Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Theo truyền thống dân gian Việt Nam, việc tổ chức tiệc cúng đầy tháng cho bé như một buổi tiệc báo hỷ, vừa để cầu bình an cho con và cũng vừa mang đến niềm vui cho cả gia đình.
Trên thực tế, việc tổ chức tiệc cúng đầy tháng cho bé là không bắt buộc, tùy vào quan niệm của mỗi gia đình mà sẽ quyết định có tổ chức hay không. Mời cha mẹ đọc đến cuối bài viết này để tìm hiểu sâu hơn về tiệc cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái nhé.
Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng cho bé
Theo quan niệm dân gian, mỗi đứa trẻ sinh ra có được hình hài đều là nhờ vào các vị Đại Tiên hay còn gọi là Bà Chúa Đầu Thai nặn ra. Mỗi bộ phận của trẻ như: tay, chân, đầu, mắt, mũi, miệng…sẽ do 1 Bà Mụ nhào nặn, và có tất cả 12 Bà Mụ.
Vì thế cúng đầy tháng được xem là buổi lễ để tạ ơn các bề trên đã cho bé hình hài và nuôi dưỡng để bé bước qua ngưỡng 1 tháng đầu đời. Ngoài ra, lễ cúng còn là buổi lễ để bố mẹ và gia đình gửi những lời chúc tốt đẹp dành cho bé, cầu mong con luôn khỏe mạnh, lớn lên bình an, hạnh phúc.
Ý nghĩa lễ cúng đầy tháng bé trai, bé gái
Tưởng nhớ các các vị Thần Phật, các vị chúa, gia tiên vì luôn phù hộ cho trẻ được tái sinh thành thành viên của gia đình.
Tạ ơn 12 bà Mụ vì đã thay phiên nhau không chỉ nặn ra đứa trẻ mà còn phù trợ cho “mẹ tròn con vuông”.
Lưu truyền và giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp này của Việt Nam.
Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái
Thông thường, cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái được áp dụng theo công thức dân gian truyền miệng là “gái sụt hai, trai sụt một”.
Có nghĩa là, ngày tổ chức tiệc cúng đầy tháng cho bé gái sẽ diễn ra trước 2 ngày bé gái tròn 1 tháng tuổi, tương tự với bé trai sẽ là diễn ra trước 1 ngày.
Ví dụ, bé sinh ngày 18/3 (âm lịch) thì sẽ tính ngày tổ chức lễ đầy tháng như sau:
Nếu là bé trai thì tổ chức vào ngày 17/4 âm lịch.
Nếu là bé gái thì tổ chức vào ngày 16/4 âm lịch.
Tuy nhiên, việc sử dụng lịch âm hay lịch dương sẽ còn tùy vào thói quen, quan niệm và thời gian sinh hoạt của mỗi gia đình. Thành ra, việc dùng lịch dương để tính ngày cúng đầy tháng cho bé là hoàn toàn bình thường, và vẫn áp dụng công thức “gái sụt hai, trai sụt một”.
Chuẩn bị lễ vật cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái chi tiết
Lễ vật cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái sẽ gồm 2 mâm chính: một mâm cúng Đức Ông, một mâm cúng 12 Bà Mụ.
Một vài lưu ý để mâm cúng trông đẹp mắt và chỉn chu:
Gà luộc được xếp ngẩng lên, xôi cúng có thể in bằng khuôn hình hoa hoặc hình chữ phúc cho đẹp mắt.
Đĩa trái cây ngũ quả, lễ vật sẽ được đặt ở phía tây, còn bình hoa thì ở phía đông theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”.
Trên đầu mâm cúng ta đặt bát nhang, bình hoa, hoa quả và gà luộc; phía sau là 2 hàng xôi và chè được đặt đối xứng nhau.
Chuẩn bị lễ vật trước khi đọc bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái.
Cách chọn giờ cúng đầy tháng cho bé
Không có nguyên tắc cố định để bố mẹ xem giờ làm lễ cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái. Cha mẹ có thể tự lựa chọn tùy theo giờ giấc sinh hoạt và sắp xếp của gia đình.
Thông thường, lúc sáng sớm hoặc chiều tối được tin là hai khung giờ tốt để cầu bình an cho bé trong buổi lễ cúng đầy tháng. Bên cạnh đó, nếu muốn cúng trong buổi sáng, bố mẹ có thể bày mâm trước và chờ đến đúng giờ sẽ bắt đầu cúng.
