lây lan từ người sang người nhanh. Thế nhưng, bệnh cũng quá nguy hiểm đến tính mạng và có thể được điều trị khỏi hoàn toàn.

Vậy bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì? Và dấu hiệu nào để nhận biết trẻ đang mắc bệnh thủy đậu? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay sau đây.

1. Bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì?

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi; nhất là với những trẻ chưa được tiêm phòng hoặc chưa từng mắc bệnh.

Bệnh thủy đậu không đơn giản chỉ là một bệnh ngoài da thông thường. Vì biến chứng của thủy đậu là hoàn toàn nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Một số biến chứng có thể kể đến như viêm phổi; nhiễm khuẩn ngoài da; hôn mê; co giật,..

Tình trạng bệnh thủy đậu ở trẻ em Việt Nam

Hiện nay, bệnh thủy đậu ở trẻ em được sếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm thường gặp và có tỷ lệ lây lan rất cao.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Hội Y học Dự phòng năm 2018, cả nước có tổng cộng hơn 31.000 người mắc bệnh. Trong đó 90% người bệnh bị nhiễm thuỷ đậu là trẻ em thuộc độ tuổi từ 2 – 7 tuổi.

2. Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ em

nguyên nhân dẫn đến bệnh
Hình ảnh dấu hiệu của thủy đậu ở trẻ

Biểu hiện thủy đậu ở trẻ em là gì? Biểu hiện thường thấy là trên da của trẻ sẽ xuất hiện những đốm đỏ li ti, phát triển thành những mụn nước và dần dần lan rộng ra các vùng da lân cận.

Thông thường bệnh thủy đậu sẽ được chia làm 4 giai đoạn, bao gồm:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh khoảng 14 – 16 ngày và phát triển trong khoảng 10 – 21 ngày, sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Đối với trẻ em, phát ban thường là dấu hiệu đầu tiên bệnh.
  • Giai đoạn khởi phát: Sau giai đoạn ủ bệnh, trẻ có thể gặp một số triệu chứng thông thường của cơ thể như sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi,..Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể sẽ bị viêm họng, nổi hạch sau tai,.. Những biểu hiện này của cơ thể sẽ giống với một số bệnh lý cảm cúm thông thường, nên nhiều cha mẹ sẽ dễ chủ quan và phớt lờ tình trạng.
  • Giai đoạn bệnh: Ở giai đoạn này các triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ em đã bắt đầu rõ ràng hơn. Lúc này, những đốm đỏ phát ban vừa trở thành mụn nước gây ngứa và vừa lan rộng ra khắp cơ thể của bé. Gây ngứa và khó chịu toàn thân.
  • Giai đoạn hồi phục: Sau khi được điều trị, tình trạng bệnh sẽ bắt đầu thuyên giảm trong vòng 7 – 10 ngày. Các mụn nước đỏ li ti sẽ bắt đầu khô và đóng vảy. Đây là dấu hiệu cho thấy con của bạn sắp khỏi bệnh và đang trong giai đoạn hồi phục.
  • LƯU Ý: Nhằm tránh để lại sẹo trên da, cha mẹ cần đảm bảo các mụn nước không được trầy xước và nhiễm trùng. Vì những mụn nước này sẽ không để lại thẹo trừ khi bị vỡ và nhiễm trùng.

    3. Nguyên nhân khiến trẻ em bị bệnh thủy đậu là gì?

    Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chính khiến trẻ em bị bệnh thủy đậu là do Virus Varicella Zoster (VZV) gây ra.

    Sau khi xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh thủy đậu, virus này sẽ không hoạt động nữa; nhưng vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Loại virus này hoạt trở lại là khi trẻ bị bệnh ngoài da Zona (Herpes Zoster), hay còn gọi là bệnh giời leo ở trẻ.

    Bệnh thủy đậu là bệnh lây truyền qua đường hô hấp; nhất là khi người bệnh ho; nói chuyện hoặc ở gần. Thành thử, đổi với trẻ em chưa được tiêm phòng vắc xin thì rất dễ bị lây bệnh thủy đậu khi tiếp xúc phải virus của người bệnh qua các vật dụng sinh hoạt; hoặc ở gần.

    >> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị zona phải làm sao? Cách chữa zona cho trẻ như thế nào?

    4. Bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể biến chứng như thế nào?

    biến chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em
    Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị thủy đậu có nguy hiểm không?

