Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cho đến nay, kiểu ăn dặm truyền thống vẫn nhận nhiều ý kiến trái chiều. Song, nếu áp dụng kiểu ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích. Bài viết này nhằm giúp mẹ hiểu lý do tại sao đây không phải cách ăn dặm lỗi thời hay thiếu khoa học như nhiều người vẫn nghĩ.
Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ nên làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức khi trẻ được 6 tháng tuổi. Các chuyên gia không khuyến cáo việc cho trẻ ăn dặm sớm khi 4 tháng tuổi.
Bất kể là kiểu ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng hay phương pháp nào khác, mỗi trẻ sẽ có mốc thời gian khác nhau để bắt đầu. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
– Trẻ có thể tự ngồi hoặc ngồi với sự hỗ trợ.
– Bé đã có thể kiểm soát đầu và cổ.
– Bé há miệng khi có thức ăn đưa đến.
– Bé biết nuốt thức ăn thay vì thè lưỡi đẩy ra.
– Bé hay đưa đồ vật vào miệng.
– Có thể cầm nắm các đồ vật nhỏ khác như đồ chơi hay thức ăn.
Cũng như nhiều kiểu ăn dặm khác, ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng chỉ là bổ sung, sữa mẹ hoặc sữa công thức mới là nguồn dinh dưỡng chính của bé.
Ăn dặm truyền thống là cách nuôi con quen thuộc của mẹ Việt nhưng đang dần bị thay thế bởi nhiều kiểu ăn dặm khác như: ăn dặm kiểu Nhật (ADKN), ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Vậy ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi là như thế nào?
Trước đây, hầu hết các mẹ thường cho con ăn dặm kiểu truyền thống khi trẻ bước vào giai đoạn làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Theo đó, thức ăn dặm của bé gồm bột kết hợp với cá, thịt và rau củ quả xay nhuyễn. Sau giai đoạn này, bé sẽ được làm quen với cháo xay, cháo nguyên hạt và tiếp đến là cơm.
Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là thiếu khoa học? Nhiều mẹ cho rằng nếu bé ăn dặm theo kiểu này thì khả năng nhai sẽ kém vì thức ăn đã được xay nhuyễn. Ngoài ra, mẹ còn phải ép bé ăn. Song quan điểm này là không có cơ sở. Thức ăn chỉ xay nhuyễn thời gian đầu tập ăn cho con. Còn việc ép bé ăn là do tâm lý mẹ muốn con ăn nhiều hơn hoặc mẹ thiếu sáng tạo khi chế biến món ăn, làm bé không hứng thú.
Bàn về những ưu điểm của kiểu ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng, nhiều mẹ chia sẻ:
– Phương pháp này giúp bé tăng cân tốt nhờ bữa ăn đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính: đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
– Dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian.
– Giúp bé rèn thói quen ăn uống tốt hơn.
– Giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.
– Thời gian: như đã nói ở trên, mẹ nên áp dụng kiểu ăn dặm truyền thống khi bé được 6 tháng. Ăn dặm sớm có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ.
– Thực đơn: cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất. Nên hạn chế nêm gia vị vào món ăn của bé. Đồng thời, luôn phải có dầu ăn dặm để đảm bảo bé tăng trưởng tốt.
– Lượng: Ăn từ ít đến nhiều, lượng ăn vừa đủ, không ép bé ăn.
– Độ đậm đặc: Trẻ cần làm quen thức ăn từ loãng đến đặc. Thức ăn của bé cần thay đổi độ thô theo từng giai đoạn.
– Hương vị: từ ngọt đến mặn
– Đa dạng nguồn thực phẩm: Mẹ nên thường xuyên đổi món vừa đế bé làm quen với nhiều loại thực phẩm vừa giúp con không cảm thấy bị ngán khi ăn mãi một loại.
– Không cho trẻ ăn rong hoặc vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại: Ngay từ nhỏ nên tạo cho bé thói quen ăn uống lành mạnh bằng cách đặt con ngồi ngay ngắn vào ghế ăn dặm.
>>> Mẹ có thể xem thêm: Các loại dầu ăn cho trẻ 6 tháng tuổi mẹ nên chọn khi con ăn dặm
(Nếu cho trẻ ăn dặm từ 5 tháng thì ở đây sẽ được hiểu là 4 giai đoạn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng đến 1 tuổi).
Phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng đến 1 tuổi cần thực hiện đúng cách và khoa học theo những giai đoạn cụ thể sau:
Khi bắt đầu ăn dặm, trẻ sẽ làm quen với bột ngọt trước. Sau 2 tuần, con sẽ ăn xen kẽ bột ngọt với bột mặn rồi chuyển hẳn sang bột mặn.
Bột ngọt mẹ mua sẵn về pha hoặc tự chế biến cho con bằng rau củ quả xay nhuyễn. Có thể thêm sữa mẹ khi xay để món ăn dinh dưỡng hơn và có hương vị quen thuộc với bé.