Sau khi cúng xong, cha mẹ cũng khấn vái và cả gia đình cùng ngồi lại ăn bữa cơm, như một cách để xin lộc và mang đến niềm vui cho con.
Hướng dẫn cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái chi tiết
Nghi thức cúng
Nghi thức cúng đầy tháng là hoạt động quan trọng nhất trong toàn bộ lễ đầy tháng của bé. Sau khi bày trí mâm cúng, bố mẹ sẽ thắp 3 nén hương, bế bé ra trước bàn cúng và thực hiện đọc bài khấn cúng.
Bài khấn cúng Bà Mụ sẽ khác nhau tùy theo từng địa phương, nhưng thường bắt đầu bằng việc kính cẩn xưng danh các Bà Mụ, thần phật, ngày tháng cúng, tên 2 vợ chồng và tên con trai (con gái), nơi ở của gia đình; lý do cúng, bày tỏ lòng biết ơn công lao của các Bà Mụ và cuối cùng là lời cầu mong các bà phù hộ độ trì.
Nghi thức đặt tên
Sau khi thắp nhang, khấn cúng lễ đầy tháng xong, buổi lễ sẽ đến nghi thức đặt tên cho con. Người cúng sẽ khấn với tổ tiên tên họ đầy đủ của bé trai (bé gái) mà gia đình đã chọn sẵn, sau đó gieo 2 đồng tiền lên đĩa. Từ đây sẽ xảy ra 2 trường hợp:
Nếu có 1 đồng tiền úp, 1 đồng tiền ngửa nghĩa là cái tên ba mẹ xin đặt cho con đã được tổ tiên chấp nhận.
Nếu 2 đồng tiền đều úp hoặc đều ngửa có nghĩa là tên của con không được tổ tiên chấp nhận, lúc này người cúng cần gieo lại quẻ.
Nếu sau ba lần gieo quẻ mà vẫn thất bại thì bố mẹ có thể phải chọn tên khác cho bé.
Kết thúc lễ,, mọi người trong gia đình, họ hàng sẽ cùng nhau ăn uống và gửi những lời chúc tốt đẹp, may mắn đồng thời lì xì cho bé.
Bạn có thể quan tâm:
Nghi thức khai hoa
Ngoài ra, một số nơi còn có nghi thức khai hoa hay còn gọi là “bắt miếng”. Em bé sẽ được đặt ngay giữa bàn hoặc nằm trong nôi bên cạnh mâm cúng.
Sau đó, người cúng rót trà và thắp hương để xin phép bắt miếng bằng cách bồng đứa trẻ trên một tay, tay kia cầm một nhánh hoa quơ qua, quơ lại trên miệng bé, đồng thời nói những lời tốt đẹp:
Mở miệng ra cho có bông, có hoa.
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ.
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền.
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến.
Bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai
Để nghi thức khấn vái trong lễ cúng được suôn sẻ, bố mẹ nên thực hiện với một tâm thế trang nghiêm và đọc theo bài khấn sau:
Bài văn khấn cúng đầy tháng bé trai và bé gái
Cách vái bài cúng, văn khấn cúng đầy tháng cho bé gái
Sau khi đã sắp xếp lễ vật đầy đủ và đúng chỗ cùng với việc đã có bài cúng đầy tháng cho bé gái. Cha mẹ hãy tiến hành cách vái cúng đầy tháng cho bé theo các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên cha hoặc ông của bé sẽ thắp nến và khấn vái cúng bà Mụ.
Bước 2: Đọc nội dung văn khấn bài cúng đầy tháng cho bé gái bên trên.
Bước 3: Sau khi đọc xong bài cúng đầy tháng thì cầu nguyện, chúc phúc cho bé gái được khỏe mạnh, bình an, mau ăn chóng lớn.
Bước 4: Tiếp đến mẹ bế bé ra thắp hương và khấn vái những điều may mắn cho trẻ.
Bước 5: Khi đã xong cha, ông sẽ thực hiện nghi thức đặt tên cho bé.
Một số lưu ý khi cúng đầy tháng cho bé
Khi chuẩn bị tổ chức lễ cúng đầy tháng cho cả bé trai và bé gái, bố mẹ nên lưu ý một số điều sau để tránh phạm húy, đồng thời mang lại sự thuận tiện cho gia đình:
Gia đình cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật để thể hiện lòng biết ơn, mong ước của gia đình đến các thần linh và cầu nguyện cho bé được bình an, khỏe mạnh, hạnh phúc.
