Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ăn đậu phụ có tốt không? Đậu hũ (đậu phụ) có hàm lượng protein cao và chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần. Hơn nữa, đậu hũ lại mềm dễ ăn, dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng nên rất thích hợp để cho vào thực đơn của bé. Nếu chưa biết cách nấu cháo đậu hũ non cho bé, mẹ có thể tham khảo những gợi ý dưới đây nhé.
Khi học cách nấu cháo đậu hũ non cho bé hay cháo đậu phụ cho bé, mẹ có thể căn cứ vào bảng thành phần dinh dưỡng sau để tính toán, cân đối khẩu phần ăn của con.
Trong 100g đậu hũ chứa:
(*) RDI: Reference daily intake – Lượng tiêu thụ khuyến nghị hàng ngày
Học cách nấu cháo đậu hũ non cho bé, mẹ nên biết tại sao đậu hũ tốt cho bé.
Đó là do đậu hũ chứa các chất dinh dưỡng sau:
Đậu phụ chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu nên là một trong những thực phẩm chứa protein chất lượng cao (protein hoàn chỉnh). Đây là loại protein rất có ích cho sự tăng trưởng và phát triển của bé.
Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị trẻ từ 1-3 tuổi nên có hai nguồn protein trong khẩu phần ăn. Vì vậy, bên cạnh thịt, cá, mẹ có thể cho bé ăn thêm đậu hũ ít nhất 2 lần/tuần. Mê đừng quên điều này khi học cách nấu cháo đậu hũ non cho bé nhé.
Đậu phụ chứa chất béo lành mạnh axit béo omega-3 gồm axit béo alpha-linoleic (AL) và alpha-linolenic (ALA). Cả hai thành phần này đều rất quan trọng cho sự phát triển của con, giúp làm giảm tỷ lệ bệnh tim và bệnh viêm mạch máu ở trẻ.
Đậu phụ chứa các hợp chất chống oxy hóa như carotenoid, vitamin C, E, phenolic và thiols. Những hợp chất này giúp giảm thiểu tác hại của các gốc tự do, ngừa ung thư, tăng sức đề kháng.
Một loạt các hợp chất hoạt tính sinh học, chẳng hạn như saponin, chất ức chế protease, axit phytic và isoflavone giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch, sức khỏe của xương và cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể.
Nghiên cứu khoa học cho thấy isoflavone trong đậu nành làm giảm sự mất xương, cải thiện trí nhớ và chức năng não, đồng thời ngừa lão hóa da (cho người trưởng thành).
Theo chuyên gia dinh dưỡng, bé từ 8 tháng tuổi đã có thể ăn đậu hũ. Với trẻ nhỏ hơn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn bổ sung đậu hũ non cho bé ăn dặm. Vì đậu hũ tuy dễ tiêu nhưng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa với trẻ nhỏ dưới 8 tháng.
Theo đó, khi học cách nấu cháo đậu hũ non cho bé, mẹ cũng nên hiểu rõ bé mấy tháng ăn được đậu hũ nhé.
Chuẩn bị
Thực hiện
– Hành lá rửa sạch, phần đầu hành băm nhuyễn, phần lá xắt nhuyễn.
– Đậu hũ non nghiền nhuyễn hoặc xắt hạt lựu.
– Phi thơm đầu hành, cho đậu hũ non vào xào thơm rồi đổ cháo vào.
– Khi cháo sôi, đập trứng gà vào, khuấy đều. Trứng chín thì thêm hành lá xắt nhuyễn rồi nêm nếm phù hợp với tuổi của bé. Tắt bếp.
– Múc cháo ra tô và thêm dầu ăn dặm (lượng dầu tùy theo độ tuổi của bé).
Chuẩn bị
Thực hiện
– Tỏi lột vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
– Đậu hũ non nghiền nhuyễn hoặc xắt hạt lựu.
– Cải bó xôi rửa sạch, thái nhuyễn.
– Thịt bò rửa sạch băm nhuyễn.
– Phi thơm tỏi, cho thịt bò vào xào thơm. Sau đó, thêm đậu hũ non vào xào chung cho nóng rồi đổ cháo vào.
– Cháo sôi, cho cải bó xôi vào. Khi cháo sôi lại thì nêm nếm tắt bếp.
– Mẹ múc cháo ra tô, thêm dầu ăn dặm (lượng dầu tùy theo độ tuổi của bé).
Lưu ý: Để phong phú thực đơn cho bé, mẹ có thể thay thịt bò bằng thịt heo, gà. Ngoài ra, mẹ có thể thay bó xôi bằng nấm hương, cà rốt, cà chua, rau ngót, rau chùm ngây, bông cải, bí đỏ, bí xanh…
Cách nấu cháo đậu hũ non cho bé khá đơn giản, quan trọng là mẹ nên biết những ảnh hưởng không tốt của đậu hũ với sức khỏe bé để tìm cách khắc phục.
– Đậu phụ chứa một lượng nhỏ chất kháng dinh dưỡng như phytates và chất ức chế trypsin. Phytates cản trở sự hấp thụ khoáng chất, chẳng hạn như canxi, kẽm, sắt. Trong khi đó, chất ức chế trypsin ngăn chặn trypsin, một loại enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hóa protein. Song những tác hại này chỉ giới hạn trong bữa ăn, không gây ảnh hưởng kéo dài. Nếu chế độ ăn của bé luôn đảm bảo dinh dưỡng thì đây không phải là điều đáng lo.
Mặt khác, quá trình ngâm, nấu, lên men hoặc nảy mầm đậu nành có thể làm giảm hoặc vô hiệu hóa các chất kháng dinh dưỡng này.
– Nếu con bị dị ứng với đậu nành thì mẹ nên tập cho con ăn dần từng ít một. Nếu mẹ thấy con xuất hiện các dấu hiệu như nôn mửa, thở khò khè, sưng tấy quanh miệng, phát ban… thì nên loại bỏ tất cả các sản phẩm từ đậu nành ra khỏi chế độ ăn của bé.
– Trẻ mắc bệnh tự miễn chỉ nên ăn đậu hũ với lượng rất ít.
Từ hai cách nấu cháo đậu hũ non cho bé trên đây, với sự sáng tạo và tình yêu thương, mẹ hoàn toàn có thể biến tấu thêm nhiều món cháo đậu hũ khác thơm ngon cho bé.
Hương Lê
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.