Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: undefined
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/03/2017

Cách xoa nắn đầu cho trẻ sơ sinh bị méo đúng cách

Cách xoa nắn đầu cho trẻ sơ sinh bị méo đúng cách
Cách xoa nắn đầu cho trẻ sơ sinh bị méo đúng cách

Nguyên nhân trẻ bị bẹp đầu

Nguyên nhân khiến đầu bé bị méo mó là do hộp sọ của trẻ sơ sinh còn rất mềm, việc trẻ nằm quá lâu ở một tư thế sẽ làm ảnh hưởng đến hình dạng đầu. Một nguyên nhân khác khiến đầu bé bị méo mó là do đầu của bé bị nghiêng sang một bên trong bụng mẹ hay bé bị chấn thương trước hoặc trong quá trình sinh.

Trẻ nằm ngửa trong một thời gian dài, trọng lượng của đầu tì lên vùng xương phía sau gây ra bẹp đầu. Hay bé nằm nghiêng nhiều về một phía cũng làm cho đầu bé bị méo mó. Việc thiếu hụt canxi và vitamin D cũng là nguyên nhân khiến bé bị bẹp đầu.

Cách nắn đầu cho trẻ sơ sinh

Sau đây là cách khắc phục hiện tượng trẻ bị méo, bẹp đầu, các mẹ tham khảo nhé:

  • Cha mẹ nên điều chỉnh tư thế ngủ của trẻ sơ sinh một cách thường xuyên, bằng cách: xoay đầu bé sang bên phải ở giấc ngủ này và để đầu bé xoay bên trái ở giấc ngủ tiếp theo hoặc ngược lại.
  • Nếu bé nằm ngửa, cha mẹ nên xoay mặt bé qua phía đối diện.
  • Có thể đặt bé nằm sấp trong một lúc với sự giám sát của cha mẹ để cải thiện tình trạng bẹp đầu, tuy nhiên cha mẹ lưu ý hãy cẩn thận không cho bé nằm sấp quá lâu hoặc khi bé ngủ vì tư thế này có thể gây ra chứng đột tử ở trẻ sơ sinh khi ngủ.
  • Cha mẹ nên hạn chế đặt bé nằm võng hoặc ngồi trong xe đẩy trẻ em.
  • Cha mẹ có thể sử dụng đồ chơi hoặc dùng giọng nói để khuyến khích trẻ xoay mặt qua hai bên.
  • Cha mẹ lưu ý tuyệt đối không dùng tay xoa nắn đầu trẻ, việc massage sẽ không mang lại hiệu quả vì đây là sự biến dạng thuộc về cấu trúc xương của xương sọ.
  • Cách nắn đầu khắc phục trẻ sơ sinh bị méo, bẹp đầu trên đây chỉ có hiểu quả đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, còn đối với những trẻ lớn hơn thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ khoa phục hồi chức năng của bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương,.. Khi đó, các bác sĩ sẽ thăm khám cũng như có hướng điều trị thích hợp cho bé.

    Cách phòng tránh bẹp đầu ở trẻ sơ sinh

    Để phòng tránh tình trạng bẹp đầu ở trẻ sơ sinh, các mẹ cần lưu ý những điều sau:

    • Các mẹ lưu ý cần phải liên tục thay đổi tư thế ngủ của bé, cả ban ngày lẫn ban đêm. Các mẹ có thể dùng gối lõm dành cho bé sơ sinh để giữ đầu bé ở giữa, tránh nằm lệch về một bên, tuy nhiên các mẹ tuyệt đối không dùng dụng cụ định vị đầu bé, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở bé.
    • Trong khi bú, mẹ nên đổi bên thường xuyên, như vậy sẽ giúp làm giảm áp lực lên bầu ngực mà còn giúp hạn chế tình trạng bẹp đầu cho bé hiệu quả.
    • Tránh để bé ngồi trong ghế nôi, xe nôi hay địu lưng quá lâu, đặc biệt là khi trẻ có xu hướng ngả đầu về một bên khi ngồi.
    • Khi chơi, các mẹ có thể cho bé nằm sấp nhưng cần theo dõi trẻ, đề phòng những việc ngoài ý muốn xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
    • Nếu trẻ thường xuyên nghiêng về bên nào đó, thì mẹ có thể lấy khăn hay các vật dụng mềm chèn ngay dưới gối phía bên bé thường hướng đầu về, để bé buộc phải nghiêng về hướng khác, cách này giúp đầu bé luôn tròn.
    • Trong khoảng ba tháng đầu sau khi sinh, nếu bé bị bẹp đầu, thì mẹ nên kiên trì xoa nhẹ nhàng đầu bé hàng ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh làm ảnh hưởng đến não bộ của bé. ( sưu tầm )

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x