Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 07/07/2022

Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách điều trị

Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách điều trị
Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp khiến không ít bạn trẻ cảm thấy thiếu tự tin mỗi khi ra ngoài.

Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì thường xảy ra ở độ tuổi từ 10 đến 15 tuổi. Tình trạng này còn nặng hơn với một số loại da tăng tiết bã nhờn. Mụn trứng cá tuổi dậy thì thường kéo dài bao lâu? Có thể là từ 5 đến 10 năm, tình trạng bắt đầu thuyên giảm và biến mất ở đầu độ tuổi 20.

Độ tuổi dậy thì ở cả hai giới thường kéo dài như sau:

Tại sao ở tuổi dậy thì lại gặp hiện tượng có mụn trứng cá? Và chúng có thật sự tự hết theo thời gian không? Nội dung giải đáp cho bạn ngay bên dưới bài viết.

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là như thế nào? Về lý thuyết, khi bước vào tuổi dậy thì; một loại hormone giới tính là Androgen sẽ bắt đầu tiết ra nhiều hơn. Đến một mức nhiều hơn cần thiết; chúng bắt đầu thúc đẩy tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Chính vì nhiều bã nhờn hơn; đã khiến lỗ chân lông bị tắc và vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn Propionibacterium Acnes phát triển và gây mụn.

Quá trình này chính xác được gọi là “hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì”.

Vậy tại sao tuổi dậy thì lại có mụn trứng cá? Thông thường, do sự thay đổi nội tiết tố hoặc khi dùng thuốc tránh thai, rối loạn kinh nguyệt và việc mang thai cũng có thể gây ra mụn trứng cá.

Các tác nhân gây ra mụn trứng cá khác có thể bao gồm như:

  • Sử dụng kem dưỡng, thuốc nhuộm tóc, dầu dưỡng,…
  • Quần áo tiếp xúc trực tiếp với da cũng làm tình trạng mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn; đặc biệt là đối với mụn lưng và ngực.
  • Đổ nhiều mồ hôi trong quá trình tập thể dục; thời tiết nóng ẩm cùng với stress có thể khiến làn da thanh thiếu niên sản sinh nhiều dầu hơn.
  • Nếu cha mẹ của thanh thiếu niên từng bị mụn trứng cá; khả năng cao trẻ dậy thì cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.

2. Các triệu chứng của mụn trứng cá

các triệu chứng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Các triệu chứng của mụn trứng cá ở tuổi dậy thì sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Mẹ có thể nhận thấy những dấu hiệu trên các vùng da của con có nhiều tuyến dầu như mặt, cổ, ngực, lưng và vai.

Những triệu chứng của hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì bao gồm:

  • Xuất hiện mụn mủ hoặc mụn u trên da.
  • Da nổi các nốt sần.
  • Da bị tắc lỗ chân lông, gây mụn nhọt, mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
  • Mụn trứng cá ở dạng nhẹ nhất sẽ gây ra mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen. Đây cũng là là hai loại mụn dễ điều trị nhất.

Với mụn trứng cá nặng hơn, bạn có thể cần thuốc kê theo toa để giảm viêm, nhiễm khuẩn, sưng đỏ và mủ.

3. Mụn trứng cá tuổi dậy thì có tự hết không và kéo dài bao lâu?

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì CÓ tự hết. Hầu hết các loại mụn phổ biến kể cả hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì cũng sẽ hết; nhưng cần thời gian. Một số tình trạng mụn thông thường sẽ tự lành sau 3 – 7 ngày; và trường hợp mụn bọc hoặc nặng hơn thì cần đến vài tuần để phục hồi. Bệnh viện MayoClinic khuyến khích người bị mụn nên gặp bác sĩ để điều trị sớm để có một làn da khỏe mạnh.

4. Điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì như thế nào?

4.1 Dùng thuốc theo toa

Thuốc thoa để trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì có thể ở dạng gel hoặc kem. Cách dùng thông thường là thoa một lớp lông mỏng trên da vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.

Các loại thuốc thoa trị mụn không kê đơn thường chứa Axit Salicylic hoặc Benzoyl Peroxide. Những chất này có khả năng chống viêm; đồng thời làm giảm lượng dầu thừa trên da. Những tác dụng này sẽ giúp bạn điều trị các nốt mụn hiện có và ngăn ngừa tình trạng mụn tái phát.

4.2 Dùng thuốc chuyên trị hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Dùng thuốc chuyên trị hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Thuốc uống nên được sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ. Ba loại thuốc thường được dùng để điều trị mụn trứng cá bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Bác sĩ có thể kê toa cho trẻ dậy thì dùng thuốc kháng sinh hàng ngày; chẳng hạn như Tetracycline. Loại thuốc này có thể giúp chống lại vi khuẩn và nhiễm trùng từ trong ra ngoài. Thuốc kháng sinh cũng thường được kết hợp với các loại thuốc thoa để tăng hiệu quả điều trị.
  • Thuốc tránh thai: Việc điều chỉnh nồng độ hormone có thể giúp cải thiện mụn trứng cá cho một số phụ nữ (chống chỉ định với phụ nữ mang thai).
  • Isotretinoin: Isotretinoin là một loại thuốc mạnh trong nhóm Retinoid. Nó có tác dụng làm giảm kích thước của các tuyến dầu để giảm lượng dầu trên da. Và thường dùng cho trường hợp bị mụn trứng cá nặng.
  • 4.3 Trị mụn theo liệu trình

    Với tình trạng mụn trứng cá nặng; bác sĩ có thể tư vấn cho thanh thiếu niên dậy thì thực hiện các liệu trình như tiêm steroid, liệu pháp laser hoặc bào da vi phẫu.