    Đối với trẻ bị thủy đậu có thể trạng khỏe mạnh sẽ không có biến chứng và rất nhanh hồi phục. Ngược lại, đối với trẻ có sức đề kháng yếu thì khi bị nhiễm khuẩn rất có thể sẽ kéo theo những biến chứng sau đây:

    • Viêm phổi.
    • Viêm gan.
    • Viêm khớp.
    • Nhiễm trùng máu.
    • Thủy đậu xuất huyết.
    • Viêm não; mất điều hòa tiểu não.
    • Nhiễm trùng da và mô mềm do vi khuẩn.

    Trẻ sơ sinh bị thủy đậu có nguy hiểm không? Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh CDC Hoa Kỳ, mặc dù tình trạng mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu là rất hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu mắc phải bệnh thủy đậu sẽ phân cấp tình trạng bệnh như sau:

    • Nếu mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu trong giai đoạn 20 tuần đầu (tam cá nguyệt thứ nhất), trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ khoảng 2% là con bị thủy đậu bẩm sinh. Con có thể bị sẹo trên da; dị tật ở mắt; bị các vấn đề về thần kinh,..
    • Nếu mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu trong giai đoạn từ sau 20 – 36 tuần thai, em bé sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh Zona khi còn nhỏ.
    • Nếu mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu từ 5 đến 2 ngày trước khi sinh, trẻ sinh ra có thể sẽ mắc bệnh thủy đậu.

    >> Xem ngay: Cách chữa thủy đậu cho mẹ bầu an toàn và nhanh hồi phục

    5. Trẻ bị thủy đậu sốt mấy ngày?

    Thông thường, thời gian từ khi nhiễm virus đến khi phát triển các triệu chứng của bệnh là khoảng 10-21 ngày, nhưng thường là khoảng 14-16 ngày. Sau khi xuất hiện các triệu chứng, trẻ thường có thể sốt trong khoảng 2-3 ngày đầu tiên. Tuy nhiên, mức độ và thời gian sốt có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và nghiêm trọng của bệnh.

    Trong suốt thời gian này, trẻ cần được giữ ấm và uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt cao. Để giảm sốt, bạn có thể sử dụng các phương pháp như tắm nước ấm, sử dụng thuốc hạ sốt được bác sĩ chỉ định, và đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ.

    6. Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em

    cách điều trị bệnh thủy đậu
    Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em

    Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em tốt nhất là đưa con đến khám với các bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chỉ định; và có hướng dẫn chăm sóc phù hợp.

    Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em hiện nay chủ yếu là theo dõi các triệu chứng và làm sao để tình trạng thuyên giảm càng sớm càng tốt. Đồng thời, cha mẹ cũng cần áp dụng phương pháp “trong uống – ngoài bôi” để con nhanh chóng hồi phục.

    Các loại thuốc bôi ngoài da giúp triều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em:

    • Thuốc tím bôi thủy đậu.
    • Kem bôi thủy đậu Acyclovir.
    • Thuốc bôi thủy đậu Castellani.
    • Dung dịch xanh methylen bôi thủy đậu.
    • Dung dịch Aluminum acetate (Nhôm Acetat) bôi thủy đậu.

    Trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em, cha mẹ cần hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau; hoặc thuốc hạ sốt nào. Vì để hạn chế xảy ra tình trạng tương tác thuốc; hoặc tác dụng phụ của thuốc.

    >> Xem thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là bệnh gì? Cách xử lý

    7. Hướng dẫn chăm sóc trẻ em bị bệnh thủy đậu tại nhà

    Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cho con, cha mẹ cũng cần chú ý đến cách chăm sóc để con sớm hồi phục.

    • Cho con uống thuốc: Dùng thuốc giảm đau, hoặc hạ sốt khi cần.
    • Giữ con ở nhà: Hạn chế cho trẻ ra ngoài và tiếp xúc với các bạn. Để tránh lây lan mầm bệnh cho các bé khác.
    • Giữ cho cơ thể của con sạch sẽ: Cha mẹ có thể tắm cho con bằng nước ấm mà không phải lo lắng rằng; tắm sẽ làm vỡ các mụn nước ngoài da.
    • Bôi thuốc ngoài da sau khi tắm: Cha mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc đã gợi ý ở trên hoặc có thể kết hợp sử dụng một số thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho bé.
    • Cắt móng tay, móng chân và giữ vệ sinh tay chân cho trẻ: Mẹ dùng bao tay vải để bọc tay cho trẻ; để tránh trường hợp trẻ cào vào làm vỡ các mụn nước và dẫn đến nhiễm trùng da.

