Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 16/10/2023

Giữ lại cuốn rốn trẻ sơ sinh để làm gì? Rốn trẻ sơ sinh rụng nên cất ở đâu?

Giữ lại cuốn rốn trẻ sơ sinh để làm gì? Rốn trẻ sơ sinh rụng nên cất ở đâu?
Ngoài gen di truyền, chế độ dinh dưỡng khi mang thai, cách nuôi dưỡng sau khi sinh thì mẹo dân gian giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh cũng được cho là giúp con thông minh, lớn lên khỏe mạnh.

Giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh để làm gì và rốn trẻ sơ sinh rụng nên cất ở đâu? Mời bạn cùng tìm hiểu các thông tin này nhé.

1. Cuống rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng nên làm gì?

Ở Việt Nam có quan niệm cho rằng giữ lại cuống rốn cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé thông minh, sáng dạ; và học giỏi hơn về sau này. Thật ra, ở Nhật cũng có tục lệ như vậy.

Khi cuống rốn của bé rụng thì nhiều mẹ đã treo lên bóng đèn hoặc cất cho vào hộp cất để làm kỷ niệm. Vậy có nên giữ lại cuống rốn cho trẻ không? Người ta tin rằng giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh sẽ giúp con dễ nuôi, lớn lên mạnh khỏe, xinh đẹp.

Nếu mẹ mong muốn đặt niềm tin vào quan niệm này; việc giữ lại cuống rốn cho trẻ cũng không mất mát gì. Và biết đâu bé khôn lớn, trưởng thành tốt hơn thì sao. Nội dung tiếp theo là mẹo dân gian để giữ lại cuống rốn cho bé mẹ cần nằm lòng.

2. Rốn trẻ sơ sinh rụng nên cất ở đâu?

Mẹo giữu lại cuống rốn cho trẻ sơ sinh
Giữ lại cuống rốn để làm gì? Rốn trẻ rụng nên cất ở đâu hay dây rốn rụng để đâu?

Những cách sau đây là mẹo giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh. Theo ông bà ta, giữ lại cuống rốn sẽ mang lại sức khỏe, trí tuệ cho bé. Cuống rốn con rụng đi thì phơi khô, cất giữ. Vậy cuống rốn của trẻ sơ sinh rụng nên cất ở đâu?

Theo mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn, có 3 cách bảo quản cuống rốn trẻ sơ sinh.

2.1 Cất cuống rốn trong chiếc lọ để đầu giường

Cách bảo quản rốn trẻ sơ sinh như thế nào? Khi cuống rốn rụng, đem phơi chỗ cao ráo (tránh chó gà tha mất) cho khô (tránh ẩm mốc, hư hỏng) rồi bỏ vào một chiếc lọ thủy tinh nhỏ, đậy kín nắp, cất tủ đầu giường.

2.2 Mẹo dân gian giữ lại cuống rốn của trẻ sơ sinh: Chôn cuống rốn trong vườn

Cách bảo quản rốn trẻ sơ sinh như thế nào? Rốn trẻ rụng nên cất ở đâu hay dây rốn rụng để đâu nữa? Mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn còn cho rằng việc chôn cuống rốn của bé cùng với nhau thai hoặc cuống rốn của các anh chị ruột khác trong vườn, bồn hoa sẽ giúp tình cảm anh chị em trong nhà thắm thiết, gắn bó.

2.3 Treo cuống rốn của bé lên bóng đèn bàn hoặc trước gương

Treo cuống rốn lên bóng đèn bao lâu? Điều này còn phụ thuộc vào loại bóng đèn bạn chọn là gì
Treo cuống rốn lên bóng đèn bao lâu? Điều này còn phụ thuộc vào loại bóng đèn bạn chọn là gì

Cuống rốn rụng treo ở đâu? Một trong những cách bảo quản cuống rốn trẻ sơ sinh với mong muốn trẻ thông minh, sáng dạ là treo cuống rốn của bé lên đèn bàn, treo rốn trẻ sơ sinh trước gương, hoặc về phía mặt trời mọc.

Nhiều mẹ thực hiện cách này thắc mắc: “Treo cuống rốn lên bóng đèn bao lâu?”. Dưới đây là câu trả lời cho mẹ.

