Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/10/2021

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng để bé tăng cân đều đều

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng để bé tăng cân đều đều
Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng để bé tăng cân đều, hấp thu tốt không phải là ép bé ăn càng nhiều càng tốt mà phải có kế hoạch cụ thể.

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng rất quan trọng. Sau khi sinh, bất kỳ người mẹ nào cũng muốn bé nhà mình bụ bẫm, đáng yêu, ăn ngon ngủ khỏe, nhưng thực tế lại có không ít mẹ đau đầu vì trẻ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, biếng ăn, còi cọc, kém tươi tắn.

Suy dinh dưỡng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để cải thiện tình trạng này, mẹ cần có cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng hợp lý.

Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể.

Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em thường phổ biến ở khoảng thời gian từ 6 – 24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ cần có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật.

Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ suy dinh dưỡng

Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, mẹ cần biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Suy dinh dưỡng ở trẻ thường do sự kết hợp từ nhiều nguyên nhân:

1. Chế độ dinh dưỡng

Mẹ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng là nguyên nhân đầu tiên khiến nguồn sữa mẹ nạp vào cơ thể bé kém chất lượng. Lúc này, bạn cần cho trẻ ăn dặm sớm, cho trẻ ăn bổ sung thức ăn cả về số lượng và chất lượng.

Quan trọng hơn hết, mẹ cần bổ sung kiến thức dinh dưỡng để biết bé cần gì, từ đó chăm sóc bé phù hợp với sự phát triển.

cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng 1
Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi cho con bú là nguyên nhân chính khiến trẻ suy dinh dưỡng

2. Bệnh kéo dài

Trẻ mắc bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể. Nổi bật là các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, biến chứng sau các bệnh viêm phổi…

3. Dị tật cơ thể

Trẻ sinh non, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng bào thai sẽ khiến sự phát triển sau này của trẻ trở nên khó khăn.

Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng sẽ có các biểu hiện sau đây:

  • Không lên cân hoặc giảm cân
  • Thịt nhão, mỡ cánh tay teo
  • Không có lớp mỡ dưới lớp da bụng
  • Da xanh xao, tóc thưa, xơ xác
  • Kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa
  • Hay đi ngoài phân sống, ỉa chảy
  • Khô giác mạc, quáng gà

Lên kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, không thể ép trẻ ăn một cách vô tội vạ mà mẹ cần lên kế hoạch chăm sóc trẻ một cách cụ thể và khoa học. Đó là một hành trình dài cần sự kiên trì của cả mẹ và bé để thay đổi thói quen.

cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng 1
Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng là một hành trình dài không phải một sớm một chiều có kết quả

Điều mà trẻ suy dinh dưỡng cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn so với trẻ bình thường. Thực đơn của bé cần được chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn một lượng thức ăn vừa phải để trẻ dễ hấp thu và tăng cảm giác ngon miệng hơn.

Chia các bữa phụ một cách hợp lý theo độ tuổi:

  • Từ 1 – 2 tuổi: cho trẻ ăn 4 bữa trong ngày kết hợp với cho trẻ bú sữa mẹ.
  • Từ 3 – 5 tuổi: cho trẻ ăn từ 5 -6 bữa một ngày.

Ngoài dinh dưỡng, một số vấn đề sau cũng cần mẹ lưu ý một số vấn đề:

1. Môi trường sống của trẻ

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, một môi trường sống tốt cũng giúp trẻ thoải mái và phát triển tốt hơn. Bố mẹ cần tạo cho trẻ một nơi ở tránh ô nhiễm không khí, tiếng ồn, bạo lực… được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên để trẻ không khó chịu, quấy khóc. Tinh thần thoải mái, tươi tắn sẽ giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh, tích cực hơn.

2. Vệ sinh cá nhân của trẻ

Một cơ thể sạch sẽ có thể hạn chế được nhiều bệnh cho trẻ – cơ thể không đươc vệ sinh tốt là điều gián tiếp gây ra sự suy dinh dưỡng ở trẻ. Do đó, mẹ cần vệ sinh cho trẻ phù hợp theo thời tiết:

  • Mùa nóng cần tắm nước mát, ăn mặc thoáng, mát mẻ, có chất liệu thấm hút mồ hôi.
  • Mùa lạnh cần tắm nước ấm, ăn mặc kín đáo, tránh gió lùa gây viêm đường hô hấp.

