Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 22/04/2024

Lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi chuẩn khoa học giúp mẹ chăm con nhàn tênh

TÀI TRỢ BỞI:

Lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi chuẩn khoa học giúp mẹ chăm con nhàn tênh
Việc lập lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi chuẩn khoa học sẽ tạo được thói quen tốt cho con. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể nuôi con nhàn tênh.

Để hiểu rõ hơn vì sao cần lên lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi và cách lên lịch sinh hoạt khoa học cho con, mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

1. Vì sao lên lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi là quan trọng?

Bé được 1 tuổi là mốc thời gian có nhiều sự thay đổi hơn so với trước; vì vậy cha mẹ cũng vất vả hơn khi chăm sóc con. Giải pháp cho cha mẹ trong thời điểm này đó là lên lịch sinh hoạt bé 1 tuổi để mang lại cho con một số tác dụng dưới đây:

  • Giúp trẻ ngủ đúng giờ, đúng thời điểm. Từ đó bé 1 tuổi sẽ ngủ ngon hơn, có sức khỏe tốt và phát triển một cách hợp lý.
  • Giúp trẻ ăn ngon hơn, không còn biếng ăn hay chán ăn. Việc thiết lập giờ giấc hoạt động rõ ràng, giúp đồng hồ sinh học của trẻ ổn định, hạn chế việc đòi chơi, đòi ngủ trong giờ ăn.
  • Cha mẹ cân bằng được thời gian chăm con và dành cho bản thân. Nhờ vậy ở cả hai phía mẹ và con đều được thoải mái tâm lý. Mẹ sẽ bớt cáu gắt, nạt nộ… còn bé sẽ bớt quấy khóc.
  • Tạo cho trẻ thói quen kỷ luật, sau này lớn lên dễ dàng tự lập. Bởi từ nhỏ đã quen sống theo lịch sinh hoạt, lớn bé sẽ tự biết thiết lập thời gian biểu cho mình mà không chờ bố mẹ phải nhắc.
Vì sao lên lịch sinh hoạt bé 1 tuổi là quan trọng?
Vì sao lên lịch sinh hoạt bé 1 tuổi là quan trọng?

>> Mẹ xem thêm: Trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu tiếng một ngày thì tốt cho sức khỏe?

2. Nhu cầu hàng ngày của trẻ 1 tuổi

Mẹ biết được nhu cầu hàng ngày của trẻ 1 tuổi sẽ dễ dàng lên được lịch sinh hoạt cho bé.

2.1. Lượng sữa

Sau khi trẻ tròn 1 tuổi, bé không chỉ cần uống sữa mà còn cần một chế độ ăn uống đa dạng các thực phẩm khác, nên lượng sữa có thể gia giảm so với khi trẻ 0-6 tháng tuổi (cần uống sữa mẹ hoàn toàn).

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ từ 1 tuổi trở đi có thể uống khoảng 470-710ml sữa mẹ chia làm 2-3 lần trong ngày. Nếu con uống sữa công thức, sữa tươi hay sữa bột, thì lượng sữa nằm trong khoảng 350-400ml sữa/1 ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là lượng sữa tham khảo và không hoàn toàn phù hợp với tất cả các bé. Tùy theo lượng thức ăn mà trẻ ăn trong ngày; mẹ có thể gia giảm lượng sữa cho bé 1 tuổi.

Nếu có lo ngại về lượng sữa cần cung cấp cho con trong ngày, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trẻ 1 tuổi mấy tiếng ăn 1 lần? Trẻ 1 tuổi nên ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ mỗi ngày, cách nhau khoảng 3-4 tiếng. Tuy nhiên, thời gian cụ thể giữa các bữa ăn có thể thay đổi tùy theo nhu cầu và sở thích của từng bé. Khi kết hợp sữa trong chế độ ăn của con thì mẹ có thể xem sữa như là 1 bữa phụ, nên bổ sung cho con sau khi con ăn sáng 30 phút hoặc trước khi ngủ 2 tiếng vào buổi tối.