Treo cuống rốn lên bóng đèn không có một khoảng thời gian cố định, bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Loại bóng đèn: Loại bóng đèn (đèn sợi đốt, đèn LED, đèn sợi thủy tinh, đèn compact fluorescent, vv) có thể yêu cầu thời gian treo cuống rốn khác nhau.
  • Chiều cao của bóng đèn: Chiều cao của bóng đèn trên trần cũng ảnh hưởng đến thời gian treo cuống rốn. Bóng đèn ở vị trí cao hơn sẽ đòi hỏi thời gian treo dài hơn.
  • Kích thước và loại cuống rốn: Cuống rốn có thể có kích thước và kiểu dáng khác nhau. Một số cuống rốn dễ dàng treo lên bóng đèn hơn so với các loại khác.
  • Kỹ năng và kinh nghiệm của người treo: Kỹ năng của người treo cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian treo cuống rốn. Người có kinh nghiệm thường làm nhanh hơn người mới học.

Vì vậy, không có một thời gian cụ thể mà bạn nên tuân theo khi treo cuống rốn lên bóng đèn. Thay vào đó, bạn nên cân nhắc các yếu tố trên và tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chuyên gia về an toàn điện để đảm bảo rằng việc treo cuống rốn làm an toàn và phù hợp.

3. Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi mẹ đã giữ lại cuống rốn

Trước khi giữ lại cuống rốn cho trẻ sơ sinh, mẹ cũng có thể vệ sinh chiếc bảo bối này của con bằng những cách sau:

  • Mẹ sát khuẩn tay trước khi vệ sinh rốn cho trẻ.
  • Tháo băng rốn (nếu có) và kiểm tra tổng quan rốn, nếu phát hiện bất thường như rốn sưng tấy, có mùi hôi thì cần nhờ bác sĩ tư vấn.
  • Dùng bông tiệt trùng thấm nước sôi để nguội nhẹ nhàng lau sạch vùng rốn theo trình tự từ chân rốn, thân cuống rốn rồi tới bề mặt cuống rốn.
  • Cách giữ cuống rốn của bé là dùng tăm bông thấm khô vùng cuống rốn rồi thay tăm bông khác để lau chân rốn.
  • Dùng cồn 70 độ sát trùng vùng da xung quanh rốn.Tiến hành băng rốn với miếng gạc mỏng (hoặc không băng cũng được).

>> Mẹ xem thêm: Dấu hiệu bé sắp rụng rốn và cách chăm sóc sau khi rụng rốn

4. Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn ngay sau khi sinh

Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn ngay sau khi sinh
Giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh để làm gì?

Trong khi một số mẹ áp dụng mẹo giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh thì nhiều năm trở lại đây, rất nhiều gia đình thực hiện lưu trữ tế bào gốc từ cuống rốn của bé dù chi phí khá đắt đỏ.

Các tế bào gốc từ máu cuống rốn có thể dùng để điều trị khoảng trên 80 loại bệnh khác nhau, trong đó có nhiều loại bệnh lý của hệ tạo máu, những bệnh lý rối loạn miễn dịch di truyền như: ung thư máu, u tủy, suy tủy, u lympho, Thalassemia (huyết tán), bệnh tiểu cầu, ly thượng bì

Mẹ chỉ cần đăng ký với bệnh viện trước khi sinh thì các bác sĩ sẽ thực hiện lấy máu cuống rốn sau khi chào đời. Chi phí bảo quản cụ thể là khoảng 25 triệu đồng/mẫu trong năm đầu tiên. Những năm sau đó, chi phí lưu trữ trung bình khoảng 2,5 triệu đồng/mẫu và việc lưu trữ sẽ kéo dài trong 18 năm.

>> Xem thêm: Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường và nhiễm trùng là như thế nào?

5. Điều không nên bỏ qua nếu muốn con thông minh

Khoa học không thể lý giải các mẹo dân gian, chẳng hạn như mẹo giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh. Nhưng nghiên cứu cho thấy trẻ thông minh; sáng dạ chủ yếu đến từ giấc ngủ chất lượng; thực đơn bổ dưỡng; các hoạt động giải trí như chơi game; đọc sách…

4.1 Cho bé ngủ đủ giấc

Muốn con thông minh, mẹ có thể giữ hay không giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh nhưng phải đảm bảo bé ngủ đủ giấc.

Bài tổng hợp các nghiên cứu về Giấc ngủ của trẻ sơ sinh và mối quan hệ của nó với nhận thức và tăng trưởng năm 2017; các nghiên cứu trong bài tổng hợp đều cho thấy mối quan hệ tích cực giữa giấc ngủ của bé và trí nhớ, ngôn ngữ, chức năng điều hành; và sự phát triển nhận thức.