Đặc biệt, mẹ cần rèn giũa cho trẻ các thói quen chăm sóc răng miệng, rửa tay trước khi ăn ngay từ khi còn nhỏ để hạn chế bệnh về tiêu hóa, ngăn ngừa giun phát triển. Cần tẩy giun theo định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để cơ thể trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tối ưu hơn.

3. Cho trẻ vận động nhẹ

Vận động giúp tăng cường thể chất, thúc đẩy hệ miễn dịch, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, trẻ nhờ đó cũng trở nên linh hoạt, năng động dần, ngày càng khỏe mạnh.

4. Tạo cho trẻ tâm lý thoải mái

Sau thời điểm trẻ bắt đầu cho trẻ ăn dặm, bố mẹ bắt đầu la mắng, ép buộc nặng nề khi trẻ không ăn, tuy nhiên cách làm đó vô hình chung gây áp lực và trở thành nỗi ám ảnh của trẻ về dài lâu, khiến mỗi bữa ăn sau này đều trở thành nỗi lo sợ của trẻ, dẫn đến sự không hợp tác.

Vậy nên bố mẹ cần kiên nhẫn, nỗ lực tạo không khí vui vẻ, tích cực để trẻ chủ động ăn uống và cảm thấy ngon miệng trong bữa ăn.

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng nhàn tênh mà hiệu quả

Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ, mẹ có thể điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

  • Đang bú mẹ: Cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ đói, kể cả ban đêm. Nếu mẹ thiếu sữa, dùng sữa bột công thức theo tháng tuổi thay thế hoặc dùng sữa đậu nành
  • Đối với trẻ ăn dặm: Bổ sung chất dinh dưỡng kèm số lượng thức ăn trong bữa cho bé. Nên đa dạng các loại thức ăn, chế biến ngon miệng để tạo cảm giác thèm ăn ở bé.
  • Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng quan trọng là sử dụng thực phẩm bổ sung dành riêng cho từng độ tuổi của trẻ.
cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng cần sự kiên nhẫn và luôn tạo niềm vui khi ăn uống cho bé

Các loại thực phẩm tốt cho bé, mẹ nên sử dụng như: Gạo, khoai tây, thịt gà, heo, bò, tôm, cua, cá, trứng hoặc các loại rau xanh và đậu, sữa bột (theo hướng dẫn của bác sĩ)

Ngoài chế độ ăn, mẹ nên bổ sung vitamin tổng hợp, các chế phẩm chứa sắt chống thiếu máu, men tiêu hóa. Lưu ý rằng các sản phẩm này cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng còn có việc vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, giữ ấm trong mùa lạnh và thoáng mát vào mùa nóng. Phòng ở của bé phải đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng. Bé phải được vận động, vui đùa.

Trẻ mới bị suy dinh dưỡng khó được nhận ra. Khi cha mẹ phát hiện thì bé đã mắc bệnh trong khoảng thời gian dài. Để tình trạng này không xảy ra, cha mẹ cần theo sát sự phát triển của bé.

Theo dõi cân nặng, chiều cao của bé hằng tháng, ngay khi bé có bất kỳ dấu hiệu tiêu cực nào có thể dẫn bé đến khám chuyên khoa và có biện pháp khắc phục ngay.

Trẻ mới ốm dậy có thể sẽ thay đổi một chút về khẩu vị. Vì vậy, trong các cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, việc chế biến thức ăn cho bé cũng rất quan trọng.

Mẹ nên nêm đậm đà hơn thường lệ, kích thích vị giác, giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thêm dầu ăn, dầu ô-liu hoặc dầu cá hồi vào món ăn của bé.

Cách chăm sóc trẻ suy sinh dưỡng trong giai đoạn mới bắt đầu không khác nhiều so với chế độ dinh dưỡng của trẻ phát triển bình thường. Cha mẹ đừng quá lo lắng, bổ sung nhiều dinh dưỡng cho con, tránh trường hợp bé bị béo phì.