    Tuy nhiên, với hầu hết trẻ em bị bệnh thủy đậu sẽ thường tự khỏi, kể cả khi không cần điều trị y tế. Chỉ những trường hợp trẻ có sức đề kháng yếu hoặc có bệnh nền thì sẽ có nguy cơ bị biến chứng.

    >> Xem thêm: Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị khô, bong tróc là thiếu chất gì?

    8. Biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em

    Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em
    Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ là thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa theo độ tuổi

    Cách tốt nhất để tránh bệnh thủy đậu là đưa con đi tiêm chủng đúng lịch:

  • Trẻ từ 12 tháng – 12 tuổi: tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 3 tháng. Riêng với trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, lịch tiêm được khuyến cáo là: mũi 1 vào lúc 12 tháng tuổi và mũi 2 lúc trẻ được 4–6 tuổi.
  • Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1,5 tháng. Riêng với phụ nữ có kế hoạch sinh con, nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai tối thiểu 3 tháng.
  • Tiêm phòng ngăn ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em có hiệu quả đến 98%. Điều này có nghĩa, vẫn có trường hợp trẻ mắc bệnh thủy đậu dù đã được tiêm chủng. Tuy nhiên trẻ được tiêm vắc xin sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hơn.

    >> Xem thêm: Lịch tiêm vắc xin bệnh thủy đậu ở trẻ em theo từng độ tuổi.

    8. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh thủy đậu ở trẻ

    Sởi và thủy đậu khác nhau như thế nào?

    Phát ban thủy đậu bắt đầu bằng những vết sưng đỏ hoặc sần. Những vết này dần dần trở thành mụn nước li ti chứa chất lỏng (dịch). Và cuối cùng sẽ vỡ ra trước khi đóng vảy.

    Phát ban sởi xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ phẳng, mặc dù đôi khi có cả nốt sưng to nhưng không có chất lỏng bên trong.

    >> Xem chi tiết: Biểu đồ so sánh giữa bệnh sởi và thủy đậu ở trẻ em

    Làm sao phân biệt mụn nước do tay chân miệng và thủy đậu?

    Mụn nước của bệnh thủy đậu ở trẻ em xuất hiện khắp các bề mặt da của con. Trong khi đó, mụn nước của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện khu trú ở những vị trí đặc thù như, lòng bàn tay; lòng bàn chân; quanh miệng; hoặc vùng mông; vùng khớp gối.

    >> Xem chi tiết: Dấu hiệu nhận biết chính xác bệnh tay chân miệng ở trẻ em

    Trẻ em mắc bệnh thủy đậu có cần kiêng nước, kiêng gió không?

    Về mặt y khoa, trẻ bị bệnh thủy đậu không nhất thiết phải kiêng nước hay kiêng gió. Nhiều cha mẹ cho rằng khi bé bị thủy đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm; và thậm chí không vệ sinh cơ thể cho trẻ.

    Việc làm này rất sai lầm. Vì nhiều trường hợp do không giữ vệ sinh sạch sẽ, đã khiến bé bị biến chứng nhiễm trùng tại các vị trí mụn nước.

    >> Xem thêm: Khi nào cần kiêng nước, kiêng gió cho bé bị sởi?

    Nhìn chung, bệnh thủy đậu ở trẻ em là một bệnh phổ biến nhưng cũng không quá nguy hiểm đến tính mạng của con. Điều cha mẹ cần làm chính là theo dõi các dấu hiệu; cũng như thường xuyên quan sát con để sớm nhận diện những điều khác thường trên cơ thể.

    Nội dung trên là tất cả những gì cha mẹ cần biết về bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì. Đồng thời cha mẹ cũng được gợi ý cách điều trị và chăm sóc cho con.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. What is varicella-zoster?
    https://health.mo.gov/living/healthcondiseases/communicable/chickenpox.php
    Ngày truy cập: 02/02/2023

    2. For Healthcare Professionals
    https://www.cdc.gov/chickenpox/hcp/index.html
    Ngày truy cập: 02/02/2023

    3. Chickenpox
    https://kidshealth.org/en/parents/chicken-pox.html
    Ngày truy cập: 02/02/2023

    4. Chickenpox
    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chickenpox/symptoms-causes/syc-20351282
    Ngày truy cập: 02/02/2023

    5. Varicella (Chickenpox)
    https://www.healthychildren.org/English/health-issues/vaccine-preventable-diseases/Pages/Varicella-ChickenPox.aspx
    Ngày truy cập: 02/02/2023

    6. Chickenpox
    https://www.nhs.uk/conditions/chickenpox/
    Ngày truy cập: 02/02/2023

    x