Bố mẹ cần lựa chọn trang phục lịch sự, phù hợp với ngày lễ trang trọng.
Lễ cúng đầy tháng bé là một nghi thức tâm linh, nên gia đình cần thể hiện thái độ, hành vi kính trọng để đảm bảo sự thành công của nghi thức.
Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện lễ cúng, gia đình cần chú ý đến sức khỏe của bé, đảm bảo bé được ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi đủ giấc và không bị căng thẳng, mệt mỏi.
Bố mẹ nên gửi thiệp mời để thông báo trước với người thân, họ hàng về thời gian tổ chức lễ đầy tháng cho con. Điều này sẽ giúp mọi người có thể sắp xếp công việc và đến dự cùng bé.
Câu hỏi thường gặp
Chuẩn bị xôi chè cúng đầy tháng như thế nào?
Đa phần xôi chè cúng đầy tháng của bé trai và bé gái sẽ giống nhau. Tuy nhiên, đối với tiệc cúng đầy tháng cho bé trai, thông thường người ta sẽ cúng chè đậu trắng. Ngoài ra cũng có nhiều nơi chọn chè đậu đỏ và đậu phộng.
Điều này là bởi chè đậu mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp dành cho các bé trai, cụ thể là:
Đậu tượng trưng cho sự may mắn, thông minh.
Màu trắng, màu đỏ của đậu tượng trưng cho sự thuần khiết, thể hiện sự chính trực của bé.
Từ “đậu” còn có nghĩa là đậu thi cử, đậu công ăn việc làm. Qua đó phản ánh ước muốn con được thành công và thành đạt cả trong học tập và sự nghiệp.
Trong khi đó, mâm cúng của bé gái sẽ thay chè đậu trắng bằng xôi gấc và chè trôi nước. Bởi những món này cũng mang lại nhiều ý nghĩa cho các bé gái:
Màu trắng thể hiện cho sự trong trắng, xinh đẹp và dịu dàng.
Viên chè trôi nước tượng trưng cho sự trôi chảy, suôn sẻ trong tình cảm, sau này bé sẽ tìm được mối lương duyên tốt đẹp, cuộc sống suôn sẻ và hạnh phúc.
Không cúng đầy tháng cho bé có sao không?
Câu trả lời là không sao. Việc có nên tổ chức cúng hay không sẽ phụ thuộc vào quan niệm của mỗi gia đình. Tuy nhiên, nếu gia đình có thời gian thì nên tổ chức để có một ngày vui ngồi lại với nhau và chúc mừng cho bé.
Tại sao cúng đầy tháng phải lùi ngày?
Theo quan niệm dân gian, con trai phải luôn là người đi trước, phải xông xáo và mạnh dạn thì mới dễ thành công. Cũng như thành ngữ “trai tiến gái lùi”, đầy tháng bé trai do đó sẽ chỉ lùi 1 ngày. Bên cạnh đó, bé gái lùi 2 ngày có hàm ý là con gái sẽ phải học cách khiêm nhường, từ tốn để gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp thông tin tổng quan về cách làm lễ cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái. Trên đây là toàn bộ thông tin về cách cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái. MarryBaby hy vọng gia đình sẽ có một buổi tiệc thật ấm áp và hạnh phúc bên nhau.
Chuyên mục ‘Năm đầu đời của bé‘ đăng tải những nội dung xoay quanh các chủ đề về chăm sóc, nuôi dạy, cột mốc phát triển của trẻ và nhiều nội dung khác dành cho bé từ 0 – 12 tháng tuổi. Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn Y khoa MarryBaby nhằm đảm bảo thông tin chuẩn xác trước khi đến với độc giả.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo
1. Baby Full Month
https://www.spgg.org.sg/baby-full-month
Ngày truy cập: 20.02.2025
2. 4 Stages Of Baby Full Moon Celebration In Chinese Tradition
3. Chinese baby customs & full-moon party
https://www.waiyeehong.com/oriental-culture/chinese-baby-customs-a-full-moon-party/
Ngày truy cập: 20.02.2025
4. Kids’ Behavior and the Full Moon
https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/700childrens/2016/10/kids-behavior-and-the-full-moon
Ngày truy cập: 20.02.2025
5. Traditional Chinese celebration – Baby’s full moon