>> Mẹ xem thêm: Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

4.2 Nghe nhạc thường xuyên và đều đặn

Muốn con thông minh, mẹ có thể giữ hay không giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh nhưng phải cho bé nghe nhạc thường xuyên. Âm nhạc có ảnh hưởng lớn đến trí thông minh cũng như khả năng ghi nhớ của bé.

Có rất nhiều cách giúp bé kết nối với âm nhạc. Mẹ có thể cùng bé bắt đầu một ngày mới với một bài hát vui nhộn; cho bé nghe nhạc trong bữa ăn hoặc qua những bài hát ru con vào mỗi tối.

4.3 Ăn sáng đều đặn và đầy đủ dinh dưỡng

Cho bé ăn sáng đầy đủ chất dinh dưỡng
Giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh giúp bé thông minh, nhưng phải chú ý dinh dưỡng cho bé mẹ nhé!

Muốn con thông minh, mẹ có thể giữ hoặc không giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh; nhưng phải đảm bảo bữa sáng của con được đầy đủ dinh dưỡng.

Việc bỏ quên bữa sáng có thể khiến cho lượng đường trong máu bé thấp hơn bình thường và khiến cho não bé thiếu hụt chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động não bộ của bé.

  • Bữa ăn sáng đầy đủ dưỡng chất có thể giúp bé thông minh hơn.
  • Ngoài ra, chất lượng bữa ăn sáng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến trí thông minh của bé.
  • Bữa ăn sáng với những món ngon cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể có thể giúp bé tập trung hơn và tăng sức đề kháng cho cơ thể bé.

4.4 Thói quen đọc sách, báo

Mẹ có thể giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh hoặc không; nhưng phải đảm bảo tạo cho bé thói quen đọc sách để trẻ phát triển trí tuệ.

Đọc sách là một trong những cách giúp bé phát triển trí thông minh. Bé càng đọc nhiều sách thì khả năng suy nghĩ của bé càng tăng lên. Vì vậy, cha mẹ nên tập thói quen cho bé đọc sách cả ở nhà lẫn ở trường học.

Mẹ nên khuyến khích bé đọc những loại sách cung cấp nhiều kiến thức hoặc những sách nuôi dưỡng hạt giống tâm hồn… Những loại sách này sẽ phù hợp độ tuổi của bé hơn là những cuốn tiểu thuyết.

4.5 Những trò chơi

Muốn con thông minh, mẹ có thể giữ hay không giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh nhưng phải đảm bảo cho con chơi những trò chơi trí tuệ.

Mẹ nên bỏ qua suy nghĩ rằng tất cả những trò chơi điện tử đều ảnh hưởng xấu đến bé. Có rất nhiều trò chơi điện tử tác động đến sự phát triển trí não của trẻ; kích thích khả năng sáng tạo và kỹ năng tổ chức của trẻ.

Những trò chơi như ô chữ, giải đố hoặc các loại cờ có tác động rất tốt đến trí não của bé. Vì vậy, mẹ nên khuyến khích bé tham gia những trò chơi này nhé!

4.6 Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Muốn con thông minh, mẹ có thể giữ hay không giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh nhưng phải đảm bảo con ăn uống đủ chất; và thường xuyên rèn luyện thân thể.

Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển trí thông minh của bé. Thậm chí trước khi bắt đầu mang thai; mẹ cũng nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Nuôi con bằng sữa mẹ, cho con những bữa ăn dinh dưỡng kết hợp với những bài tập thể dục; để có thể giúp bé phát triển toàn diện.

Ông bà ta bảo có kiêng có lành, vì vậy mẹ đừng ngần ngại áp dụng mẹo giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh. Nhưng mẹ cũng nhớ là 6 điều sau rất cần thiết để nuôi con thông minh, khỏe mạnh đấy.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Umbilical cord care: Do’s and don’ts for parents
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/umbilical-cord/art-20048250
Ngày truy cập: 11/1/2023

2. Cord Blood Banking
https://kidshealth.org/en/parents/cord-blood.html
Ngày truy cập: 11/1/2023

3. What is cord blood banking — and is it better to use a public or private facility? https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/expert-answers/cord-blood-banking/faq-20058321
Ngày truy cập: 11/1/2023

4. Cord Blood: What You Need to Know
https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/cord-blood-what-you-need-know
Ngày truy cập: 11/1/2023

5. Top 12 Tips on How to Make a Baby Smart and Intelligent
https://parenting.firstcry.com/articles/top-10-tips-on-how-to-make-baby-smart-and-intelligent/
Ngày truy cập: 11/1/2023

x