2.2. Giấc ngủ

Trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Trẻ 1 tuổi cần ngủ khoảng 10-13 tiếng mỗi ngày, trong đó có 1-2 giấc ngủ trưa. Tuy nhiên, nhiều bé có thể giảm xuống chỉ còn một giấc ngủ trưa. Vào buổi tối, bé sẽ bắt đầu ngủ từ 19h00 – 21h00 và thức dậy từ khoảng 6h00 – 8h00 hôm sau.

2.3. Vận động

Vận động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ 1 tuổi, đặc biệt là sự phát triển vận động thô và vận động tinh. Vận động thô giúp bé phát triển các kỹ năng như đi, đứng, chạy, nhảy, leo trèo, ném bóng… Vận động tinh giúp bé phát triển các kỹ năng như cầm nắm, bốc nhặt, vẽ tranh, xây tháp, nặn đất sét, lắp ráp, chơi đồ hàng…

lịch sinh hoạt bé 1 tuổi
Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi phải phù hợp với nhu cầu hàng ngày của trẻ

>> Mẹ xem thêm: Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Các cột mốc quan trọng

3. Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi cho cha mẹ tham khảo

Sự tiếp thu của trẻ 1 tuổi được tăng cường. Bé bắt đầu hiểu lời người lớn nói, cũng như làm một vài động tác theo sự chỉ dẫn của cha mẹ. Lúc này, thính giác của bé cũng nhạy hơn, do đó cha mẹ sẽ thấy con mình trở nên biết lắng nghe kỹ càng. Vậy nên đây là thời điểm hợp lý mà bố mẹ nên lập lịch sinh hoạt bé 1 tuổi để trẻ “vào nếp”.

3.1 Đối với bé bú sữa mẹ

  • 7g00: Bé thức dậy, thay tã và được bú mẹ trong 10 – 15 phút.
  • 7g30: Đọc sách cho bé nghe.
  • 8g00: Bé tự chơi các đồ chơi trên ghế ăn dặm và chờ mẹ chuẩn bị bữa sáng.
  • 8g15: Cho bé ăn sáng với các món như mì, cháo, súp,… Mẹ cần chú ý cho bé ngồi ăn nghiêm túc, ăn tối đa trong 30 phút.
  • 8g45: Sau khi ăn no, mẹ có thể cho bé nghe nhạc, chơi xếp hình, xem tranh.
  • 9g30: Nếu bé cảm thấy mệt mỏi không muốn chơi nữa, mẹ có thể cho bé ngủ giấc ngắn vào buổi sáng. Nếu bé không muốn ngủ, mẹ có thể bỏ qua phần này trong lịch sinh hoạt bé 1 tuổi.
  • 11g00: Thay tã cho bé.
  • 11g15: Cho bé ăn bữa trưa. Bữa trưa cần đảm bảo có đầy đủ dưỡng chất để bé mau tăng cân.
  • 11g45: Đọc sách hoặc tập vẽ cùng bé.
  • 12g30: Cho bé bú mẹ, sau khi bú xong bé sẽ chợp mắt.
  • 14g30: Bé thức dậy và được ăn bữa phụ chiều. Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua, bánh, trái cây hoặc ngũ cốc.
  • 15g00: Mẹ cho bé ra ngoài chơi.
  • 17g00: Mẹ tắm rửa sạch sẽ cho bé, có thể kết hợp massage nhẹ nhàng để bé có giấc ngủ sâu vào buổi tối.
  • 18g00: Bé ăn tối.
  • 19g00: Trước khi đi ngủ, mẹ nên chơi đùa cùng bé bằng những đồ chơi xếp hình trí tuệ hoặc kể chuyện, hát ru cho bé nghe.
  • 20g00: Giờ ngủ của bé. Bé có thể ngủ suốt đêm hoặc thức dậy vài lần. Vì vậy mẹ phải cho bé bú để bé ngủ lại.
Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi bú sữa mẹ
Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi bú sữa mẹ

