Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi thấy bé cưng có những dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ cần tăng cường sự quan sát đến trẻ. Vì đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu tò mò về mọi thứ xung quanh. Để mắt đến trẻ nhiều hơn sẽ hạn chế được những rủi ro ngoài ý muốn.
Và để không bỏ lỡ cột mốc đáng yêu này của bé cưng, cha mẹ hãy quan sát và lưu ý những dấu hiệu trẻ sắp biết đi từ bây giờ nhé!
Thoạt đầu của giai đoạn bé sắp biết đi một cách độc lập, bé sẽ phát ra những tín hiệu để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Tín hiệu nối tiếp tín hiệu, và nếu để ý cha mẹ sẽ thấy dấu hiệu bé sắp biết đi tương tự như sau:
Dễ thấy nhất trong những dấu hiệu trẻ sắp biết đi đó là trẻ cố gắng đứng dậy bằng mọi cách. Trẻ níu lấy chân của cha mẹ để làm điểm tựa. Trẻ bám vào đồ vật. Trẻ tìm điểm tựa vì cơ bắp trẻ còn non nên chưa đủ sức lực để nâng cơ thể khỏi mặt đất.
Thói quen muốn đứng dậy mỗi ngày sẽ giúp cho cơ bắp chân của trẻ phát triển tốt hơn. Và sau mỗi lần đứng lên thời gian đứng vững tăng dần, sẽ là điều kiện cho trẻ muốn bước đi một cách độc lập nhiều hơn.
Một dấu hiệu trẻ sắp biết đi tiếp theo nữa là, trẻ ham thích khám phá và tò mò về xung quanh. Dù chưa biết đi, nhưng trẻ sẽ tận dụng những khả năng hiện tại như bò, bám vào đồ vật để muốn khám được nhiều hơn.
Dấu hiệu này cho thấy trẻ rất hiếu động, là một điều đáng vui cho cha mẹ. Nhưng cha mẹ cũng nên lưu ý quan sát đến con nhiều hơn, để chắc chắn bé luôn được an toàn cha mẹ nhé!
Khi cơ bắp chân của trẻ phát triển hơn, trẻ sẽ bắt đầu tìm đồ vật nào đó mà có thể giúp bé bước đi. Thường thấy là, trẻ bám và tựa vào cạnh giường, tủ, bàn để chập chững bước. Phần việc của cha mẹ là tạo không gian và đảm bảo rằng khi trẻ tựa vào những đồ vật này, sẽ không làm rơi vỡ những đồ vật khác, để bé được tập đi một cách an toàn nhất nhé!
Khoảnh khắc mà trẻ có những bước đi đầu tiên chắc hẳn cha mẹ sẽ hạnh phúc vô cùng.
Dấu hiệu trẻ sắp biết đi là tìm điểm tựa và tự đứng lên
Khoảnh khắc tự hào là khi thấy bé cưng đứng dậy mà không cần điểm tựa nào cả. Mặc dù thời gian giữ thăng bằng trong những lần đầu là chưa lâu. Nhưng sẽ nhanh thôi. Những bước đi chập chững sẽ xuất hiện ngay sau giai đoạn này.
Có chút khác với những bé hiếu động, có những bé khi gần 1 tuổi sẽ phát đi tín hiệu quấy khóc, cùng với nhiều giấc ngủ ngắn. Cũng có thể là dấu hiệu trẻ sắp biết đi.
Điều này có thể giải thích như sau, biết đi là cột mốc nhảy vọt của bé, thế nên não bộ và cơ thể sẽ phải hoạt động năng suất hơn so với bình thường. Và có thể khiến bé không thoải mái. Nhưng khi trẻ học được cách giữ thăng bằng và bước đi, thì niềm vui và hiếu động sẽ trở lại ngay.
Theo tổ chức Y tế Thế giới, có 6 mốc vận động để đánh giá sự phát triển vận động bình thường của trẻ bao gồm:
Nếu sau mốc thời gian kể trên bé vẫn chưa vận động đạt chuẩn thì gọi là chậm vận động theo tuổi, cha mẹ có thể hỏi tham vấn ý kiến bác sĩ nhé.
>>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi
Nhận thấy dấu hiệu trẻ sắp biết đi, cha mẹ hãy tạo thêm điều kiện cho con nhé!
Việc bé cưng tìm điểm tựa; níu lấy chân cha mẹ; bám vào đồ vật hay cả quấy khóc và ngủ nhiều; tựu chung đều thuộc dấu hiệu bé sắp biết đi. Và câu hỏi bé mấy tháng biết đi, câu trả lời chính là giai đoạn gần cột mốc 12 tháng tuổi; có thể sớm hoặc muộn hơn.
Sau đây là một số mẹo cha me có thể áp dụng:
Cuối cùng, cha mẹ biết rằng mỗi trẻ em đều có tốc độ và khả năng phát triển riêng biệt. Việc bé mấy tháng biết đi hay trẻ con mấy tháng biết đi biết nói; đôi khi sẽ tạo áp lực cho cha mẹ. Chính vì thế; không nên đặt mục tiêu quá sớm; thay vào đó hãy tạo điều kiện và động viên con mình nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
(1) When Do Babies Start Walking?
https://health.clevelandclinic.org/when-do-babies-start-walking/
Truy cập ngày 05/06/2022
(2) From Baby’s First Steps to Walking on Their Own
https://pathways.org/baby-walking-on-their-own/
Truy cập ngày 05/06/2022
(3) Take a Stand! How to Help Baby Stand on Their Own
https://pathways.org/help-baby-stand-on-their-own/
Truy cập ngày 05/06/2022
(4) Learning to walk
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/learning-to-walk
Truy cập ngày 05/06/2022
(5) Helping Your Baby to Walk
https://kidsclinic.sg/pd-guides/health-topics/walking/
Truy cập ngày 05/06/2022