Bột mặn kết hợp thịt, cá và rau củ xay nhuyễn hoặc lọc qua rây, thêm nước (hoặc nước dùng) để thu được hỗn hợp có độ loãng và mềm mịn.
Nếu muốn tập cho con ăn trái cây mà không bị hóc, mẹ có thể dùng túi nhai ăn dặm.
Chỉ cho con ăn bột với một lượng nhỏ vì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.
Giai đoạn này thường bắt đầu khi bé được 7 tháng.
Mẹ nấu cháo cho bé và lược qua rây. Do giai đoạn ăn dặm truyền thống cho bé 7-9 tháng cần tăng dần độ đậm đặc của thức ăn nên mẹ không nên xay nhuyễn. Mặt khác, ăn thức ăn lợn cợn sẽ tập cho bé kỹ năng nhai và nuốt, tiến đến giai đoạn ăn cháo nguyên hạt.
Mặt khác, mẹ nên tập cho con ăn trái cây mềm dạng thô như chuối, đu đủ (chẳng hạn mẹ dùng muỗng nạo phần thịt quả cho con ăn).
Trẻ có thể ăn 2 bữa bột và 1 bữa cháo trong thời gian đầu. Sau đó chuyển hẳn sang ăn 3 bữa cháo (kết hợp bú sữa, ăn thêm trái cây, bánh flan…).
>>> Mẹ có thể xem thêm: Cách nấu cháo xay cho bé 7 tháng tuổi đơn giản tại nhà
Giai đoạn này thường bắt đầu khi bé 10 tháng tuổi.
Cháo nguyên hạt kết hợp các nguyên liệu khác (tôm, thịt, rau củ) xay hoặc bằm nhuyễn.
Bé cần 3 bữa chính trong ngày bên cạnh bú mẹ (hoặc 500ml sữa công thức), thêm trái cây, yoghurt, phô mai…
Ở giai đoạn ăn dặm truyền thống, mẹ nên cho bé làm quen với muỗng, nĩa và cho bé ngồi ăn cùng với gia đình.
>>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹ đã biết những món cháo giúp bé tăng cân khỏe mạnh?
Giai đoạn này thường bắt đầu khi trẻ được 1 tuổi. Đây là lúc mẹ nên tập cho trẻ ăn cơm nát cùng thức ăn băm nhỏ, dễ nhai, nuốt.
Cần đa dạng thực đơn, phong phú cách chế biến để kích thích bé ăn ngon hơn, hạn chế chứng biếng ăn ở trẻ.
>>> Mẹ có thể xem thêm: Các món mặn cho bé ăn cơm ngon miệng
Dưới đây là một số thực phẩm mẹ không nên bổ sung trong giai đoạn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng.
– Mật ong nguyên chất: Trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 6 tháng có nguy cơ ngộ độc với mật ong hoặc các sản phẩm từ mật ong. Hãy chờ cho đến khi trẻ hơn 1 tuổi hãy cho con dùng.
– Sữa bò: Trẻ 6 tháng tuổi không nên uống sữa bò. Khi con đã làm quen với thức ăn rắn, bé có thể cho con ăn một ít sữa chua hoặc phô mai mềm.
– Thực phẩm có nguy cơ gây nghẹt thở: Tuyệt đối tránh các thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây nghẹt thở như các loại quả mọng, các loại củ quả cứng cắt miếng.
– Cá có hàm lượng thủy ngân cao: Bố mẹ tránh cho bé ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ, cá kiếm…
– Nước trái cây: Ngay cả nước ép trái cây 100% tự nhiên cũng có rất nhiều đường. Việc hấp thụ đồ uống có đường ở trẻ nhỏ liên quan đến việc tăng gấp đôi nguy cơ béo phì khi bé 6 tuổi.
– Thực phẩm gây dị ứng: mẹ cần lưu ý các thực phẩm gây dị ứng cho trẻ như trứng, các loại hạt…
Trên đây là các kiến thức mẹ cần biết về phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng. Mẹ có thể kết hợp phương pháp này song song với kiểu ăn dặm của Nhật hay ăn dặm BLW để kích thích bé ăn ngon miệng hơn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. When, What, and How to Introduce Solid Foods
Ngày truy cập: 28/11/2021.
2. Solid foods: How to get your baby started
Ngày truy cập: 28/11/2021.
3. Feeding Your Baby: The First Year
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9693-feeding-your-baby-the-first-year
Ngày truy cập: 28/11/2021.
4. Foods and Drinks for 6 to 24 Month Olds
https://www.cdc.gov/nutrition/InfantandToddlerNutrition/foods-and-drinks/index.html
Ngày truy cập: 28/11/2021.
5. Nutrition Assessment for Infants and Toddlers
https://www.health.harvard.edu/decision_guide/nutrition-assessment-for-infants-and-toddlers
Ngày truy cập: 28/11/2021.