3.2 Đối với bé bú sữa công thức

  • 6g45: Bé thức dậy và nằm chơi trên nôi hoặc giường.
  • 7g30: Mẹ chuẩn bị một bình sữa và cho bé bú.
  • 8g00: Đọc sách cho bé nghe và chơi cùng bé.
  • 10g00: Cho bé ăn nhẹ buổi sáng.
  • 10g30: Sau khi ăn xong, mẹ cho bé tự chơi các trò chơi như xếp hình, vẽ tranh.
  • 12g00: Cho bé ăn trưa, sau khi bé ăn xong thì vệ sinh và thay tã.
  • 12g30: Giờ ngủ trưa của bé.
  • 14g30: Bé thức dậy và ăn nhẹ buổi chiều.
  • 15g00: Cho bé tự chơi hoặc cùng ba mẹ đi dạo ngoài trời.
  • 17g00: Sau ngày dài hoạt động, mẹ tắm cho bé để loại bỏ hết bụi bẩn.
  • 18g00: Cho bé ăn tối.
  • 19g00: Kể chuyện, hát ru cho bé nghe giúp bé dễ đi vào giấc ngủ.
  • 20g15: Giờ đi ngủ của bé.

Dưới đây là lịch sinh hoạt và lịch ăn cho bé 1 tuổi làm mẫu mà cha mẹ có thể áp dụng:

Bảng thời gian lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi
Bảng thời gian lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi

>> Mẹ xem thêm: Cách phạt trẻ 1 tuổi khoa học để con “răm rắp” nghe lời

4. Nguyên tắc khi áp dụng lịch sinh hoạt bé 1 tuổi mẹ cần biết

Để thực hiện lịch sinh hoạt bé 1 tuổi đảm bảo thành công, mẹ cần lưu ý:

  • Không thỏa hiệp khi trẻ cáu khóc, bởi trẻ em tuổi này sẽ học thói xấu rất nhanh: Nhiều bậc cha mẹ cứ thấy con khóc là cho con tự do làm gì thì làm. Vì vậy, trẻ tới lúc 3-4 tuổi đã bắt đầu không nghe lời, thường xuyên quấy khóc có chủ đích khi không vừa ý.
  • Nhẹ nhàng vỗ về, dỗ dành khi trẻ không nghe lời, tuyệt đối không nên sử dụng bạo lực với trẻ.
  • Các mốc thời gian có thể xê dịch một chút, tùy theo công việc trong ngày hay tình trạng của bé. Không phải mẹ nào cũng rảnh rang để theo dõi con suốt ngày, cho nên bạn cần giữ sự linh hoạt trong thời gian biểu của bé 1 tuổi.
  • Không cho bé 1 tuổi sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại hoặc xem tivi. Đây là căn bệnh của hầu hết trẻ em hiện nay. Các thiết bị công nghệ ngoài làm ảnh hưởng tới mắt, còn ảnh hưởng tiêu cực tới nhận thức, tính cách của trẻ.
  • Cha mẹ cần trông coi bé cẩn thận để đảm bảo an toàn cho con. Điều này cũng giúp hạn chế bé bị ngã hay nuốt nhầm dị vật, bởi bé tuổi này thường tò mò với mọi thứ xung quanh và hay cầm nắm, cắn mọi thứ trong tầm tay.
nguyên tắc khi chăm sóc bé 1 tuổi
Lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi – Các nguyên tắc quan trọng

Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi là một yếu tố quan trọng, giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy trẻ. Tuy vậy, việc áp dụng lịch này vào từng gia đình là không giống nhau. MarryBaby khuyên cha mẹ nên có những điều chỉnh thích hợp đối với thời gian biểu của bé 1 tuổi, làm sao để cả bố mẹ và bé đều có nhiều thời gian hạnh phúc, thoải mái nhất nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Parenting tips for the first two years of life
https://www.unicef.org/parenting/child-development/baby-tips
Ngày truy cập: 19/4/2023

2. The Growing Child: 1-Year-Olds
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=the-growing-child-1-year-olds-90-P02260
Ngày truy cập: 19/4/2023

3. Your Child’s Checkup: 1 Year (12 Months)
https://kidshealth.org/en/parents/checkup-1-yr.html
Ngày truy cập: 19/4/2023

4. Safety for Your Child: 1 to 2 Years
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/toddler/Pages/Safety-for-Your-Child-1-to-2-Years.aspx
Ngày truy cập: 19/4/2023

5. Stages of Play From 12–24 Months: Young Toddlers Are Problem Solvers
https://www.zerotothree.org/resources/314-stages-of-play-from-12-24-months-young-toddlers-are-problem-solvers
Ngày truy cập: 19/4/2023

x