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì để phát triển toàn diện?

Trẻ em cần một thực đơn ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng, có một số bà mẹ chỉ cho trẻ ăn chung thực đơn với người lớn hoặc còn có suy nghĩ chỉ cần trẻ ăn nhiều, ăn no là được.

Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm vì ăn no không đồng nghĩa với ăn đủ chất. Trẻ ăn no vẫn có thể suy dinh dưỡng như thường. Vậy với cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, bạn cần bổ sung gì cho con?

cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng 1 1
Mỗi bữa ăn với trẻ không phải là cuộc chiến mà là sự hoan hỉ của cả bố mẹ và bé

Chế độ ăn cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ:

  • Các bữa ăn cần đảm bảo đáp ứng đủ 4 nhóm: Tinh bột, vitamin, chất đạm, chất béo.
  • Thực phẩm phải được chọn tươi ngon, rõ nguồn gốc và tránh các chất độc hại.
  • Đa dạng hóa các bữa ăn, thay đổi thực đơn liên tục để kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ hào hứng với bữa ăn.
  • Nếu nấu cháo cần nấu cháo đặc, kết hợp với các loại thực phẩm khác để món cháo đầy đủ chất, cung cấp năng lượng cho trẻ.
  • Ngoài các bữa chính, mẹ cũng cần cho trẻ ăn thêm trái cây, uống sữa, dùng các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng được cho phép và hỗ trợ cung cấp năng lượng, dinh dưỡng an toàn.

Mẹ nên cân đối các bữa ăn và điều chỉnh lượng thực phẩm phù hợp với trẻ để tránh cơ thể trẻ bị quá tải, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì?

Sữa là một thực phẩm không thể thiếu trong quá trình cải thiện bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ, thậm chí còn đóng vai trò quan trọng. Đối với trẻ vẫn còn trong độ tuổi bú sữa mẹ , cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng không thể thiếu việc kết hợp chế độ ăn với cho con bú đều đặn. Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ nhỏ.

Đối với trẻ đã cai sữa mẹ, trước hết các mẹ nên xác định con suy dinh dưỡng đang thiếu chất gì, cần bổ sung gì cho cơ thể, từ đó có thể lựa chọn loại sữa phù hợp hơn. Sữa bò và sữa đậu nành cũng là lựa chọn tốt cho trẻ.

Ngoài ra, các mẹ cũng cần tỉnh táo giữa “ma trận” sữa được quảng cáo rầm rộ hiện nay vì thị trường sữa càng ngày càng phức tạp với vô số các loại sữa giả trá hình, công dụng không như quảng cáo dễ dẫn đến tiền mất tật mang. Cần mua sữa của thường hiệu uy tín, có chứng nhận và có thành phần phù hợp với con trẻ.

Trong cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, bố mẹ cần bình tĩnh, kiên trì cải thiện tình trạng bệnh cho con để có sự thay đổi tích cực và bền vững. Tránh sự lo lắng, hấp tấp muốn tăng cân cho con nhanh trong thời gian ngắn sẽ dễ dẫn đến những tình trạng tiêu cực cho sức khỏe của trẻ.

Vinh An

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Malnutrition https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/malnutrition Truy cập ngày 5/10/2021

2. Malnutrition

https://data.unicef.org/topic/nutrition/malnutrition/

Truy cập ngày 5/10/2021

3. 4 Causes of Malnutrition in Children

https://www.savethechildren.org/us/charity-stories/what-is-malnutrition-in-children Truy cập ngày 5/10/2021

4. Definition and measurement of child malnutrition

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11862608/ Truy cập ngày 5/10/2021 5. The 6 Things You Need to Know About Childhood Hunger This Back https://www.wfpusa.org/articles/what-you-need-to-know-about-child-malnutrition/ Truy cập ngày 5/10/2021 6. Malnutrition https://www.nhs.uk/conditions/malnutrition/symptoms/ Truy cập ngày 5/10/2021 7. Malnutrition in children https://www.malteser-international.org/en/about-us/what-we-do/food-and-nutrition/malnutrition-in-children.html Truy cập ngày 5/10/2021
x