    4.4 Rửa mặt hai lần mỗi ngày

    hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì
    Rửa mặt nhẹ nhàng là cách điều trị và làm giảm hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì đó các bạn

    Khi rửa mặt, mẹ nhắc con lưu ý không chà quá mạnh vào da mặt. Trẻ dậy thì nên dùng thêm sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm. Nếu có chơi thể thao, con cần rửa mặt ngay sau đó.

    >>> Cha mẹ nên đọc thêm: Con gái tuổi dậy thì thích gì, bạn biết ngay để giúp con tránh cú sốc đầu đời!

    4.5 Dùng sản phẩm dưỡng ẩm không chứa dầu

    Một số trẻ sợ rằng việc dưỡng ẩm hoặc thoa bất cứ thuốc nào lên da sẽ làm mụn trứng cá trên da mặt thêm nghiêm trọng. Nhưng trên thực tế, việc dưỡng ẩm sẽ cho da biết là không cần tiết thêm bã nhờn để làm ẩm da. Ưu tiên chọn kem dưỡng ẩm có chứa Axit Hyaluronic.

    4.6 Sử dụng mỹ phẩm có chứa Benzoyl peroxide hoặc Salicylic

    Sử dụng mỹ phẩm có chứa Benzoyl peroxide hoặc Salicylic

    Hai hợp chất này có khả năng giảm tiết bã nhờn và chống vi khuẩn gây mụn phát triển. Bên cạnh đó, để phát huy tối đa công dụng trẻ cần sử dụng cùng với kem dưỡng ẩm; vì hai hợp chất này có thể khiến da con bị khô khi sử dụng. Nhưng kết quả sẽ đến sau 4 – 6 tuần, mẹ giúp con hiểu rằng trẻ cần kiên trì sử dụng và theo dõi da thường xuyên.

    >>> Mẹ tham khảo ngay: Mỹ phẩm cho tuổi dậy thì, chọn sao để bảo vệ da mặt?

    4.7 Thay drap giường thường xuyên

    Drap giường và áo gối là nơi thấm hút bã nhờn và mồ hôi của chúng ta. Nếu con không muốn da mặt của mình hấp thụ ngược lại chất này thì mẹ dặn trẻ thay chúng thường xuyên từ 1 – 2 lần/tuần.

    4.8 Nhớ uống đủ nước

    Uống đủ nước
    Uống đủ nước sẽ làm thuyên giảm hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

    Đơn giản nhưng hiệu quả. Uống nước lọc mặc dù không giúp trẻ hết mụn ngay lập tức. Nhưng uống nước lọc chính là cách để làm giảm lượng đường trong máu; là nguyên nhân liên quan đến hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Thậm chí, nước còn giúp con giữ ẩm cho da để da giảm tiết bã nhờn và hoàn toàn tự nhiên và ít tốn kém.

    >>> Mẹ có thể đọc thêm: 3 cách làm ngực to ở tuổi dậy thì, mẹ cập nhật ngay cho con gái nhé!

    5. Cách ngăn ngừa hiện tượng mụn trứng cá tuổi dậy thì

    Theo các chuyên gia, để ngăn ngừa mụn trứng cá ở tuổi dậy thì, bạn nên:

    • Rửa mặt hai lần một ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm.
    • Sử dụng mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên.
    • Không chạm vào hoặc cố gắng nặn mụn.
    • Tránh để da tiếp xúc với các bề mặt bám bụi bẩn, kể cả khẩu trang vải, khăn choàng, áo,…
    • Giữ sạch tóc và tránh để tóc bết tiếp xúc với da.
    • Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời.
    • Nếu bạn cạo lông mặt, hãy dùng nước ấm để làm mềm lông và dùng dao cạo sạch, sắc.
    • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng.
    • Hạn chế trang điểm.

    >> Mẹ có thể xem thêm: Lần đầu có kinh nguyệt nên làm gì? Những lưu ý quan trọng

    Để làm thuyên giảm hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì; bạn cần dành nhiều thời gian chăm sóc da cũng như có chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, khi có dấu hiệu bất thường trên da, bạn hãy đến gặp các bác sĩ tư vấn để kịp thời điều trị nhé! Hy vọng nội dung trên đã giải thích phần nào về nguyên nhân và hiện tượng gây mụn trứng cá ở tuổi dậy thì.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. 5 Natural Treatments for Teen Acne
    https://handandstone.ca/5-natural-treatments-teen-acne/
    Ngày truy cập: 07/07/2022

    2. What Can I Do About Acne?
    https://kidshealth.org/en/teens/prevent-acne.html
    Ngày truy cập: 07/07/2022

    3.7 Powerful Home Remedies For Acne!
    https://pharmeasy.in/blog/7-powerful-home-remedies-for-acne/
    Ngày truy cập: 07/07/2022

    4. Pimples
    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22468-pimples
    Ngày truy cập: 07/07/2022

    5. Can drinking water improve your acne
    https://www.theharleystreetdermatologyclinic.co.uk/acne/drinking-water-improve-acne/
    Ngày truy cập: 07/07/2022

    6.Prevent, Treat and Overcome Teenage Acne
    https://www.chla.org/blog/rn-remedies/prevent-treat-and-overcome-teenage-acne
    Ngày truy cập: 07/07/2022

    7. 13 tips for managing teen acne
    https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/tips-for-managing-teen-acne
    Ngày truy cập: 07/07/2022

    8. 5 WAYS TO HELP YOUR TEENAGER SURVIVE ACNE
    https://www.aad.org/public/diseases/acne/acne-teenage-five-ways-to-help
    Ngày truy cập: 07/07/2022

    x