Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/08/2021

Bảo vệ da bé khỏi những vết mụn nhọt

Bảo vệ da bé khỏi những vết mụn nhọt
Khi khuẩn tụ cầu làm nhiễm trùng da, cơ thể bé sẽ đáp trả lại bằng cách cử “đội quân” máu trắng đến chiến đấu, chống lại chúng. Vi khuẩn chết, da và những chiến sĩ máu trắng đã “hy sinh” sẽ được gom lại quanh vùng da bị tổn thương và mủ được tạo thành

Bé bị mụn nhọt phải làm sao? Nếu phát hiện những dấu hiệu sớm khi bé bị lên nhọt, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các cách trị mụn nhọt tại nhà. Có rất nhiều thành phần đa dạng giúp bé thoát khỏi sự khó chịu, đau đớn và đẩy nhanh quá trình chữa lành bệnh.

Mụn nhọt là gì?

Muốn biết bé bị mụn nhọt phải làm sao, bạn cần tìm hiểu về loại mụn này. Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông do vi khuẩn tấn công.

Khi mới xuất hiện, nhọt thường chỉ là một nốt nhỏ trên da sau đó sưng viêm đỏ và lan rộng, thậm chí có thể bị sưng tấy và lớn dần sau vài ngày, gây đau đớn và khó chịu. Chỉ với một cái nhọt cũng có thể gây đau, kèm theo tình trạng viêm và sốt.

bé bị mụn nhọt phải làm sao
Khi bị mụn nhọt, trẻ thường muốn gãi ngứa liên tục

Tình trạng này xảy ra là do nang lông đã bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn, vi khuẩn này thường được gọi là tụ cầu khuẩn. Loại vi khuẩn này thường ký sinh trên da, trong mũi, miệng và thường không gây ra đau đớn hay tác hại gì.

Vì phần lớn da được bao bọc bởi các nang lông nhỏ nên bé có thể bị nổi mụn nhọt tại bất cứ chỗ nào trên cơ thể. Tuy nhiên, những mụn nhọt này thường thích “đóng quân” ở những nơi có nhiều lông tóc, mồ hôi hoặc những nơi thường xuyên bị ma sát.

Triệu chứng nổi mụn nhọt là gì?

Bé bị mụn nhọt phải làm sao? Khi bé bị mụn nhọn thì chỗ da vị nhiễm trùng sẽ sưng đỏ với kích cỡ bằng hạt đậu tây đỏ và nó sẽ làm bé đau nhức. Vài ngày sau đó, mụn nhọt sẽ sưng to và xuất hiện mủ màu vàng trắng.

Không có kích thước trung bình cho mụn nhọt nhưng có trường hợp nó sưng to bằng trái banh đánh golf. Để tránh gây ra biến chứng và để lại sẹo, mẹ nên hạn chế không để trẻ chạm hay dùng tay nặn mụn.

Một số chỗ phổ biến, dễ nổi mụn nhọt trên người bé là:

  • Cổ
  • Mặt
  • Đùi
  • Nách
  • Mông
  • Nếu da bé xuất hiện nhiều mụn nhọt chứa nhiều mủ và nhiều ngòi thì bé đã bị mắc bệnh hậu bối, một bệnh nhiễm trùng da gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu.

    Bé bị mụn nhọt phải làm sao?

    Thông thường, các trường hợp mụn nhọt sẽ tự khỏi và không gây ra biến chứng nào nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu xảy ra những trường hợp sau đây, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ:

    • Mụn nhọt ở trên mặt bé
    • Mụn tiếp tục sưng to sau hơn 2 tuần
    • Có những triệu chứng khác như sốt hay mệt mỏi, khó chịu
    • Sờ vào thấy xốp hay mềm
    • Tiến triển thành bệnh hậu bối
    • Bé vẫn tiếp tục mọc thêm mụn nhọt
    bé bị mụn nhọt phải làm sao
    Nếu tình trạng sưng mủ kéo dài, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ

    Cách cách trị mụn nhọt ở trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ như thế nào?

    Bé bị mụn nhọt phải làm sao? Cách trị mụn nhọt khá đơn giản. Mẹ chỉ cần lưu ý 1 số điều sau đây:

    • Đa số mụn nhọt sẽ tự khỏi và mẹ chỉ có thể tác động để tăng tốc quá trình bằng cách đặt một cái khăn ấm sạch lên trên mụn nhọt trong vài phút rồi lặp lại 3-4 lấn trong ngày.
    • Khi mụn nhọt bưng mủ, mẹ nên lau sạch và vệ sinh nó bằng chất khử trùng rồi băng nó lại bằng một miếng gạc vô trùng. Khi mụn nhọt bưng mủ, phải thật cận thận để vệ sinh sạch sẽ và tránh không cho nó dính sang những bộ phận khác của cơ thể bé. Để chặn đứng tình trạng lây lan của mụn nhọt, hãy năng thay băng thường xuyên cho bé và ném chúng đi ngay sau khi dùng xong.
    • Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào mụn nhọt, nhất là khi mụn nhọt bị vỡ ra. Cho bé dùng khăn lau mặt riêng, đồng thời thường xuyên giặt khăn lau măt, ra giường, khăn tắm ở nhiệt độ cao.
    • Nếu tình trạng mụn nhọt không có dấu hiệu cải thiện trong 2 tuần, mẹ nên đưa bé đi khám để có hướng điều trị thích hợp.
    • Trong trường hợp mụn nhọt kéo dài hay sưng to thì bé có thể đã bị viêm tế bào. Điều này là do tình trạng nhiễm trùng đã xâm nhập vào lớp da sâu hơn và bé sẽ cần dùng đến kháng sinh để điều trị.

    Cách phòng ngừa mụn nhọt hiệu quả

    Giữ vệ sinh tốt: Giặt giũ, tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn sẽ giúp bé tránh được mụn nhọt. Khi bé bị trầy xước hay đứt tay, nhanh chóng rửa tay cho bé đúng cách và luôn để mắt đến bé.

    Dinh dưỡng lành mạnh: Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cho hệ miễn dịch cuả bé mạnh khỏe hơn, đủ sức chống lại mấy “anh” khuẩn tụ cầu. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ nên cho trẻ bú ít nhất trong 6 tháng đầu đời để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

    bé bị mụn nhọt phải làm sao
    Tắm là thao tác cần thiết để giữ vệ sinh cho bé

    Như vậy mẹ đã có thể biết được bé bị mụn nhọt phải làm sao. Từ nguyên nhân cũng như cách trị mụn nhọt ở trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ an toàn ngay tại nhà, các mẹ nhớ có biện pháp phòng ngừa tích cực để không để bé xuất hiện các vết mụn nhọt khó chịu này nhé.

    Minh Trung

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo
    x