Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: undefined
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/05/2017

Mẹo hay cứu vãn tình trạng bẹp đầu ở trẻ sơ sinh

Mẹo hay cứu vãn tình trạng bẹp đầu ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị bẹp đầu hay méo đầu là hiện tượng rất dễ gặp phải ở trẻ sơ sinh, hiện tượng này không gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh nhưng lại gây mất thẫm mỹ cho bé sau này. Vậy mẹ phải làm sao khi đầu bé bị méo mó?

Các dạng đầu bẹp phổ biến ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến đầu bé méo mó

Hộp sọ của bé sơ sinh còn rất mềm, nên việc nằm quá lâu ở một tư thế sẽ làm ảnh hưởng đến hình dạng đầu. Ngoài ra, có thể do đầu của bé bị nghiêng sang một bên trong bụng mẹ hay bé bị chấn thương trước hoặc trong quá trình sinh.

Bé nằm ngửa trong một thời gian dài, trọng lượng của đầu tì lên vùng xương phía sau gây ra bẹp đầu. Bé nằm nghiêng nhiều về một phía cũng làm cho đầu bé bị méo mó.

Do bé hạn chế cử động cổ, còn gọi là chứng vẹo cổ khiến bé gặp khó khăn trong việc quay đầu. Bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị thích hợp.

Nhận biết bé bị méo đầu

Tình trạng bẹp đầu rất dễ nhận thấy, khi quan sát kỹ, mẹ sẽ thấy dầu bé bị mất cân đối, phần tai phía bên đầu cũng bị đưa hẳn về phía trước hoặc một bên đầu hơi phình ra.

Làm thế nào khi đầu bé bị bẹp ?

Tất cả mọi người đều có một phần đầu không cân xứng. Hầu hết đầu bé sẽ tự điều chỉnh lại phần bị lép khi bé được 6 tháng tuổi và bắt đầu tập ngồi.

Nhưng nếu như mẹ nhận thấy đầu bé đột nhiên bị lép thì mẹ phải đưa bé đi gặp bác sĩ để chắc chắn rằng không có chuyện gì xấu xảy ra.

Thường xuyên bế bé lúc thức giấc cũng sẽ làm giảm áp lực cho đầu bé.

Bổ sung thêm canxi và vitamin D, thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến bé bị bẹp đầu.

Qua giai đoạn sơ sinh, đầu bé sẽ trở nên cứng cáp hơn và mẹ cần có những biện pháp thích hợp để điểu chỉnh lại đầu bé. Nếu cần thiết, mẹ hãy đến gặp một bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc thẩm mỹ để giúp điều trị tình trạng này.

Phòng tránh bẹp đầu

Liên tục thay đổi tư thế ngủ của bé, cả ban ngày lẫn ban đêm và tuyệt đối không dùng dụng cụ định vị đầu bé, nếu không sẽ làm tăng nguy cơ đột tử ở bé. Tuy nhiên, mẹ có thể dùng gối lõm dành cho bé sơ sinh để giữ đầu bé ở giữa, tránh nằm lệch về một bên.

Trong lúc bú, mẹ nên đổi bên thường xuyên, như vậy không chỉ làm giảm áp lực lên bầu ngực mà còn hạn chế tình trạng bẹp đầu cho bé.

Tránh để bé ngồi trong ghế nôi, xe nôi hay địu lưng quá lâu, đặc biệt khi bé nhà bạn có xu hướng ngã đầu về một bên khi ngồi.

Trong lúc chơi, mẹ có thể cho bé nằm sấp nhưng cần cảnh giác cao độ, đề phòng những việc ngoài ý muốn xảy ra.

Nhẹ nhàng xoa đầu bé, để đầu bé được “đầy đặn”, nhưng cần chú ý tránh xoa quá mạnh, làm ảnh hưởng đến não bộ của bé.

Nếu bé thường xuyên nghiêng về bên nào đó mẹ có thể lấy khăn hay các vật dụng mềm chèn ngay dưới gối phía bên bé thường hướng đầu về, để bé buộc phải nghiêng về hướng khác, cách này giúp đầu bé luôn tròn.

Nếu trong khoảng ba tháng đầu sau khi sinh, bé bị bẹp đầu, mẹ nên kiên trì xoa nhẹ nhàng đầu bé hàng ngày hoặc có thể nhờ bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn những động tác “nắn đầu” đúng cách.

Conlatatca

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x